Vai trò ngành cơ khí trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 | LINKQ

Vai trò ngành cơ khí trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

 

Từ lâu ngành cơ khí được ví như ngành công nghiệp “xương sống” của nền sản xuất, cung cấp các thiết bị, công cụ,… cho tất cả các ngành kinh tế, cũng như đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Vậy trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò ngành cơ khí như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!

 

Ngành cơ khí là gì?

 

Cơ khí hay còn gọi là ngành kỹ thuật cơ khí tạo ra các loại thiết bị và máy móc, vật dụng mang lại hữu ích cho con người. Đây còn là ngành phân tích các hệ vật lý tĩnh và động nhằm mục đích phục vụ cho công việc thiết kế trong các lĩnh vực như máy bay, ô tô và các phương tiện khác, trong các hệ thống gia nhiệt, làm lạnh và trong các thiết bị đồ gia đình, máy móc, vũ khí,…

 

Vai trò ngành cơ khí thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

 

  • Ngành cơ khí được ví như “quả tim” của ngành công nghiệp nặng, giúp đảm bảo sản xuất các công cụ, phương tiện và máy móc nhằm chuyển đổi lao động thủ công thành lao động máy móc để nâng cao năng suất lao động.

  • Tạo điều kiện cho lao động và sinh hoạt của con người nhẹ nhàng và thú vị hơn.

  • Là ngành công nghiệp chủ chốt không chỉ về giá trị tổng sản phẩm mà cả số lượng nhân lực tham gia sản xuất trong toàn bộ ngành công nghiệp.

  • Giúp con người mở rộng tầm nhìn, chinh phục được thử thách và thiên nhiên. 

 

Ngành cơ khí đóng vai trò như “xương sống” đối với cho tất cả các ngành kinh tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước

 

Tóm lại, ngành cơ khí có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các thiết bị, máy móc và công cụ cho những ngành khác trong kinh tế. Đây có thể coi là ngành nghề quốc dân tạo điều kiện để các ngành khác phát triển tốt hơn.

 

Cơ hội và thách thức của ngành cơ khí trong cách mạng công nghiệp 4.0

 

Mặc dù vai trò ngành cơ khí có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và sản xuất, nhưng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức như:

 

– Cơ hội của ngành cơ khí

 

+ Cho phép doanh nghiệp tiếp cận thông tin, tri thức, các công nghệ tiên tiến,…

 

+ Những đột phá về công nghệ mới giúp giảm chi phí chế tạo và sản xuất.

 

+ Giúp người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, tăng năng suất, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường… qua đó, làm thay đổi phương thức quản lý, quản trị trong sản xuất cơ khí.

 

– Thách thức ngành cơ khí

 

+ Lao động có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm; vì quy trình sản sẽ được tối ưu hóa với máy móc, giúp hạn chế nhân công hơn.

 

+ Doanh nghiệp chủ yếu vừa và nhỏ chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới.

 

+ Chưa tối ưu được quy trình quản lý tổng thể doanh nghiệp và sản xuất, dẫn đến chậm tiến độ đơn hàng, giảm thiểu khả năng cạnh tranh trên thị trường.

 

+ Về thị trường: ngành cơ khí đang phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nhập khẩu, khiến việc mở rộng thị trường gặp khó khăn. Nguyên nhân do thiếu thông tin thị trường và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa cao.

 

+ Trình độ khoa học công nghệ: ngành cơ khí Việt Nam hiện nay có rất ít sáng chế, phát minh đăng ký, và trình độ công nghệ toàn ngành chậm đổi mới. Bên cạnh đó, các sản phẩm cơ khí thiếu đầu ra nên các doanh nghiệp không có cơ hội đổi mới công nghệ.

 

+ Nguyên phụ liệu: hầu hết các nguyên liệu sắt thép, hợp kim màu… nước ta chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu từ nước ngoài. 

 

+ Nguồn nhân lực:  nhân lực ngành cơ khí đang đối mặt với thực trạng thiếu và yếu cả về chất lượng và số lượng. Lao động có trình độ chuyên môn và chứng chỉ hành nghề giảm, đội ngũ tư vấn thiết kế chưa đạt trình độ, đáp ứng yêu cầu của các công trình, dự án.

 

+ Hiệp hội ngành nghề chưa phát huy hiệu quả: các hiệp hội hành nghề liên quan đến cơ khí vẫn chưa thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp trong ngành, cũng như liên kết chặt chẽ các doanh nghiệp thành viên với nhau.

 

Vậy giải pháp nào cho ngành cơ khí trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

 

Trước sự phát triển của nền công nghiệp 4.0 và vai trò ngành cơ khí, để hạn chế tối đa những khó khăn và thách, các doanh nghiệp cần đổi mới phương pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp cũng như sản xuất.

 

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng hệ thống ERP vào quá trình quản lý, để tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm thiểu sai sót. Theo đó, LinkQ đã nghiên cứu và lập trình phần mềm ERP theo đặc thù của ngành cơ khí bao gồm các tính năng như:

 

  • Quản trị thiết kế sản phẩm và xác định giá thành kế hoạch.

  • Kết nối dữ liệu giữa các phòng ban lập kế hoạch sản xuất.

  • Theo dõi tiến độ và kiểm soát chất lượng sản xuất.

  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

  • Quản trị bán hàng.

  • Quản trị kho.

  • Quản trị Kế hoạch nguyên vật liệu – Mua hàng.

  • Trích xuất báo cáo giúp chủ doanh nghiệp quản lý toàn diện mọi hoạt động doanh nghiệp.

 

ERP là phần mềm quản trị doanh nghiệp được ứng dụng phổ biến trong nhiều doanh nghiệp cơ khí lớn và nhỏ

 

Trước tầm quan trọng của ngành cơ khí trong nền công nghiệp 4.0, nếu doanh nghiệp cơ khí ứng dụng phần mềm ERP, sẽ nắm bắt thông tin kịp thời đưa ra các quyết định điều hành kinh doanh hiệu quả nhất. Để biết thêm thông tin về ERP, mời bạn đăng ký theo thông tin dưới đây.