Vai trò của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế xanh – HiFarm

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, việc phát triển kinh tế xanh trong ngành nông nghiệp không những góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường mà còn làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Cùng HiFarm tìm hiểu nhé.

Vai trò của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế xanh Việt Nam

Chính vì vậy Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã xây dựng đề án “Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn” với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam giảm 20% lượng phát thải khí nhà kính. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, ngành trồng trọt sẽ ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến theo hướng tiết kiệm nước và chi phí đầu vào; thu gom, tái sử dụng và xử lý triệt để rơm rạ… nhằm hạn chế tối đa việc gây phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường.

Vai trò của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế xanh

Ngày 25/09/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn tới năm 2050” với mục tiêu chung là tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế carbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên. Nhằm đóng góp chung vào quá trình phát triển kinh tế xanh bền vững ở Việt Nam, Bộ NN&PTNT đã xây dựng đề án “Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn” với các mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh theo hướng an toàn, ít phát thải, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần giảm nghèo và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Đến năm 2020, giảm phát thải 20% lượng KNK trong nông nghiệp, nông thôn (18,87 triệu tấn CO2e); đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngành và giảm tỷ lệ đói nghèo theo chiến lược phát triển ngành.

Theo dự kiến, đến năm 2020, sẽ có khoảng 7,4 triệu ha đất trồng lúa được ứng dụng các kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến theo hướng tiết kiệm nước tưới và chi phí đầu vào để giảm phát thải khí nhà kính như SRI, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, nông-lộ-phơi…Biện pháp “3 giảm 3” tăng giúp tăng năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế; đồng thời giảm thuốc trừ sâu, giống, giảm lượng phân đạm.

Vai trò của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế xanh Việt Nam

Trong khi đó, “1 phải 5 giảm” yêu cầu người nông dân phải sử dụng giống lúa xác nhận, giúp giảm lượng giống, lượng thuốc  bảo vệ thực vật, giảm lượng phân đạm, giảm nước và giảm thất thoát sau thu hoạch. Để đạt được mục tiêu này, Bộ NN&PTNT đã đưa ra một số giải pháp như sản xuất xanh, cuộc sống xanh và tiêu dùng xanh.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng đã và sẽ áp dụng qui trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong trồng trọt; sử dụng biện pháp canh tác tiết kiệm phân bón, thuốc trừ sâu, sử dụng nước tiết kiệm; làm đất ; kỹ thuật điều tiết nước, phân bón hạn chế phát sinh khí metan trên ruộng lúa.

Giải pháp nào cho ngành nông nghiệp tại Việt Nam

Từ những lợi ích trên, đối với nông nghiệp Việt Nam, phát triển kinh tế xanh cần được xem như là một trong những giải pháp quan trọng cho sự phát triển bền vững ở khu vực này. Sự phát triển kinh tế xanh trong ngành nông nghiệp không những góp phần sử dụng hơp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường mà còn làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Góp phần vào sự phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp, một số mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm và bảo vệ môi trường cần được khuyến khích phát triển và nhân rộng.

Vai trò của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế xanh Việt Nam

Có thể thấy các mô hình canh tác lúa giảm phát thải đã mang lại các kết quả, hiệu quả hết sức thiết thực trong việc phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh nguồn nước. Ngày nay nông nghiệp xanh không chỉ tạo ra những sản phẩm sạch, mà còn là yếu tố quan trọng cho sự ổn định kinh tế- xã hội. Đây là hướng đi bền vững và ưu việt nhất để ngành nông nghiệp nước ta vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa tăng cường xuất khẩu nông sản ra thế giới.

HiFarm – nơi chắp cánh ước mơ

Hiểu được những khó khăn khi phát triển trang trại nói riêng và ngành nông nghiệp xanh nói chung. Giải pháp nông trại thông minh của HiFarm đã ra đời. Nhằm cải thiện cho người nông dân khi nuôi trồng, canh tác nông sản các vấn đề về:

Vai trò của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế xanh Việt Nam

  • Nguồn giống
  • Môi trường, thời tiết, đất nước
  • Chi phí và thời gian
  • Khả năng tiêu thụ
  • Công nghệ tự động hóa hoàn toàn

Với một số giải pháp phát triển nông nghiệp trên đây và giải pháp của HiFarm, hy vọng rằng nhà nông sẽ có cái nhìn và sự lựa chọn sáng suốt cho nông trại của mình. Mọi chi tiết liên hệ: https://thehifarm.com/gioi-thieu-ve-hifarm/lien-he/

5

/

5

(

1

bình chọn

)