Vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp là gì? – MISA AMIS

Hiện nay, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khách hàng ngày càng khẳng định vai trò là “nguồn sống” của các doanh nghiệp. Khách hàng không chỉ là người tạo ra doanh thu mà còn hỗ trợ phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp. Quan trọng là thế, vậy bạn đã hiểu hết vai trò cũng như tầm quan trọng của khách hàng đối với doanh nghiệp chưa? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu cụ thể về vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.

>> Đọc thêm: Nghiên cứu khách hàng: Ý nghĩa & phương pháp nghiên cứu hiệu quả

I. Khách hàng là gì?

Khách hàng là gìKhách hàng là gì

Có thể hiểu đơn giản, khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà trực tiếp tham gia vào giao dịch mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp đó. Theo đó, khách hàng là người trải nghiệm, sử dụng và đánh giá chất lượng của sản phẩm – dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. 

II. Phân loại khách hàng

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của những khách hàng ngày một “khó tính” ngày nay, doanh nghiệp cần phân loại khách hàng để có những chiến dịch Marketing – bán hàng, chính sách ưu đãi phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau. Hiện nay, việc phân loại khách hàng chủ yếu chia thành 2 nhóm lớn, bao gồm khách hàng bên ngoài doanh nghiệp và khách hàng nội bộ.

1. Khách hàng ngoài doanh nghiệp

Là những người ở bên ngoài doanh nghiệp (không thuộc nhân viên trong công ty) có nhu cầu mua sắm hàng hóa hay sử dụng dịch vụ (có thể là cá nhân, doanh nghiệp, người làm kinh doanh, cơ quan nhà nước, …). Nhóm khách hàng ngoài doanh nghiệp bao gồm 3 đối tượng chính:

  • Người sử dụng: Là những cá nhân hoặc tổ chức thực sự sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường.

  • Người mua: Là người tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ, sau đó lựa chọn, ra quyết định mua và trả tiền cho doanh nghiệp, nhưng chưa chắc đã sử dụng sau khi mua hàng.

  • Người hưởng thụ: Là những cá nhân hoặc tổ chức được hưởng lợi hoặc là người bị ảnh hưởng từ việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ.

Khách hàng ngoài doanh nghiệpKhách hàng ngoài doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần xác định rõ đây là nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, là người trực tiếp đem lại doanh thu cho doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán, sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Do đó, chủ doanh nghiệp cần có những chính sách chăm sóc khách hàng đúng đắn nhằm giữ chân, khiến họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

2. Khách hàng nội bộ

Trái ngược với khách hàng ngoài doanh nghiệp, khách hàng nội bộ là những đối tượng liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ đó. Họ là cán bộ công nhân viên làm việc ở các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp. Ngoài nhân viên trong công ty, nhóm khách hàng này còn bao gồm cả các bên liên quan tới doanh nghiệp, cổ đông, … có mối quan hệ thân thiết với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

Hơn nữa, họ là những tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, … và thường xuyên tiếp xúc sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường. Nhờ vậy, khách hàng nội bộ là kênh quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả và tiết kiệm nhất. Song, chính họ cũng có thể trở thành khách hàng trung thành, là cầu nối trung gian giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến với nhiều khách hàng bên ngoài.

Khách hàng nội bộ có thể là chính cán bộ công nhân viên làm việc ở các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệpKhách hàng nội bộ có thể là chính cán bộ công nhân viên làm việc ở các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp

Một lưu ý nhỏ, bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng cần ưu tiên khách hàng ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần quan tâm khách hàng nội bộ để thúc đẩy, khuyến khích việc chăm sóc khách hàng bên ngoài một cách tốt hơn.

 1,527 

Đánh giá bài viết

[Tổng số:

0

Trung bình:

0

]