Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

Trong thời kỳ 4.0 ngày càng phát triển, xã hội ngày càng xuất hiện những sự thay đổi lớn về kinh tế, xã hội, chính trị, khoa học và giáo dục. Trong những năm gần đây, giáo dục đào tạo ngày càng đẩy mạnh các mô hình giáo dục theo hướng công nghệ thông tin. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy càng trở nên cần thiết và quan trọng.

1. Ưu điểm và khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

1.1. Những tác động và vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động giảng dạy nói riêng và giáo dục nói riêng có vai trò rất lớn.

1.1.1. Thay đổi mô hình giáo dục

Trước đây, giáo dục của Việt Nam theo hình thức độc thoại giữa giáo viên, học sinh là chủ yếu. Tuy vậy, với sự phát triển công nghệ và xã hội ngày càng tiên tiến, mô hình giảng dạy truyền thống không tạo ra hiệu quả so với các hình thức giảng dạy và học tập tích cực.

Thay đổi mô hình giáo dục Thay đổi mô hình giáo dục

Do đó, trong xu thế phát triển của thời đại, việc áp dụng giáo dục 4.0 hay giáo dục thông minh là điều cần thiết và cần sự liên kết chặt chẽ của nhà quản lý, nhà trường và doanh nghiệp. Nhờ mô hình này, hoạt động học tập và giảng dạy diễn ra mọi lúc và mọi nơi, giúp học sinh tạo ra được phương thức học tập mới và chủ động quyết định nội dung học tập.

1.1.2. Thay đổi hình thức dạy học

Ngoài việc thay đổi mô hình giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin giúp các hình thức dạy học xuất hiện sự thay đổi mới. Khác với trước kia, giáo viên chỉ chú trọng tới việc giúp học sinh ghi nhớ kiến thức và vận dụng các kỹ năng thì hiện tại đã đẩy mạnh sự sáng tạo của học sinh.

Các bạn học viên cần phải nỗ lực tìm kiếm các phương thức để học tập và giải quyết các bài tập qua việc học hỏi, tìm hiểu với internet cùng với máy tính. Do vậy, việc này đã chuyển đổi trung tâm từ giáo viên sang học sinh.

1.1.3. Thay đổi chất lượng dạy học

Giáo viên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin. Nhờ vậy, giáo viên có thể tương tác với học sinh ở khắp mọi nơi qua internet và yếu tố khoảng cách và yếu tố khách quan không còn xuất hiện nữa.

Thay đổi chất lượng dạy học Thay đổi chất lượng dạy học

Thay vì sự cồng kềnh trong quá trình mang theo giáo án và khó khăn trong thêm thắt các kiến thức, các bài giảng biên soạn trên các thiết bị trở nên dễ dàng, đa dạng với nhiều hình ảnh và ví dụ minh họa.

Bên cạnh đó, các giáo viên cũng có thể chia sẻ với những giáo viên khác qua khắp các mọi miền tổ quốc, cải thiện giáo án qua những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp khác. Các thầy cô giáo cũng biết được cách sử dụng các thiết bị, phần mềm giảng dạy trong tin học, học thêm các kỹ năng trong thiết kế bài giảng về sử dụng âm thanh, hình ảnh.

1.1.4. Thay đổi phương thức quản lý 

Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc quản lý giáo dục, như các trường học sử dụng các công cụ trực tuyến, các công cụ quản lý học sinh, giáo viên, quản lý thi, sổ điểm điện tử, xếp thời khóa biểu và sổ liên lạc điện tử….

Việc sử dụng công nghệ thông tin cũng giúp quá trình quản lý giáo dục trở nên hiệu quả, tạo nên chất lượng trong quá trình trao đổi các thông tin giữa giáo viên, học sinh và lãnh đạo nhà trường, giữa đơn vị quản lý và các trường học, giúp tạo nên phương thức mới trong công tác quản lý trường học.

Thay đổi phương thức quản lý Thay đổi phương thức quản lý

1.2. Một số khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, các trường học theo chỉ đạo từ Bộ Giáo dục đã xây dựng kế hoạch học trực tuyến, vận động thầy cô và học sinh cài phần mềm, chủ động việc học và dạy. Tuy nhiên, quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn gặp một số khó khăn và tồn tại.

Khó khăn đầu tiên phải kể đến khi hạ tầng mạng và các trang thiết bị như camera, máy tính, máy in… dịch vụ internet, đường truyền giữa học sinh, giáo viên và nhà trường chưa thực sự ổn định, đặc biệt các vùng sâu vùng xa, đặc biệt những chỗ còn thiếu trang thiết bị. Các giáo viên khó tiếp cận với việc ứng dụng các công nghệ thông tin là khó khăn thứ hai.

Thứ ba phải kể đến việc không có người có đủ chuyên môn hướng dẫn về công nghệ thông tin để hướng dẫn và phổ biến trong quá trình giảng dạy.

2. Những ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hiện nay

2.1. Ứng dụng soạn thảo giáo án

Để tạo nên các bài giảng thuyết trình, các thầy cô có thể sử dụng PowerPoint tạo ra nhiều hiệu ứng slide hấp dẫn, tạo nên nhiều nội dung ấn tượng, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu bài học một cách hiệu quả.

Ứng dụng soạn thảo giáo án Ứng dụng soạn thảo giáo án

Bên cạnh đó, giáo viên có thể lựa chọn phần mềm cho việc ứng dụng công nghệ thông tin cho soạn thảo giáo án tùy theo môn học, ví dụ:

– Phần mềm soạn giáo án môn Toán: Sketpad, Mathcad, Latex, AUTOGRAPH, GeoGebra, MATHEMATICA v3.0, Cabri, MatLAB …

– Phần mềm soạn thảo giáo án Lý, Sinh, Hóa: CHEM LAB 2.0, bộ Crocodile, Novoasoft Science Word 6.0…

– Soạn bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning nhờ Lecture Maker, Adobe Presenter…

2.2. Ứng dụng trong việc tra cứu dữ liệu bài giảng

Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, giáo viên cần bổ sung kho dữ liệu và kiến thức của mình thường xuyên. Do đó, giáo viên cần hiểu biết kiến thức về internet để khai thác các kho tàng kiến thức bổ ích.

Giáo viên có thể sử dụng một số công cụ phổ biến hiện nay là Google, Vinaseek, Search netnam, Socbay… và sử dụng song song với từ điển chuyên ngành theo từng môn học.

2.3. Ứng dụng trong giảng dạy

Các phương tiện công nghệ thông tin trong giảng dạy có thể nhắc tới như smart board (bảng thông minh), Máy chiếu projector, các phần mềm dạy học, mạng nội bộ, các trang web,…

Để có thể sử dụng các thiết bị và phần mềm giảng dạy, giáo viên cần sự hỗ trợ từ chuyên viên công nghệ và nhà trường. Đồng thời, giáo viên nên hỏi ý kiến của học sinh để đảm bảo bài giảng phù hợp và có tính hiệu quả cao, từ đó kết quả giảng dạy sẽ tốt và hiệu quả hơn.

Ứng dụng trong giảng dạy Ứng dụng trong giảng dạy

2.4. Ứng dụng công nghệ trong đánh giá công tác dạy và học

Quá trình đánh giá kết quả học sinh cũng là điều quan trọng trong công tác giảng dạy, đảm bảo kiến thức học sinh đạt được tiêu chuẩn và hoàn thành chỉ tiêu ngành giáo dục đưa ra.

Giáo viên có thể sử dụng các thiết bị, phần mềm quản lý để đánh giá năng lực sinh viên, học sinh. Sau khi giáo viên đã xếp hạng và đánh giá, nhà trường sử dụng công nghệ tin học để thông báo đến học sinh kết quả học tập, qua đó đưa ra phương pháp và kinh nghiệm học tập tốt hơn.

Nhà trường cũng dễ dàng quản lý giáo viên qua các phần mềm quản lý trường học miễn phí (ví dụ như phần mềm quản lý trường học 365) để dễ dàng đánh giá năng lực cán bộ nhân viên trong nhà trường, mang tính bảo mật và thuận tiện.

2.5. Ứng dụng trong thay đổi cách học của học sinh

Ứng dụng công nghệ thông tin giúp thay đổi mô hình giáo dục truyền thống, từ đó cách học của các em dần đổi mới theo. So với việc tiếp thu các kiến thức tự động, các em đều được tự do sáng tạo trong quá trình học tập.

Ứng dụng trong thay đổi cách học của học sinh Ứng dụng trong thay đổi cách học của học sinh

Thông qua internet, học sinh, sinh viên dễ dàng tìm kiếm các thông tin trong mọi lĩnh vực, gồm các bài giảng và tin tức bổ ích. Nhờ đó, các em sẽ hoàn toàn chủ động học tập, nâng cao tính hiệu quả trong học tập và tăng cường được tính tự học qua sự hướng dẫn của giáo viên, từ đó nâng cao khả năng thực hành trong tương lai.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được vai trò, ưu điểm của ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Công nghệ thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực giảng dạy, giúp giảng viên có thể cung cấp thêm các bài giảng phong phú, nâng cao chất lượng giáo dục và phù hợp với thời đại phát triển của công nghệ số. Đồng thời, học sinh sẽ chủ động và tự giác hơn trong học tập, phát huy được tính sáng tạo của bản thân.

Phần mềm trộn đề thi trắc nghiệm

Thay vì việc tráo và trộn đề trắc nghiệm thủ công, sao bạn không thử sử dụng phần mềm trộn đề thi trắc nghiệm nhỉ? Dưới đây là những phần mềm trộn đề thi trắc nghiệm giúp bạn tiết kiệm thời gian hiệu quả!

Phần mềm trộn đề thi trắc nghiệm

Chia sẻ: