VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỎ – LUYỆN KIM

Thông tin chung về Tổ chức

– Tên đơn vị bằng tiếng Việt: Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ – Luyện kim

– Tên đơn vị bằng tiếng Anh: National Institute of Mining-Metallurgy Science and Technology

– Tên viết tắt: VIMLUKI

– Địa chỉ: Số 79 An Trạch, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

– Điện thoại:  (024) 3823.3983 – (024) 3823.2986

– Email: [email protected]       Website: http://vimluki.vn

– Viện trưởng: TS. Đào Duy Anh

1. Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động

Nghiên cứu, triển khai và thực hiện các dịch vụ KHCN trong lĩnh vực khai thác mỏ, tuyển khoáng, luyện kim, môi trường, hóa chất, vật liệu kim loại và chế tạo máy; lập quy hoạch; lập dự án tư vấn, đầu tư; thiết kế, chế tạo, lắp đặt và cung cấp máy, thiết bị chuyên ngành; chyển giao công nghệ; cung cấp dịch vụ phân tích hóa – lý; đào tạo cán bộ; thăm dò, khai thác, chế biến, sản xuất và kinh doanh, xuất, nhập khẩu khoáng sản, kim loại, hợp kim; liên doanh liên kết; kinh doanh bất động sản;…

2. Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ – Luyện kim (Viện) với tên gọi là Viện Luyện kim Màu, được thành lập trên cơ sở tách ra từ Viện Thiết kế Tổng hợp ngày 29 tháng 5 năm 1967

Ngày 17 tháng 3 năm 1979, sáp nhập đơn vị Nghiên cứu Nguyên tố hiếm và Phóng xạ (ký hiệu P.70 Bắc Thái) vào Viện theo Quyết định số 119/CP của Thủ tướng Chính phủ. Giữa năm 1983, Bộ Cơ khí và Luyện kim có Quyết định chuyển giao bộ phận Nghiên cứu và Thiết kế Mỏ, Tuyển khoáng từ Viện Luyện kim đen sang Viện Luyện kim màu. Ngày 22 tháng 12 năm 1990, Bộ Công nghiệp nặng Quyết định số 389/BCNg-TC đổi tên Viện thành “Viện Mỏ – Luyện kim”.

Tại Quyết định số 782/TTg-CP ngày 17 tháng 3 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định Viện là tổ chức nghiên cứu triển khai Khoa học và Công nghệ chuyên ngành trực thuộc Bộ Công nghiệp có tên là “Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim”.

Ngày 15 tháng 12 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 3646-QĐ đổi tên là Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ – Luyện kim (viết tắt là VIMLUKI), là tổ chức Khoa học và Công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động theo mô hình “Viện với các Công ty thành viên” quy định tại Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ (nay được thay thế bởi Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập).

3. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ

– Tổng số cán bộ công nhân viên: 226

– Giáo sư, Phó Giáo sư: 0

– Tiến sỹ: 05

– Thạc sỹ: 39

– Kỹ sư:  96

– Nhân viên khác: 86

4. Các phần thưởng cao quý

– Huân chương Độc lập hạng Hai năm 2012; hạng Ba năm 2007.

– Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1997, 2002, hạng Nhì năm 1987, 2012 và hạng Ba năm 1982, 2007.

– Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2006, 2010, 2014 cùng nhiều Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của các Bộ, Ban, Ngành khác.

5. Các giải thưởng về khoa học công nghệ

– Giải thưởng VIFOTEC về lĩnh vực vật liệu mới năm 2002, 2004.

– Giải thưởng giải pháp hữu ích ngành công nghiệp năm 2002.

– Giải thưởng Nhà nước về KHCN năm 2005.

6. Hình ảnh

Một số hình ảnh liên quan đến hoạt động nghiên cứu và chuyển giao của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ – Luyện kim.

gày 15 tháng 12 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 3646-QĐ đổi tên là Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (viết tắt là VIMLUKI),
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ – Luyện kim làm việc với chuyên gia liên quan đến dự án Thạch Khê – Hà Tĩnh

 

gày 15 tháng 12 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 3646-QĐ đổi tên là Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (viết tắt là VIMLUKI),
Nhà máy tuyển đồng Sin Quyền – Lào Cai do Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ – Luyện kim thiết kế

gày 15 tháng 12 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 3646-QĐ đổi tên là Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (viết tắt là VIMLUKI),
Nhà máy Pigment TiO2 Sông Bình – Bình Thuận do Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ – Luyện kim thiết kế