Vai trò của truyền thông trong xây dựng hình ảnh thương hiệu
Nội Dung Chính
Vai trò của truyền thông trong xây dựng hình ảnh thương hiệu
By
Võ Tuấn Hải
–
Lượt xem : 10518
Ngày đăng:
/ Ngày cập nhật:
Những kênh truyền thông do chính người tiêu dùng kiểm soát như truyền miệng lại đóng vai trò chủ yếu trong việc định hình liên tưởng thương hiệu. Nhưng nói vậy không phải tất cả các kênh truyền thông đã không còn tác dụng. Truyền thông thương hiệu vẫn có thể có ảnh hưởng lớn đối với thái độ của khách hàng – tạo dựng hoặc tăng cường liên tưởng thương hiệu cũng như xây dựng giá trị thương hiệu.
Dịch vụ tham khảo:
1. Tư vấn chiến lược marketing hiệu quả
2. Chuyên gia marketing-Võ Tuấn Hải
3. Phòng marketing thuê ngoài tốt nhất
4. Dịch vụ đào tạo marketing inhouse
5. Dịch vụ marketing online trọn gói tốt nhất
6. Dịch vụ Business Coaching
7. Tư vấn kế hoạch marketing
8. Marketing trọn gói tốt nhất
Xây dựng tài sản thương hiệu là đầu tư dài hạn
Truyền thông hiệu quả giúp xây dựng một thương hiệu mạnh thông qua việc thể hiện hình ảnh thương hiệu một cách rõ ràng, nhất quán và độc đáo. Đầu tư cho một hệ thống truyền thông hiệu quả sẽ nâng cao doanh số trong dài hạn. Nói như vậy không có nghĩa là quảng cáo không hiệu quả trong ngắn hạn. Quảng cáo có thể mang lại kết quả tức thời (khuyến mại, phản hồi trực tiếp), nhưng trong nhiều trường hợp, thương hiệu không có gì mới mẻ để thu hút sự chú ý.
Khi người ta nói rằng quảng cáo không ảnh hưởng tơí họ, ý nghĩa thật sự của câu nói ấy là “Quảng cáo mà tôi xem không thật sự khiến tôi muốn mua hàng”. Điều này không có gì ngạc nhiên, và thực tế là hoàn toàn hợp lý. Con người không đưa ra quyết định về thương hiệu khi họ xem quảng cáo. Nhưng ý tưởng của quảng cáo có thể đọng lại trong tâm trí người xem và người ta sẽ đánh giá chúng khi có ý định mua hàng.
Người tiêu dùng chấp nhận một vài (không phải tất cả) nội dung trong quảng cáo
Người tiêu dùng ít khi dựa vào quảng cáo để thay đổi quan điểm về thương hiệu. Nhưng điều này không có nghĩa là người tiêu dùng từ chối tiếp nhận tất cả các quảng cáo. Nếu quảng cáo nói rằng “tất cả các nguyên liệu của chúng tôi đều sạch”, người tiêu dùng có thể sẵn sàng tiếp nhận.
Tuy nhiên, người tiêu dùng thường không tiếp nhận những lời quảng cáo của thương hiệu trừ khi họ tự đánh giá nó. Ví dụ như một thương hiệu kem đánh răng quảng cáo có thể làm trắng răng trong vòng 14 ngày. Mặc dù lời quảng cáo này có thể gây ấn tượng với người tiêu dùng, họ vẫn sẽ không đưa ra đánh giá gì cho đến khi họ có cơ hội kiểm chứng trực tiếp. Điều quan trọng là thông điệp quảng cáo đã được khách hàng ghi nhớ và họ sẽ tiếp nhận hoặc bỏ qua chúng khi được trải nghiệm thật sự.
Một góc nhìn khác về quảng cáo là quảng cáo có vai trò lớn trong việc định dạng trải nghiệm thương hiệu. Bằng cách nhấn mạnh những điểm tích cực, khác biệt, thương hiệu có thể khuyến khích người tiêu dùng chú ý đến những khía cạnh đó khi thử nghiệm thương hiệu. Ví dụ, một ngân hàng có thể quảng cáo rằng họ cung cấp những dịch vụ vượt trội. Khi khách hàng (hoặc khách hàng tiềm năng) đến ngân hàng này, họ đã có nhận thức về lời quảng cáo đó. Nếu quảng cáo hoàn toàn đúng với thực tế, nó sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho thương hiệu. Hiệu ứng kết hợp giữa quảng cáo và trải nghiệm sẽ có tác dụng lớn hơn nhiều so với từng hiệu ứng riêng lẻ.
Tầm quan trọng của ý tưởng thương hiệu
Điểm mấu chốt của hệ thống truyền thông thương hiệu hiệu quả chính là một ý tưởng nổi bật được truyền tải trên mọi kênh giao tiếp thương hiệu. Ý tưởng thương hiệu cần phải phù hợp, truyền cảm hứng và có liên hệ độc đáo với thương hiệu. Ý tưởng cũng phải truyền tải được một điều gì mà có khả năng cộng hưởng về mặt cảm xúc (ví dụ như cho phép bạn kết nối với gia đình và bạn bè) cũng như cung cấp một tính năng cơ bản nào đó như chất lượng kết nối không dây tốt hơn. .
Vai trò chính của truyền thông thương hiệu là kết nối mọi người với ý tưởng thương hiệu đúng lúc và đúng nơi. Truyền thông thương hiệu cần phải rõ ràng và nhất quán trên tất cả các kênh truuyền thông. Mặc dù nhận thức được lợi ích của sự nhất quán, các thương hiệu vẫn thường hay thay đổi và/hoặc thêm những thông điệp khác nhau vào một chiến dịch. Quá nhiều thông điệp có thể khiến người xem băn khoăn và không thể hiện được bản chất thương hiệu. Nếu danh mục sản phẩm ưu tiên của người tiêu dùng thay đổi và những giá trị thương hiệu hiện tại không còn phù hợp, thông điệp quảng cáo cần phải thay đổi. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng không thường xuyên có những thay đổi lớn như thế. Do đó, khi bạn đã xây dựng được một ý tưởng thương hiệu mạnh, việc duy trì nó theo thời gian sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc thường xuyên thay đổi để trở nên mới lạ.
Những người làm quảng cáo cũng phải xem xét cảm nhận của người xem về các kênh truyền thông khác nhau, cũng như người ta sử dụng chúng như thế nào, trong thời điểm nào. Một khán giả quan tâm, chú ý tới nội dung của một kênh truyền thông nhất định sẽ có thể dễ dàng tiếp nhận các thông điệp thương hiệu, đặc biệt là khi thương hiệu truyền thông một cách phù hợp. Điều này đặc biệt đúng với những hình thức truyền thông mới như điện thoại, mạng xã hội và điện tử. Áp dụng các kênh truyền thông mới có thể truyền tải những thông điệp tích cực về thương hiệu và tạo dựng cảm nhận về một thương hiệu dẫn đầu, một yếu tố quan trọng khác mang lại thành công thương hiệu. Điều mấu chốt là thương hiệu phải có được sự đồng thuận để xuất hiện đặc biệt là tại những môi trường mang tính riêng tư.
Quảng cáo chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh
Một mình quảng cáo không thể tạo nên thành công. Truyền thông hiệu quả sẽ không tăng doanh số nếu sản phẩm khan hiếm hoặc được bán với mức giá quá cao. Thương hiệu phải đáp ứng được những kỳ vọng của khách hàng có được từ quảng cáo. Thương hiệu sẽ phải đối mặt với nguy cơ đánh mất mối quan hệ với người tiêu dùng (và giá trị thương hiệu) nếu trải nghiệm thương hiệu không nhất quán với kỳ vọng trước đó của khách hàng.
sptgroup.vn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Tìm hiểu truyền thông là gì?
2. Sáng tạo thông điệp truyền thông hiệu quả
3. Tầm quan trọng của câu chuyện truyền thông
4. Cách đặt tên công ty truyền thông hay
5. Xây dựng quan hệ truyền thông