Vai trò của phương pháp hệ thống trong tổ chức và quản lý xã hội :: Suy ngẫm & Tự vấn :: ChúngTa.com

Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và thực tiễn xã hội, cùng với xu hướng toàn cầu hoá các quan hệ quốc tế thì việc tổ chức và quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Hơn nữa, bản thân phương thức tổ chức và quản lý cũng phải mang tínhhệ thống.Trước nhu cầu ấy, phương pháp hệ thống có một tầm quan trọng đặc biệt. Nó đóng vai trò là công cụ phương pháp luận hữu hiệu trong việc tổ chức và quản lý các hệ thống xã hội.

Về các khái niệm “tổ chức” và “quản lý”

Tổ chứcvà quảnlý là những hoạt động tối cần thiết ở bất kỳ mức độ phát triển nào của xã hội, bởi như C.Mác khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao đông chung nào… thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó “.

Tổ chức và quản lýnghĩa là đảm bảo tính trật tự, tính cân đối và tính hài hòacủa đời sống xã hội. Chúng thể hiện vai trò tích cực sáng tạo của con người trong việc củng cố, bảo tổn, hoàn thiện và phát triển xã hội. C. Mác viết: “Tính quy củ và trật tự… là sự củng cố về mặt xã hội của phương thức sản xuất, do đó sự giải phóng tương đối của phương thức sản xuất đó khỏi sự chi phối của ngẫu nhiên đơn thuần và của sự tuỳ tiện đơn thuần“.

Những luận điểm trên của C.Mác có thể được coi là tiêu chí trong việc xác định các khái niệm tổ chức vàquản lý.Theo đó các hoạt động tổ chức và quản lý là không thể thiếu được trong đời sống xã hội: và trong nhiều trường hợp, dường như chúng đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, khái niệm quản lýcó ngoại diện rộng hơn khái niệm tổ chức.Về mối quan hệ giữa hai khái niệm này, một số tác giả LiênXô trước đây đã đưa ra những ý kiến có giá trị. Chẳng hạn, V.G.Aphanaxép viết: “Lao động tổ chức là lao động xây dựng trạng thái trật tự của chủ thể và khách thể quản lý, những quan hệ tương ứng giữa chủ thể với khách thể, hệ thống thông tin, các liên hệ thuận và ngược”

Têrêsenkor cho rằng tổ chức là bộ khung của hoạt động quản lý: “Tổ chức chỉ là một cấu trúc, một cái khung mà trong khuôn khổ của nó, các biện pháp nhất định được tiến hành.Quản lý là một tổng thể những biện pháp phối hợp nhằm đạt tới một mục đích đã định.Tổ chức là một thứ “giải phẫu học” của xí nghiệp, còn quản lý là sinh lý học” của nó. Có thể nói tố chức là “trạng thái tĩnh” của sự việc, còn quản lý là “trạng thái động” của nó.

Khi khẳng định tổ chức là một cuộc vận động, một quá trình lớn lao, V.ILêninnhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng của cách mạng là “đòi hỏi thẳng cácĐảng viên phải thực tế bắt tay vào việc tổ chức”.Đồng thời V.I.Lênin cũng khẳng định sức mạnh trong hoạt động có tổ chức của con người. Ông viết: “Sức mạnh của giai cấp công nhân à ở tổ chức. Không có tổ chức quần chúng thì giai cấp vô sản không là cái gì hết. Được tổ chức giai cấp vô sản sẽ là tất cả”.

Với tầm quan trọng lớn lao của tổ chức và quản lý, phương pháphệ thống thực sự là một công cụ hữuhiệu, giúp cho quá trình tổ chức và quản lý xã hội một cách tổ chức và quản lý xã hội một cách khoahọc. Sở dĩ như vậy vì:

Thứ nhất, phương pháp hệ thống là công cụ hoàn thiệncông việc tổ chức và quản lý, mà trước tiên là xác định thành phần, sắp xếp cấu trúc, chức năng của các hệ thống, định hướng chúng trong việc giải quyết các vấn đề do khoa học và thực tiễn đặt ra.

Trong việc xây dựng các hệ thống,công việc tổ chức và quản lý cần phải xác định thành phần của hệ thống, chú ý đến các yếu tố chủ đạo, tính đến sự thay đổi của các yếu tố và mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng. Có thể cải tạo các yếu tố cũ để hình thành nên các yếu tố mới và cũng có thể lựa chọn các yếu tố ở bên ngoài để chuyển thành các yếu tố của hệ thống… song điều quan trọng là cần phải tạo ra sự tác động đồng bộ, có phối hợp, có tổ chức của các yếu tố.

Trong quá trình tổ chức và quản lý xã hội, chủ thể không chỉ tính đến những tác động qua lại của các yếu tố bên trong hệ thống mà còn tính đến những tác động từ bên ngoài, từ môi trường. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra đối với chủ thể tổ chức và quản lý là cần phải nghiên cứu hệ thống trong tổng thể các yếu tố tác động đến nó, tức là trong môi trường. Cính vì vậy, cách tiếp cận tổng thể phối hợp phức hợp mà phương pháp hệ thống mang lịa có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thực tiễn chứng minh rằng, nếu biết tổ chức, phối hợp, liên kết các yếu tố một cách tốt nhất và thiết lập một cách hợp lý nhất với môi trường thì tạo ra sự phát triển cao. Ngược lại, nếu không làm được điều đó thì sẽ không tạo được sức mạnh chung của toàn thể hệ thống và cũng hạn chế khả năng phát triển cua các yếu tố. Vấn đề quan trọng là phải tạo ra cơ chế: hiệu quả quyết định đến sự phát triển bền vững.

Trong việc sắp xếp cấu trúc, vấn đề đặt ra cho các chủ thể tổ chức và quản lý là cần phải tiến hành phân tích cấu trúc, tính đến các mối quan hệ giữa cấu trúc và yếu tố giữa cấu trúc và hệ thống, giữa cấu trúc và chức năng. Để hoàn thiện hệ thống, phải tìm cho được các yếu tố và các mối liên hệ giữa các yếu tố đã làm han chế sự phát triển của hệ thống, tức là phải tìm ra điểm yếu của hệ thống. Và để xây dựng hệ thống mới, cần tính toán sao cho khi kết hợp các yếu tố thành hệ thống thì phải tạo ra sức mạnh tổng hợp.

Việc điều hành hệ thống xét theo chức năng cũng là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho công việc tổ chức và quản lý. Do trong từng hệ thống mỗi yếu tố đều thực hiện một chức năng nhất định và hướng tới việc thực hiện chức năng chung, cho nên chủ thể tổ chức và quản lý cần phải xác định chức năng riêng của từng yếu tố, tránh sự chông chéo, trùng lắp. V.I.Lê nin chỉ rõ:”Chúng ta cần có một đại hợp tấu, chúng ta phải xây dựng kinh nghiệm cho mình để có thể phân phối đúng các vai trong dàn hợp tấu, để đối với người này thì giao cây vĩ cầm đầy tình cảm, đối với người kia thì giao cây đàn trầm cuồng bạo, đối với người khác thì giao cho cây gậy chỉ huy dàn nhạc.

Một vấn đề không kém phần quan trọng đặt ra cho chủ thể tổ chức và quản lý là sau khi phân phối chức năng cho từng yếu tố, cần phải có biện pháp phối hợp các chức năng với nhau đê tạo ra sự hoạt động cân đối, nhịp nhàng của toàn bộ hệ thống. Việc phân phối và phối hợp các chức năng một cách hợp lý sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực về kinh tế – xã hội trong tố chức và quản lý.

Thứ hai, phương pháp hệ thống còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định mục tiêu, hoạch định và thực hiện các chương trình cũng như tiếp nhận các giải pháp trong quá trình tổ chức và quản lý hệ thống.

Nói đến hệ thống là nói đến mục tiêu, bởi vì mọi hệ thống đều có tính hướng đích, đều có xu hướng tìm đến mục tiêu là trạng thái cân bằng nào đó. Mỗi hệ thống đều có mục tiêu tổng thể và các mục tiêu riêng của từng yếu tố. Yêu cầu đối với tổ chức và quản lý hệ thống là cần phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các mục tiêu riêng của từng hệ con, kết hợp với các mục tiêu trong và ngoài, trên và dưới để đảm bảo hệ thống hoạt động cân đối, hài hòa vàphát triển thuận lợi. Ở đây, phương pháp hệ thống giúp ta có thể hình dung đầy đủ các khả năng thực tế và cách thức tổ chức, quản lý hệ thống để đạt được các mục tiêu đề ra. Các mục tiêu khi đã được xác định một cách đúng đắn sẽ giúp cho việc tìm các giải pháp và xây dựng các cơ chế tổ chức và quan lý phù hợp với thực tế. Trong các hệ thống xã hội, mục tiêu và lợi ích gắn bó chặt chẽ với nhau. Mục tiêu luôn xuất phát từ lợi ích và nhằm đạt được lợi ích nhất định. Vì vậy, để phối hợp được các mục tiêu thì cần phải phối hợp được các lợi ích.

Phương pháp hệ thống yêu cầu khi xem xét hệ thống phải bắt đầu bằng việc xácđịnh mục tiêu tổng thể vàsau đó mới tiến hành mố tả, phân tích hệ thống theo hướng mục tiêu tổng thể đó.Xuất phát từ mục tiêu tổng thể, người ta chú ý đến các yếu tố cấu thành hệ thống, đến cách thức phối hợp vận hành của các yếu tố, đến các nguồn lực mà hệ thống có thể sử dụng, đến môi trường mọi hệ thông đó tồn tại …Tư duy hệ thống giúp cho chủ thể tổ chức và quản lý nhìn nhận vấn đề phải giải quyết một cách tổng thể, khái quát, nắm đúng cốt lõi của vấn đề nhanh chóng tìm được điểm xuất phát để giải quyết vấn đề đó.

Phương pháp hệ thống chỉ ra ranừg hệ thống càng phát triển thì mức độ phức tạp của nó càng lớn, tối ưu về bộ phận không phải lúc nào cũng dẫn đến tối ưu về bộ phận. Về mặt này, phương pháp hệ thống đóng vai trò là công cụ xây dựng hệ thống mục tiêu gồm hai nguyên lý cơ bản: một là, nguyên lý cụ thể hóa các mục tiêu tổng thể thành các mục tiêu chi tiết và hình thành hệ thống mục tiêu thứ bậc, hai là, nguyên lý xác định chuẩn xác mục tiêu tổng thể không phải cho hiện tại mà cho tương lai.

Xuất phát từ mục tiêu tổng thể, để đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển của hệ thống, các chủ thể tổ chức và quản lý không chỉ thay đổi các yếu tố cũ, chính sách cũ, mà còn tạo ra các yếu tố mới, chính sách mới, song vấn đề quan trong là việc hoạchđịnh hệ thống các chính sách cần phải thống nhất với việc tổ chức thực hiện, tức là với các giải pháp, biện pháp thực hiện trong thực tiễn.

Thứ ba, phương pháp hệ thống có vai trò to lớn trong việc xác định và sử dụng nguồn lực.

Phương pháp hệ thống đòi hỏi phân tích hệ thống theo mục tiêu tổng thể, xác định cấu trúc, chức năng của hệ thống và mối quan hệ giữa hệ thống với môi trường gắn liền với việc phân tích các nguồn lực. Nguồn lực là tất cả các yếu tố và phương tiện mà hệ thống có thể sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình. Chẳng hạn, trong hệ thống kinh tế, có thể chia nguồn lực ra thành: nguồn tài sản như tài nguyên thiên nhiên, máy móc, nguyên liệu, phương tiện vận tải… và nguồn nhân lực. Xác định mục tiêu của hệ thống là một công việc khó, nhưng xác định nguồn lực và sức mạnh thật sự của nó lại càng khó hơn. Chính vì nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng cho nên chủ thê tổ chức và quản lý phải đặc biệt chú ý đến việc sử dụng nguồnlúc một cách có hyệu quả nhất.

Thứ tư, phương pháp hệ thống có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc xây dựng môhình tổng hợp.Trong tổ chức và quản lý hệ thống, việc phân tích hệ thống có tác dụng biến các nhiệm vụ phức tạp và khó giải quyết thành các nhiệm vụ đơn giản hơn và có phương án giải quyết phù hợp. Song việc phân tích hệ thống cần được gắn liền, thống nhất với việc tổng hợp hệ thống. Ở đây, chủ thể tiến hành phối hệ liên kết hoạt động của các yếu tố để đạt được mục tiêu tổng thể. Đó là bước tìm các giải pháp chung nhờ sự kết hợp tất cả các giải pháp riêng thành một chỉnh thể. Giai đoạn tổng hợp giúp ta sử dụng các kết quả đã đạt được trong giai đoạn phân tích và nó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng môhình tổng hợp.Các mô hình được áp dụng trong tố chức và quản lý hệ thống có nhiều thể loại khác nhau, với các cấp độ khác nhau, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ mà chủ thể đặt ra. Chẳng hạn, vấn đề bức thiết hiện nay khi nghiên cứu xã hội là xâydựng cácmô hình xã hội, mà nhiệm vụ trọng tâm là tìm kiếm những con đường, những phương tiện hiện thực để mô tả một cách đầy đủ ơn về hệ thống xã hội. Hay đó là một loại mô hình tổng hợp liên quan trực tiếp đến các bậc thang giá trịthế hiện rất rõ trong một số lĩnh vực như kinh tế, kiến trúc đô thị… Điều này cho ta thấy, quá trình tổ chức và quản lý hệ thống xã hội cần phải tính đến đầyđủ các đặc trưng củahệ thống.

Như vậy, phương pháp hệ thống thực hiện vai trò là công cụ phương pháp luận hữu hiệu trong hoạt động thực tiên nói chung, trong tô chức và quản lý xã hội nói riêng. Việc áp dụng phương pháp hệ thống có tác dụng tích cực đến nếp suy nghĩ, nhong cách tư duy, xây dựng lề lối làm việc khoa học, nhờ đó góp phần thiết thực vào sự phát triển của con người và xã hội.