VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG: TRƯỜNG PHÒNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
Trách nhiệm và nhiệm vụ chính
Kết quả đầu ra
1. Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm mới
– Nghiên cứu cải tiến sản phẩm hiện có & phát triển sản phẩm mới.
– Triển khai thực hiện các dự án nghiên cứu công thức, quy trình bào chế sản phẩm mới ở quy mô thử nghiệm theo yêu cầu của Công ty.
– Đề xuất công thức sản phẩm mới ngoài những sản phẩm Công ty yêu cầu.
– Phát triển công thức và xây dựng quy trình nghiên cứu sản phẩm mới.
– Thiết kế sản phẩm theo yêu cầu cụ thể từ khách hàng.
– Tối ưu quy trình, cải tiến chất lượng sản phẩm.
– Cải tiến sản phẩm hiện tại, tăng giá trị chất lượng sản phẩm, giảm giá thành.
– Chỉnh sửa hoàn thiện các quy trình công nghệ.
Kiểm tra, hiểu rõ và thực hiện 100% công việc
2. Đăng ký lưu hành sản phẩm
– Thực hiện công việc về pháp chế, đăng kí sản phẩm mới, tái đăng kí gia hạn giấy chứng nhận đang lưu hành.
– Thực hiện các thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm.
– Thực hiện các báo cáo, trả lời công văn của Cục Quản lý Dược về hồ sơ đăng kí khi có yêu cầu.
Kiểm tra, hiểu rõ và thực hiện 100% công việc
3. Triển khai hoạt động nghiên cứu ứng dụng
– Xây dựng dữ liệu cơ sở về ngành Dược, đặc tính nguyên liệu làm cơ sở cho việc lựa chọn, thiết lập thông số công nghệ sản xuất.
– Tổ chức các buổi tập huấn nội bộ cung cấp thông tin về sản phẩm, thị trường, ngành…cho các bộ phận chức năng liên quan.
Nắm bắt, hiểu rõ và thực hiện 80% công việc
4. Đại diện kỹ thuật của sản phẩm
– Mô tả tiêu chuẩn kỹ thuật bằng văn bản, đảm bảo các thông số kỹ thuật được cập nhật và phù hợp với pháp luật, quy định mới nhất của thị trường áp dụng.
– Cập nhật và áp dụng Luật liên quan đến ngành Dược mới nhất vào hoạt động phát triển sản phẩm
– Cung cấp thông tin về quy trình công nghệ, giá trị chất lượng, tính phù hợp Luật định của ngành, nguyên vật liệu cho bộ phận nội bộ có liên quan.
– Mô tả sản phẩm, cung cấp thông tin khoa học và kỹ thuật cho các công bố ra bên ngoài (quảng cáo, truyền thông, mô tả sản phẩm cho khách hàng)
Nắm bắt, hiểu rõ và thực hiện 80% công việc
5. Tổ chức hoạt động chức năng của bộ phận Phát triển sản phẩm
– Tổ chức, đào tạo chuyên môn, kỹ năng, phát triển đội ngũ R&D.
– Xây dựng và quản lý quy trình làm việc, hệ thống tài liệu, công cụ dụng cụ.
– Xây dựng kế hoạch làm việc và báo cáo kết quả thực hiện.
Kiểm tra, hiểu rõ và thực hiện 100% công việc
6. Thiết lập và quản lý mối quan hệ trong ngành
– Mở rộng mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên vật liệu, cơ quan ban ngành, trên cơ sở phục vụ cho việc cải tiến, phát triển công thức và chất lượng sản phẩm.
– Khai thác nguồn thông tin từ các Công ty hoạt động cùng ngành để nắm bắt khuynh hướng sản phẩm, áp dụng trên sản phẩm hiện có.
– Phối hợp các viện/ trung tâm nghiên cứu trong trường hợp cần mở rộng phạm vi nghiên cứu hoặc khi có yêu cầu.
Nắm bắt, hiểu rõ và thực hiện 80% công việc
7. Công tác phối hợp, tham mưu.
– Phối hợp với phòng QC thiết lập tiêu chuẩn nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.
– Phối hợp với phòng QA thiết lập các thông số chất lượng tại các công đoạn sản xuất làm cơ sở kiểm tra, kiểm soát chất lượng.
– Phối hợp với bộ phận đảm bảo chất lượng, sản xuất đưa ra các giải pháp ổn định chất lượng sản phẩm.
– Tham mưu, tư vấn, xử lý cho Ban Tổng Giám đốc các vấn đề có liên quan đến quá trình Nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
– Chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc Công ty và cơ quan pháp lý về các công việc thực hiện liên quan đến quá trình Nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
– Lập báo cáo tổng hợp theo định kỳ về toàn bộ hoạt động của phòng.
– Thực hiện các công việc khác do Ban Tổng Giám đốc giao.
– Phối hợp với các bộ phận khác trong Công ty để phát huy hiệu quả công việc;
Năm bắt, hiểu rõ và thực hiện 80% công việc