Vắc-xin: Biện pháp bảo vệ hàng đầu để phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm như COVID-19 – Sanofi Việt Nam
Cơ chế của vắc-xin
Về cơ bản, vắc-xin có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch phản ứng như lúc có tác nhân gây bênh xâm nhập, nhưng lại không gây bệnh.
Trong gần 150 năm trở lại đây, vắc-xin đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, đôi khi chỉ bằng một mũi tiêm, như vắc-xin sống giảm độc lực để phòng ngừa bệnh sốt vàng, một bệnh lí nguy hiểm chết người, giúp bảo vệ cơ thể với hiệu quả lên đến 99%. Bệnh đậu mùa cũng từng là một căn bệnh đáng sợ, nhưng hiện tại đã được loại trừ hoàn toàn nhờ vào vắc-xin. Bên cạnh hiệu quả, vắc-xin sống giảm độc lực có xu hướng gây ra nhiều tác dụng phụ hơn so với các công nghệ vắc-xin mới, mặc dù các tác dụng phụ này thường không đáng kể (đau đầu hoặc sốt nhẹ).
Các loại vắc-xin công nghệ mới có thể mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ cùng với tính an toàn tốt hơn. Một ví dụ là vắc-xin bất hoạt ngừa bại liệt có hiệu quả bảo vệ gần như tuyệt đối nếu được tiêm đủ liều vắc-xin. Phương pháp này đã giúp cô lập bệnh bại liệt chỉ còn ở một số ít quốc gia trên thế giới, và đã giúp vô số trẻ em không phải chứng kiến căn bệnh khủng khiếp này.
Tuy nhiên, vẫn còn những căn bệnh mà các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển vắc-xin phòng ngừa. Đây là mục tiêu đầy thách thức, vì những căn bệnh này thường được gây ra bởi các loại virus phức tạp và khó phòng ngừa hơn.
Một trong những loại virus này chính là HIV gây AIDS. Virus HIV đột biến mạnh mẽ và nhanh chóng ngay trong cơ thể người bệnh, điều này khiến các nhà khoa học khó có thể xác định bộ phận nào của virus để điều chế vắc-xin. Vào thời điểm hệ thống miễn dịch xác định ra HIV, thì virus này đã thay đổi và xuất hiện lại với ”hình dạng mới”, sau đó tiếp tục tấn công các tế bào với tốc độ đáng báo động, cùng lúc đó toàn bộ cơ thể đã bị suy giảm khả năng miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng và có khả năng dẫn tới tử vong.
Tuy có một vài chủng cúm đột biến với tần suất thấp hơn HIV, nhưng vẫn đủ để chúng ta cần phải tiêm vắc-xin phòng ngừa hàng năm. Vắc-xin cúm hàng năm thường có công thức mới để phù hợp với các chủng virus cúm cụ thể trong năm đó.
“Điều may mắn là cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chủng SARS-Cov2 gây ra đại dịch COVID-19 không đột biến thường xuyên và cách thức đột biến cũng không khiến việc phát triển vắc-xin gặp nhiều thách thức hơn. Đây là một trong những lý do tại sao các nhà khoa học tương đối lạc quan về việc phát triển vắc-xin phòng ngừa trong tương lai”, ông Triomphe cho biết.