Vai trò và loại hình Cạnh tranh của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Vai trò và loại hình Cạnh tranh của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Nội Dung Chính
Khái niệm cạnh tranh của Doanh nghiệp
Thuật ngữ “cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng La tinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đặt được những ưu thế, lợi thế mục tiêu xác định. Trong hình thái cạnh tranh thị trường, quan hệ ganh đua xảy ra giữa hai chủ thể cung (nhóm người bán) cũng như chủ thể cầu (nhóm người mua), cả hai nhóm này tiến tới cạnh tranh với nhau vì được liên kết với nhau bằng giá cả thị trường.
Xem thêm Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh
Động cơ của bất kỳ một cuộc cạnh tranh nào cũng là nhằm đạt được ưu thế, lợi ích hơn về lợi nhuận, về thị trường mục tiêu Marketing, về nguồn cung ứng, về kỹ thuật, về khách hàng tiềm năng…Chính vì động cơ này các chủ thể kinh doanh căn cứ vào vị trí, thế lực của mình để lựa chọn phương cách, công cụ cạnh tranh thích hợp.
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp là cường dộ các yếu tố sản xuất trong tương quan so sánh của doanh nghiệp. Sức cạnh tranh không đồng nhất với quy mô của doanh nghiệp và nó không được đo lường bởi các yếu tố cạnh tranh kinh điển mà phải đặt nó trong mối quan hệ với thị trường cạnh tranh, môi trường cạnh tranh, vì vậy ta có thể có khái niệm tổng quát:
“Sức cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố để xác lập vị thế so sánh tương đối hiọc tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững, ổn định của doanh nghiệp trong mối quan hệ so sánh với tập các đối thủ cạnh tranh trong cùng một môi trường và thị trường cạnh tranh xác định trong một khoảng thời gian hoặc một thời điểm định gía xác định”
Vai trò của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp
- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệpphải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh,phải triệt để không ngừng sáng tạo, tìm tòi.
- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nắm bắt thông tin kịp thời.
- Cạnh tranh quy định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường thông qua những lợi thế mà doanh nghiệp đạt được nhiều hơn đối thủ cạnh tranh. Đồng thời cạnh tranh cũng là yếu tố làm tăng hoặc giảm uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Đối với người tiêu dùng
– Cạnh tranh mang đến cho người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn chủng loại hàng hoá, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, của người tiêu dùng. Khôngnhững thế, cạnh tranh đem lại cho người tiêu dùng sự thoả mãn hơn nữa về nhu cầu.
Đối với nền kinh tế quốc dân
- Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
- Cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao vào sản xuất, hiện đại hoá nền kinh tế xã hội.
- Cạnh tranh góp phần xoá bỏ những độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ những bất bình đẳng trong kinh doanh.
Tuy nhiên không phải tất cả các mặt của cạnh tranh đều mang tính tích cực mà bản thân nó cũng phải thừa nhận các mặt tiêu cực như:
- Bị cuốn hút vào các mục tiêu cạnh tranh mà các doanh nghiệp đã không chú ý đến các vấn đề xung quanh như: xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường và hàng loạt các vấn đề xã hội khác.
- Cạnh tranh có thể có xu hướng dẫn tới độc quyền.
- Cường độ cạnh tranh mạnh sẽ làm ngành yếu đi.
Các loại hình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Chúng ta có thể phân biệt thành bốn mức độ cạnh tranh căn cứ vào mức độ thay thế của sản phẩm:
Cạnh tranh nhãn hiệu
Doanh nghiệp có thể xem những doanh nghiệp khác có bán sản phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng một số khách hàng với giá bán tương tự là các đối thủ cạnh tranh của mình.
Cạnh tranh ngành
Doanh nghiệp có thể xem một cách rộng hơn tất cả những doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hay một lớp sản phẩm đều là đối thủ cạnh tranh của mình.
Cạnh tranh công dụng
Doanh nghiệp có thể xem một cách rộng hơn nữa là tất cả những doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm thực hiện cùng một dịch vụ là đối tượng cạnh tranh của mình.
Để cụ thể hơn, ta có thể phân biệt thành năm kiểu cơ cấu ngành căn cứ vào số lượng người bán và sản phẩm đồng nhất hay rất khác biệt như sau:
+ Độc quyền hoàn toàn: Độc quyền hoành toàn tồn tại khi chỉ có một doanh nghiệp duy nhất cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ nhất định trong một nước hay một khu vực nhất định.
+ Nhóm độc quyền hoàn toàn: Gồm một vài doanh nghiệp sản xuất phần lớn một loại sản phẩm (ví dụ: dầu mỏ, thép…).
+ Nhóm độc quyền có khác biệt: Gồm một vài doanh nghiẹp sản xuất ra những sản phẩm có khác nhau một phần (ví dụ: ô tô, xe máy…).
+ Cạnh tranh độc quyền: Gồm nhiều đối thủ cạnh tranh có khả năng tạo ra những điểm khác biệt cho toàn bộ hay một phần sản phẩm của mình (ví dụ: nhà hàng, khách sạn…).
+ Cạnh tranh hoàn hảo: Gồm nhiều đối thủ cạnh tranh cùng cung ứng một loại sản phẩm và dịch vụ (ví dụ: thị trường chứng khoán, thị trường hàng hoá…).
Mối quan hệ giữa cạnh tranh và hợp tác
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không thể duy trì một biện pháp cạnh tranh cứng nhắc. Những mối quan hệ tốt chính là những tài sản quý giá của doanh nghiệp. Do sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải có sự điều chỉnh thích hợp với những biến động đó để có thể hạn chế tối thiểu những điểm yếu, phát huy tối đa những mặt mạnh của mình để chủ động trong kinh doanh, khai thác tốt những cơ hội trên thị trường.
Sự mềm dẻo, linh hoạt trong việc đề ra các chính sách kinh doanh là một tố chất không thể thiếu được đối với những nhà quản lý giỏi. Có thể ở một thời điểm nào đó, các doanh nghiệp cạnh tranh với một cường độ rất gay gắt, đôi khi là một mất, một còn nhưng ở một thời điểm khác, do những biến động nào đó của môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp lại liên kết, hợp tác với nhau nhằm khai thác một cơ hội kinh doanh nào đó hoặc để chống đỡ những nguy cơ nào đó từ phía môi trường.
(Theo voer)