Vai trò của nhà phân phối trong quá trình cung ứng hàng hóa

Các địa điểm cho thuê mặt bằng quận 2 diện tích lớn có thể được sử dụng là kho chứa hàng hóa cho các công ty kinh doanh phân phối hàng hóa để cung cấp đến tay khách hàng.

Vai trò của nhà phân phối tại các địa điểm cho thuê mặt bằng quận 2

1. Khái niệm về phân phối hàng hóa

Phân phối hàng hóa là hoạt động nhập hàng hóa từ nhà sản xuất và cung cấp đến người tiêu dùng. Nhà phân phối có vai trò trong việc kết nối khách hàng với nơi sản xuất ra sản phẩm mà họ sử dụng. Những nhà phân phối này còn giữ nhiệm vụ giúp cho sợi dây cung cầu trên thị trường không bị ngắt quãng. Vừa giúp đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng vừa giúp cho nhà sản xuất có được nguồn khách hàng tiềm năng và tạo danh tiếng cho họ trên thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều nhà phân phối không cung cấp trực tiếp sản phẩm đến tay khách hàng. Họ chỉ đưa sản phẩm lên thị trường để sản phẩm cũng như tên tuổi của nhà sản xuất được đến gần hơn với các nhóm khách hàng có nhu cầu mua sắm ở nhiều khu vực khác nhau. Nói theo một cách khác, nhà phân phối thường hoạt động ở quy mô lớn, cung cấp số lượng lớn sản phẩm hàng hóa và các thức tiếp thị mang tính tập trung vào thương hiệu sản phẩm.

Nhà phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và quản lý thị trường tiêu thụ.

Nhà phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và quản lý thị trường tiêu thụ.

2. Nhà phân phối độc quyền và lợi ích đôi bên khi hợp tác

Nhà phân phối độc quyền là đơn vị duy nhất được ủy quyền để phân phối sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất tại một quốc gia, khu vực cụ thể. Nhà phân phối độc quyền và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp luật nhằm đảo bảo quyền lợi của đôi bên trong quá trình hợp tác. Doanh nghiệp sản xuất không được ủy quyền cho bất kỳ đơn vị phân phối nào khác trong quá trình hợp tác và ngược lại nhà phân phối không được bán sản phẩm tương tự từ nhà sản xuất khác.

Việc ủy quyền và nhận phân phối độc quyền đều đem đến lợi ích cho hai bên chủ thể hợp tác. Đối với doanh nghiệp sản xuất, họ sẽ yên tâm hơn trong việc sản phẩm do mình sản xuất đã được tiêu thụ trên thị trường, nắm được khối lượng hàng hóa cần sản xuất, duy trì hoạt động ổn định và có nguồn thu nhờ nhà phân phối đem lại. Mặc khác, nhà phân phối độc quyền của doanh nghiệp đó sẽ có được nguồn hàng ổn định và vị trí độc tôn tại khu vực kinh doanh. Ngoài ra, khi hợp tác lâu dài nếu doanh nghiệp tìm thấy sự tín nhiệm cao đối với bên phân phối thì các sản phẩm tiếp theo được sản xuất cũng có thể được phân phối độc quyền bởi đơn vị đó.

3. Các khái niệm về trung gian phân phối khác nhau

Các trung gian phân phối khác nhau về quy mô, cách thức hoạt động và vai trò cụ thể:

  • Nhà phân phối: chịu trách nhiệm phân phối hàng hóa trên thị trường thông qua kênh phân phối của họ. Thường hoạt động ở quy mô lớn như 1 khu vực hay tỉnh thành.
  • Môi giới: thay mặt cho nhà sản xuất để bán sản phẩm nhưng không có quyền sở hữu sản phẩm.
  • Nhà bán buôn (bán sỉ): phân phối hàng hóa đến các nhà bán lẻ để bán cho khách hàng. Nhà bán buôn trong chuỗi phân phối gián tiếp nhiều cấp có quy mô nhỏ hơn nhà phân phối và đại lý.
  • Nhà bán lẻ: đây là bên trung gian cung cấp sản phẩm đến trực tiếp tay khách hàng thông qua các hình thức cửa hàng hoặc mua sắm online.

4. Các kiểu phân phối hàng hóa phổ biến

Phân phối trực tiếp

Phân phối trực tiếp là hình thức cung cấp hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng mà không cần qua bất kỳ bên trung gian nào. Việc này sẽ giúp giảm bớt nhiều chi phí trung gian và hàng hóa đến tay khách hàng ở mức rẻ hơn.

Các hoạt động phân phối giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng hiệu quả hơn.

Các hoạt động phân phối giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng hiệu quả hơn.

Phân phối gián tiếp

Phân phối gian tiếp thường có 3 cấp:

  • Phân phối gián tiếp quan 1 trung gian sau đó đến tay khách hàng 
  • Phân phối gián tiếp qua 2 trung gian và gồm 4 thành phần tham gia vào quá trình cung ứng và mua hàng: nhà sản xuất – nhà bán buôn – nhà bán lẻ – khách hàng.
  • Phân phối 3 cấp gồm 5 thành phần: nhà sản xuất – đại lý – nhà bán buôn – nhà bán lẻ – khách hàng.

Phân phối hiện đại

Đây là kiểu phân phối khi nhà sản xuất và bên phân phối là một hợp thể thống nhất. Các sản phẩm được tiêu thụ trực tiếp tại các hệ thống phân phối của chings công ty sản xuất đó. Việc này giúp cho quá trình quản lý số lượng sản phẩm sản xuất để phù hợp nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. (Ví dụ Vinmart bán sản phẩm được sản xuất bởi chính Vingroup).

5. Vai trò của nhà phân phối đối với doanh nghiệp

Nhà phân phối được nhiều doanh nghiệp xem là đối tác giúp họ có được doanh thu mục tiêu. Các doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm chất lượng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự đứng ra bán sản phẩm của chính mình. Khi đó họ cần tìm một đơn vị trung gian có tài chính, kinh nghiệm bán hàng, quảng cáo, kho chứa hàng,…để đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng và thương hiệu doanh nghiệp vươn xa hơn trên thị trường.

Nhà sản xuất và nhà phân phối cần có giải pháp về lợi ích của cả hai bên để duy trì sự hợp tác lâu dài. Có thể nói các đơn vị phân phối hầu hết hoạt động một cách độc lập với công ty sản xuất hàng hóa, vậy nên họ cũng đặt lợi ích của doanh nghiệp mình lên hàng đầu khi tìm kiếm công ty sản xuất để hợp tác và nhận phân phối sản phẩm của họ. 

6. Điều kiện để trở thành nhà phân phối

Nhà phân phối có thể là cá nhân hoặc công ty hoạt động theo quy mô lớn nhỏ tùy vào năng lực của nhà phân phối đó. Tuy nhiên, để hoạt động lâu dài và có được uy tín trong ngành thì nhà phân phối nên là một công ty có quy mô, kế hoạch kinh doanh rõ ràng và đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Tài chính: hoạt động phân phối cũng tương tự như các ngành kinh doanh khác đều đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có tài chính vững mạnh để duy trì hoạt động và tạo niềm tin cho các đối tác hợp tác.
  • Giấy phép kinh doanh: đây là yếu tố cơ bản cần thực hiện để tạo uy tín trên thị trường. Đồng thời giúp doanh nghiệp phân phối thuận lợi tìm kiếm đối tác.
  • Nghiên cứu thị trường: phân phối cũng là hoạt động kinh doanh (kinh doanh không sản xuất) nên việc nghiên cứu thị trường là cần thiết. Cần tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng để cung cấp sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó.

Tài chính và mục tiêu là 2 yếu tố cơ bản để các công ty phân phối hoạt động bền vững.

Tài chính và mục tiêu là 2 yếu tố cơ bản để các công ty phân phối hoạt động bền vững.

Phân phối hàng hóa nên thuê mặt bằng như thế nào?

Doanh nghiệp là đơn vị phân phối hàng hóa nên tìm mặt bằng phù hợp quy mô kinh doanh và sản phẩm phân phối. Lấy ví dụ tại khu vực quận 2 đang thu hút nhiều doanh nghiệp đến kinh doanh. Khu vực gần cảng Cát Lái có thể thuê mặt bằng quận 2 dưới dạng kho bãi để chứa hàng. Đội ngũ nhân viên kinh doanh làm việc tại mặt bằng quận 2 giá rẻ được bố trí như văn phòng làm việc. Công ty phân phối cũng có thể là đơn vị bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. Khi đó doanh nghiệp có thể thuê các mặt mặt bằng nhỏ quận 2 , mặt bằng shophouse quận 2 hay thuê kiot quận 2 để bày bán sản phẩm.