Vai trò của công nghệ trong mô hình giáo dục STEAM – ViewSonic Library
Công nghệ đang được ứng dụng trong nhiều khía cạnh của giáo dục để phát triển các công dân toàn cầu. Trong xu thế này,vai trò của công nghệ trong mô hinh giáo dục STEAM được đánh giá cao. Hãy cùng ViewSonic tìm hiểu về những ứng dụng thực tiễn và lợi ích mang lại của công nghệ trong chương trình STEAM trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hiểu về mô hình giáo dục STEAM
STEAM là viết tắt của:
-
Science: Khoa học
-
Technology: Công nghệ
-
Engineering: Kỹ thuật
-
Art: Nghệ thuật
-
Math: Toán học
STEAM được hiểu là mô hình giáo dục phát triển kiến thức kỹ năng về khoa học kết hợp với nghệ thuật, giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo ở nhiều khía cạnh trong học tập và cuộc sống.
Mô hình giáo dục STEAM và STEM là 2 khái niệm thường gây bối rối cho nhiều người. Đây không phải là lỗi viết thiếu hay thừa chữ A của cùng 1 từ, mà thực chất STEAM là sự kế thừa của STEM. Với mô hình này, học sinh được phát triển một cách tự nhiên trong qua các bài học vừa học vừa chơi, thực hành nhiều hơn lý thuyết.
Trong mô hình này, công nghệ xuất hiện không chỉ dưới dạng một môn học Công nghệ – Technology. Vì vậy, khi học tập theo STEAM, học sinh được tiếp cận với công nghệ một cách đúng đắn từ khi còn nhỏ, hiểu được tính ứng dụng của công nghệ trong đời sống. Từ đó, các em có thể phát huy tư duy sáng tạo, đưa ra những ý tưởng mới bắt kịp cùng xu thế phát triển của công nghệ thế giới.
2. Vai trò của công nghệ trong mô hình giáo dục STEAM
Hay cùng ViewSonic tìm hiểu về vai trò của công nghệ đối với khía cạnh giáo dục thông qua những tiến bộ được áp dụng vào thực tiễn.
2.1 Đối với môn Khoa học
Khoa học và công nghệ là 2 lĩnh vực thường đi cùng nhau trong đời sống, và trong STEAM, mối quan hệ này càng trở nên mật thiết hơn. Theo Georgette Yakman – nhà sáng lập sáng kiến STEAM, “khoa học (Science) cung cấp một cái khung để tất cả các loại công nghệ phát triển và cấu thành để hoạt động”.
Các công nghệ ra đời lại quay lại phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Trong các lớp học STEAM hiện nay, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của công nghệ trong lớp học Khoa học.
Ví dụ: Bộ môn chế tạo robot là một trường hợp điển hình của việc ứng dụng công nghệ vào khoa học. Với những tiến bộ của công nghệ hình ảnh 3D, 4D hay công nghệ thức tế ảo (VR), học sinh có thể dễ dàng hình dung ra 1 sản phẩm sau khi hoàn thiện như thế nào. Từ đó, có thể thiết kế được sản phẩm có tính ứng dụng cao.
2.2 Đối với môn Công nghệ
Công nghệ được xem là một lĩnh vực trừu tượng xem lại ít được giảng dạy trước đây bởi vì ít có tính học thuật như các bộ môn khoa học khác. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, thì việc để học sinh tiếp cận sớm và đúng đắn với bộ môn này là việc nên làm.
Thay vì để học sinh tiếp cận công nghệ qua các trò chơi điện tử, mạng xã hội (Tik Tok, Facebook, Youtube,…), giáo viên và phụ huynh có thể cho con tiếp cận với các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào đời sống. Ví dụ như ứng dụng công nghệ vào bộ môn công nghệ như lập trình, phát triển các phần mềm,…
2.3 Đối với môn Kỹ thuật
Bộ môn kỹ thuật ngày nay không chỉ là tập làm quen với các thiết bị như cấu trúc mạch điện, lắp ghép mô hình,… Trong mô hình STEAM, học sinh có thể ứng dụng công nghệ vào kỹ thuật như phát triển các phần mềm có thể điều khiển hoạt động của các thiết bị như tự động bật tắt đèn khi nhận biết có người đi qua, thiết lập chế độ tự động cho mạch điện,…
2.4 Đối với môn Nghệ thuật
Bộ môn nghệ thuật không chỉ dừng lại ở trí tưởng tượng và sáng tạo của con người.
Mối liên quan giữa nghệ thuật và công nghệ trong đời sống có thể thấy ở việc học thiết kế đồ họa, vẽ tranh 3D,… bằng các công nghệ của máy tính, máy tính bằng,… Hay có thể chụp ảnh với sự hỗ trợ của nhiều thiết bị công nghệ như máy tính, photoshop, AI,…
2.5 Đối với môn Toán học
Toán học là một bộ môn học thuật cơ bản và nhiều khái niệm trừu trường. Vậy ứng dụng của công nghệ vào toán học như thế nào.
Trên thực tế, càng ngày các lớp học được trang bị nhiều màn hình cảm ứng, phần mềm giáo dục để có thể học tập hiệu quả hơn.
Ví dụ: Học toán hình học không gian dễ dàng với màn hình cảm ứng. Hay các minh họa hình 2D, 3D về các quãng đường, diện tích đất để học sinh có thể tưởng tượng được những kiến thức khô khan thành hình ảnh minh họa trực quan sinh động.
Kết lại, công nghệ đang được ứng dụng phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục. Như trên chúng ta đã thấy vai trò của công nghệ trong mô hinh giáo dục STEAM giúp học sinh tiếp cận với công nghệ ở nhiều lĩnh vực, phát triển tư duy sáng tạo và ứng dụng công nghệ vào cuộc sống.
Nếu quan tâm tới màn hình tương tác myViewBoard, phần mềm bảng trắng kỹ thuật số Whiteboard của ViewSonic, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi tại đây để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm ngay: Khám phá 4 ứng dụng màn hình tương tác trong đời sống
SHARE