VAS 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

CHUẨN MỰC KÊ TOÁN VIỆT
NAM SỐ 17

 

THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP

 

(Ban hành và công bố theo Quyết định số
12/2005/QĐ-BTC
ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, và

có hiệu lực thi hành từ ngày 23/03/2005)

 

QUY ĐỊNH CHUNG

01.    Mục
đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế
toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là kế toán
những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành
và trong tương lai của:

<![if !supportLists]>a)      <![endif]>Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương
lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận
trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp;

<![if !supportLists]>b)      <![endif]>Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện
tại đã được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh.

         Về
nguyên tắc, khi ghi nhận một tài sản hay nợ phải trả trong báo cáo tài chính
thì doanh nghiệp phải dự tính khoản thu hồi hay thanh toán giá trị ghi sổ của
tài sản hay khoản nợ phải trả đó. Khoản thu hồi hay thanh toán dự tính thường
làm cho số thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả trong tương lai lớn hơn hoặc nhỏ
hơn so với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm hiện hành mặc dù
khoản thu hồi hoặc thanh toán này không có ảnh hưởng đến tổng số thuế thu nhập
doanh nghiệp. Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận khoản thuế thu
nhập hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ngoại trừ một số
trường hợp nhất định.

         Chuẩn
mực này yêu cầu doanh nghiệp phải kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh do ảnh
hưởng về thuế thu nhập doanh nghiệp của các giao dịch và các sự kiện theo cùng
phương pháp hạch toán cho chính các giao dịch và các sự kiện đó. Nếu các giao dịch
và các sự kiện được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì tất
cả các nghiệp vụ phát sinh do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp có liên
quan cũng được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu các giao
dịch và các sự kiện được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu thì tất cả các
nghiệp vụ phát sinh do ảnh hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp có liên quan cũng
được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

         Chuẩn
mực này còn đề cập đến việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ
các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng hoặc từ các ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp chưa sử dụng; việc trình bày thuế thu nhập doanh nghiệp trong báo cáo
tài chính và việc giải trình các thông tin liên quan tới thuế thu nhập doanh
nghiệp.

02.    Chuẩn mực này áp dụng để kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp

         Thuế
thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký Hiệp định
về tránh đánh thuế hai lần. Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả các loại thuế
liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam không có cơ sở thường trú tại Việt Nam được thanh toán bởi
công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính trên khoản phân phối cổ tức,
lợi nhuận (nếu có); hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối tác cung cấp dịch
vụ nước ngoài theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

03.    Các thuật ngữ trong chuẩn mực
này được hiểu như sau:

         Lợi nhuận kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một
kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của
chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

         Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
của một kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được).

         Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp):
Là tổng chi phí thuế thu nhập
hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện
hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một
kỳ.

         Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
(hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp của năm hiện hành.

          Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản
chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện  hành.

          Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn
lại trong tương lai tính trên các khoản:

<![if !supportLists]>a)      <![endif]>Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;

<![if !supportLists]>b)     <![endif]>Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của
các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; và

<![if !supportLists]>c)      <![endif]>Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của
các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.

          Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của
các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính
thuế thu nhập của các khoản mục này. Chênh lệch tạm thời có thể là:

<![if !supportLists]>a)      <![endif]>Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp:

Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định
thu  nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả
liên quan được thu hồi hay được thanh toán; hoặc

<![if !supportLists]>b)     <![endif]>Chênh lệch tạm thời được khấu trừ:
Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị
ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được
thanh toán.

    Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ
phải trả:
Là giá trị tính cho tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu
nhập doanh nghiệp.

          Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và
chi phí thuế thu nhập hoãn lại. Thu nhập
thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập thuế thu nhập hiện hành và
thu nhập thuế thu nhập hoãn lại.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp

04.   Cơ sở tính thuế thu nhập của
một tài sản: Là giá trị sẽ được
khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh
nghiệp sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản
đó được thu hồi. Nếu những lợi ích kinh tế này khi nhận được mà không phải chịu
thuế thu nhập thì cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản đó bằng giá trị ghi sổ của
nó.

            Ví dụ:

(1) 
Một TSCĐ có nguyên giá là 100: đã khấu hao luỹ kế là 30, trị giá còn lại
của nó sẽ được khấu trừ trong tương lai dưới hình thức khấu hao hoặc giảm trừ
khi thanh lý. Doanh thu có được từ việc sử dụng TSCĐ phải chịu thuế thu nhập và
lãi thu từ thanh lý TSCĐ cũng phải chịu thuế thu nhập, lỗ do thanh lý TSCĐ sẽ
được giảm trừ cho mục đích thuế thu nhập. Cơ sở tính thuế thu nhập của TSCĐ này
là 70.

(2) 
Khoản phải thu thương mại có giá trị ghi sổ là 100. Doanh thu tương ứng
của khoản phải thu thương mại đã được tính vào lợi nhuận tính thuế thu nhập (lỗ
tính thuế). Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản phải thu thương mại này là 100.

(3)  Một
khoản cổ tức phải thu từ một công ty con có giá trị ghi sổ là 100. Khoản cổ tức
này không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Về thực chất, toàn bộ giá trị
ghi sổ của tài sản này có thể được giảm trừ khỏi các lợi ích kinh tế. Do vậy,
cơ sở tính thuế thu nhập của cổ tức phải thu là 100.

      Theo
ví dụ này, ở đây không có chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập. Có thể
phân tích theo cách khác như sau: Khoản cổ tức phải thu này có cơ sở tính thuế
thu nhập là không (0) và thuế suất thuế thu nhập là 0% được áp dụng cho khoản
chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập phát sinh là 100. Theo cả hai cách
nói trên thì đều không có thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

(4) Một khoản cho vay phải thu có giá trị
ghi sổ là 100. Việc thu hồi khoản vay này không có ảnh hưởng đến thuế thu nhập.
Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản cho vay phải thu này là 100.

05.   Cơ sở tính thuế thu nhập của
một khoản nợ phải trả: Là giá
trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập
của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai. Trường hợp doanh thu nhận trước,
cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của nó, trừ
đi phần giá trị của doanh thu đó sẽ được ghi nhận nhưng không phải chịu thuế
thu nhập trong tương lai.

            Ví dụ:

(1) Nợ
phải trả ngắn hạn có khoản mục “chi phí phải trả” về chi phí trích trước lương
nghỉ phép với giá trị ghi sổ là 100. Chi phí phải trả tương ứng được khấu trừ
cho mục đích tính thuế thu nhập trên cơ sở thực chi. Cơ sở tính thuế thu nhập của
khoản mục nợ phải trả đó là không (0).

(2) Nợ phải trả ngắn hạn có khoản “tiền
lãi nhận trước” với giá trị ghi sổ là 100. Doanh thu tiền lãi tương ứng phải chịu
thuế thu nhập trên cơ sở phân bổ phù hợp với kỳ tính lãi. Cơ sở tính thuế thu
nhập của khoản lãi nhận trước này là không
(0).

(3) Nợ phải trả ngắn hạn có khoản “chi phí
phải trả” về tiền điện, nước, điện thoại có giá trị ghi sổ là 100. Chi phí phải
trả này đã được khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập tại năm hiện hành. Cơ
sở tính thuế thu nhập của khoản nợ phải trả này là 100.

(4) Nợ phải trả ngắn hạn có khoản “tiền phạt
phải trả” với giá trị ghi sổ là 100. Tiền phạt không được khấu trừ cho mục đích
tính thuế thu nhập. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản tiền phạt phải trả này
là 100.

    
Theo ví dụ này, ở đây không có chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Có thể
phân tích theo cách khác như sau: Khoản tiền phạt phải trả này có cơ sở tính
thuế thu nhập là không (0) và thuế suất thuế thu nhập là 0% được áp dụng cho
khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh là 100. Theo cả hai cách nói
trên thì đều không có tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

(5) Một khoản đi vay
phải trả có giá trị ghi sổ là 100. Việc thanh toán khoản vay này không có ảnh
hưởng đến thuế thu nhập. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản đi vay này là 100.

06. Một vài khoản mục
có cơ sở tính thuế nhưng lại không được ghi nhận là tài sản và nợ phải trả trên
Bảng cân đối kế toán. Ví dụ, một khoản chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ có giá
trị lớn đã được ghi nhận ngay là chi phí khi xác định lợi nhuận kế toán của kỳ
khi khoản chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ này phát sinh nhưng chỉ được coi là
một khoản khấu trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế thu nhập (lỗ tính thuế) của
các kỳ sau đó. Chênh lệch giữa cơ sở tính thuế thu nhập của khoản chi phí mua sắm
công cụ, dụng cụ này là giá trị mà cơ quan thuế cho phép được khấu trừ trong kỳ
tương lai, với giá trị ghi sổ bằng không (0) của nó, vì đây là khoản chênh lệch
tạm thời được khấu trừ và sẽ tạo ra một tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

07.  Khi
cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay một khoản nợ phải trả chưa rõ
ràng, ngoại trừ một số trường hợp nhất định cần phải xem xét đến nguyên tắc cơ
bản mà chuẩn mực này dựa vào là một doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản thuế
thu nhập hoãn lại phải trả (tài sản thuế thu nhập hoãn lại) bất cứ khi nào việc
thu hồi hay thanh toán giá trị ghi sổ của một tài sản hay một khoản nợ phải trả
làm cho khoản phải nộp thuế thu nhập trong tương lai nhiều hơn (hay ít đi) so với
số thuế thu nhập phải nộp trong năm hiện hành nếu việc thu hồi hay thanh toán
này không có ảnh hưởng đến thuế thu nhập.

Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành phải nộp
và tài sản thuế thu nhập hiện hành

08.  Thuế thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và
các kỳ trước, nếu chưa nộp, phải được ghi nhận là nợ phải trả. Nếu giá trị đã nộp
trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số phải nộp cho các kỳ đó, thì phần
giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản.

Ghi nhận
thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Chênh lệch tạm thời chịu thuế
thu nhập doanh nghiệp

09.
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch
tạm thời chịu thuế, trừ khi nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi
nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này
không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc
lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch,.

10.    Cơ
sở của việc ghi nhận một tài sản là giá trị ghi sổ của tài sản đó sẽ được thu hồi
thông qua hình thức doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Khi giá trị ghi sổ của tài sản vượt quá cơ sở tính thuế thu nhập của nó thì giá
trị của lợi ích kinh tế phải chịu thuế thu nhập sẽ vượt quá giá trị sẽ được
phép khấu trừ cho mục đích tính thuế. Đây là chênh lệch tạm thời chịu thuế và
nghĩa vụ phải trả cho khoản thuế thu nhập do chênh lệch này tạo ra trong tương
lai chính là thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Khi doanh nghiệp thu hồi giá trị
sổ của tài sản đó thì khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế sẽ hoàn nhập và doanh
nghiệp sẽ có lợi nhuận chịu thuế thu nhập. Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp sẽ
bị giảm đi do phải nộp thuế thu nhập. Chuẩn mực này yêu cầu phải ghi nhận tất cả
các khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả, trừ những trường hợp cụ thể được trình
bày trong đoạn 09.

   Ví dụ:

Một tài sản cố định có nguyên
giá là 150, giá trị còn lại là 100. Khấu hao luỹ kế cho  mục đích tính thuế thu nhập là 90 và thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%.

Cơ sở tính thuế thu nhập của
tài sản là 60 (nguyên giá 150 trừ khấu hao luỹ kế cho mục đích tính thuế 90). Để
thu hồi giá trị ghi sổ 100 này, doanh nghiệp phải có thu nhập chịu thuế là 100,
nhưng chỉ có thể có khấu hao cho mục đích tính thuế là 60. Do vậy, doanh nghiệp
sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 11,2 (28% của 40) khi doanh nghiệp thu hồi
giá trị ghi sổ của tài sản này. Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ 100 và cơ sở
tính thuế 60 là khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế 40. Vì vậy, doanh nghiệp
ghi nhận một khoản nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả là 11,2 thể hiện phần thuế
thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ phải nộp khi doanh nghiệp thu hồi được
giá trị ghi sổ của tài sản.

11.    Một
số chênh lệch tạm thời phát sinh khi thu nhập hoặc chi phí được tính vào lợi
nhuận kế toán của một kỳ, nhưng lại được tính vào lợi nhuận chịu thuế của một kỳ
khác. Các chênh lệch như vậy thường phát sinh do chênh lệch về thời gian. Các
chênh lệch tạm thời loại này là các chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và làm
phát sinh thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

         Ví
dụ:

         Khấu
hao sử dụng khi xác định lợi nhuận tính thuế (lỗ tính thuế) có thể khác với khấu
hao sử dụng khi xác định lợi nhuận kế toán. Chênh lệch tạm thời là chênh lệch
giữa giá trị ghi sổ của tài sản và cơ sở tính thuế của nó được tính theo nguyên
giá trừ đi các khoản giảm trừ theo Luật thuế quy định khi xác định lợi nhuận
tính thuế của kỳ hiện hành và các kỳ trước. Một khoản chênh lệch tạm thời chịu
thuế phát sinh và tạo ra một khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi tài sản
được khấu hao cho mục đích tính thuế nhanh hơn so với khấu hao cho mục đích kế
toán. Nếu khấu hao cho mục đích tính thuế chậm hơn so với khấu hao cho mục đích
kế toán sẽ phát sinh khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ và tạo ra một tài
sản thuế thu nhập hoãn lại.

Ghi nhận ban đầu của tài sản và nợ phải trả

12.    Một
khoản chênh lệch tạm thời có thể phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu của một tài
sản hoặc nợ phải trả như khi một phần hoặc toàn bộ giá trị của một tài sản
không được khấu trừ cho mục đích tính thuế. Phương pháp kế toán cho khoản chênh
lệch tạm thời này phụ thuộc vào bản chất của giao dịch dẫn đến việc ghi nhận
ban đầu của tài sản.

         Nếu
giao dịch đó ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế, doanh
nghiệp ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn
lại và ghi nhận chi phí hoặc thu nhập thuế hoãn lại phát sinh trong báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh (xem đoạn 41).

Chênh
lệch tạm thời được khấu trừ

13.    Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi
nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khi chắc chắn trong
tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được
khấu trừ này, ngoại trừ tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ ghi nhận ban đầu của
một tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng
đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (lỗ tính thuế) tại thời
điểm giao dịch.

14.    Cơ
sở ghi nhận một khoản nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó sẽ được thanh toán
trong tương lai thông qua việc doanh nghiệp bị mất đi lợi ích kinh tế. Khi lợi
ích kinh tế bị mất đi, một phần hoặc toàn bộ giá trị của chúng có thể sẽ được
giảm trừ khỏi lợi nhuận tính thuế của kỳ sau kỳ mà khoản nợ phải trả đó được
ghi nhận. Trường hợp như vậy, chênh lệch tạm thời tồn tại giữa giá trị ghi sổ của
khoản nợ phải trả và cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó. Do vậy, phát
sinh một tài sản thuế thu nhập hoãn lại về các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp
sẽ được thu hồi trong tương lai, khi phần của khoản nợ phải trả đó được phép khấu
trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế.

         Tương
tự như vậy, nếu giá trị ghi sổ của một tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài
sản đó thì chênh lệch làm phát sinh một tài sản thuế thu nhập hoãn lại về các
khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được thu hồi trong tương lai.

            Ví dụ:

Một doanh nghiệp ghi
nhận một khoản nợ phải trả 100, là chi phí phải trả về bảo hành sản phẩm. Cho mục
đích tính thuế thu nhập, chi phí bảo hành sản phẩm chỉ được khấu trừ khi doanh
nghiệp thanh toán nghĩa vụ bảo hành. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là
28%.

Cơ sở tính thuế các khoản nợ phải trả này
là không (giá trị ghi sổ 100, trừ đi phần giá trị của khoản nợ phải trả 100 sẽ
được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong tương lai). Khi thanh toán nợ phải
trả theo giá trị ghi sổ, doanh nghiệp sẽ được giảm lợi nhuận tính thuế trong
tương lai của mình với giá trị 100 và do đó thuế thu nhập giảm 28 (28% của
100). Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ 100 và cơ sở tính thuế 0, là chênh lệch tạm
thời được khấu trừ 100. Vì vậy, doanh nghiệp ghi nhận tài sản thuế thu nhập
hoãn lại là 28, với điều kiện doanh nghiệp chắc chắn sẽ có được đủ lợi nhuận
tính thuế trong tương lai để có thể hưởng lợi từ việc giảm thuế trong tương
lai.

15.    Chênh
lệch có thể được khấu trừ dẫn đến ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ví dụ:

          Chi phí về các khoản trích trước sửa chữa lớn
TSCĐ được tính trừ vào lợi nhuận kế toán, nhưng chỉ được khấu trừ vào lợi nhuận
tính thuế thu nhập khi doanh nghiệp thực chi. Trường hợp này sẽ có chênh lệch tạm
thời giữa giá trị ghi sổ của khoản chi phí phải trả với cơ sở tính thuế của khoản
nợ phải trả. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ này làm phát sinh tài sản thuế
thu nhập hoãn lại do doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi ích kinh tế dưới hình thức
giảm lợi nhuận tính thuế khi doanh nghiệp thực chi về sửa chữa lớn TSCĐ.

16.    Việc
hoàn nhập các chênh lệch tạm thời được khấu trừ dẫn đến sự giảm trừ khi xác định
lợi nhuận tính thuế trong tương lai. Doanh nghiệp sẽ chỉ được hưởng lợi ích
kinh tế dưới hình thức giảm trừ các khoản nộp thuế nếu doanh nghiệp có đủ lợi
nhuận tính thuế để có thể bù trừ với phần giảm trừ đó. Do vậy, một doanh nghiệp
chỉ ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại khi chắc chắn có lợi nhuận tính thuế
để sử dụng các chênh lệch tạm thời được khấu trừ.

17.    Việc
có lợi nhuận tính thuế để sử dụng các chênh lệch tạm thời được khấu trừ được
coi là chắc chắn khi có đủ các chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến cùng
một cơ quan thuế và cùng một đơn vị chịu thuế, và các chênh lệch tạm thời chịu
thuế đó dự kiến sẽ được hoàn nhập:

<![if !supportLists]>a)      <![endif]>Trong cùng kỳ với sự hoàn nhập chênh lệch
tạm thời được khấu trừ đó; hoặc

<![if !supportLists]>b)      <![endif]>Trong các kỳ mà một khoản lỗ tính thuế
phát sinh từ tài sản thuế thu nhập hoãn lại đó có thể được khấu trừ chuyển sang
các kỳ sau.

Trong tình huống như vậy, tài sản thuế thu nhập
hoãn lại được ghi nhận trong kỳ sẽ phát sinh các chênh lệch tạm thời được khấu
trừ.

18.    Khi
không có đủ các chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến cùng một cơ quan
thuế và cùng đơn vị chịu thuế, thì tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi
nhận trong phạm vi:

<![if !supportLists]>a)      <![endif]>Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận chịu thuế
liên quan đến cùng một cơ quan thuế và đơn vị chịu thuế trong cùng kỳ phát sinh
việc hoàn nhập các chênh lệch tạm thời được khấu trừ (hoặc trong các kỳ mà một
khoản lỗ tính thuế phát sinh từ tài sản thuế thu nhập hoãn lại đó có thể được
khấu trừ chuyển sang năm sau). Khi đánh giá lợi nhuận chịu thuế trong tương
lai, doanh nghiệp không tính đến các giá trị chịu thuế phát sinh từ các chênh lệch
tạm thời được khấu trừ dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai, vì tài sản thuế
thu nhập hoãn lại phát sinh từ các chênh lệch tạm thời được khấu trừ này cũng sẽ
đòi hỏi lợi nhuận chịu thuế để được sử dụng; hoặc

<![if !supportLists]>b)      <![endif]>Vận dụng hợp lý các quy định về thuế để tạo
ra lợi nhuận tính thuế của những kỳ thích hợp.

19.    Vận
dụng hợp lý các quy định về thuế là biện pháp mà doanh nghiệp có thể thực hiện
để tạo ra hoặc tăng mức thu nhập tính thuế trong một kỳ cụ thể trước khi hết hạn
chuyển một khoản lỗ hay một khoản ưu đãi thuế. Ví dụ lợi nhuận tính thuế có thể
được tạo ra hoặc tăng lên bởi:

<![if !supportLists]>a)      <![endif]>Tạm hoãn khoản bồi thường để không giảm trừ
vào lợi nhuận tính thuế;

<![if !supportLists]>b)      <![endif]>Bán hoặc cho thuê lại các tài sản đã tăng
giá nhưng cơ sở tính thuế không điều chỉnh theo sự tăng giá đó; và

<![if !supportLists]>c)      <![endif]>Bán các tài sản tạo ra thu nhập không chịu
thuế như bán trái phiếu chính phủ để mua khoản đầu tư khác tạo ra thu nhập tính
thuế.

         Khi
vận dụng các quy định về thuế có thể tạo ra khả năng chuyển lợi nhuận tính thuế
từ kỳ sau lên kỳ trước, việc sử dụng một khoản lỗ hay một khoản ưu đãi thuế được
khấu trừ chuyển sang vẫn phụ thuộc vào sự có được lợi nhuận tính thuế trong
tương lai được tạo ra từ các nguồn khác chứ không phải là từ các chênh lệch tạm
thời phát sinh trong tương lai.

20.    Khi
doanh nghiệp liên tiếp thua lỗ thì doanh nghiệp phải xem xét các quy định trong
đoạn 22 và 23.

Các
khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng

21.    Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi
nhận cho giá trị được khấu trừ chuyển sang các kỳ sau của các khoản lỗ tính thuế
và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng trong phạm vi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính
thuế trong tương lai để sử dụng các khoản lỗ tính thuế và các ưu đãi thuế chưa
sử dụng đó.

22.    Điều
kiện ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ giá trị được khấu trừ
chuyển sang của các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng cũng
giống với điều kiện ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các
khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Tuy nhiên, sự tồn tại của các khoản lỗ
tính thuế chưa sử dụng là bằng chứng rõ ràng
về việc doanh nghiệp có thể không có lợi nhuận tính thuế trong tương lai. Khi
doanh nghiệp liên tiếp thua lỗ thì doanh nghiệp chỉ ghi nhận tài sản thuế thu
nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế hay các khoản ưu đãi thuế
chưa sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp có đủ các chênh lệch tạm thời chịu thuế
hoặc có bằng chứng thuyết phục khác về việc sẽ có lợi nhuận tính thuế để doanh
nghiệp có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa
sử dụng đó. Trường hợp này yêu cầu là phải trình bày giá trị tài sản thuế thu
nhập hoãn lại và các bằng chứng ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (xem đoạn
59).

23.    Để
đánh giá khả năng chắc chắn sẽ có lợi nhuận tính thuế để có thể sử dụng được
các khoản lỗ tính thuế được khấu trừ chuyển sang năm sau và các khoản ưu đãi
thuế chưa sử dụng, doanh nghiệp cần cân nhắc các điều kiện sau:

<![if !supportLists]>a)      <![endif]>Doanh nghiệp có đủ các chênh lệch tạm thời
chịu thuế liên quan đến cùng  cơ quan thuế
và cùng đơn vị chịu thuế mà các chênh lệch này sẽ làm phát sinh các khoản phải
chịu thuế để có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế hoặc các khoản ưu đãi
thuế chưa sử dụng trước khi các khoản này hết hạn sử dụng;

<![if !supportLists]>b)      <![endif]>Doanh nghiệp có lợi nhuận tính thuế trước
khi hết hạn sử dụng các khoản chuyển lỗ và các khoản ưu đãi thuế chưa được sử dụng;

<![if !supportLists]>c)      <![endif]>Nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ tính thuế
chưa sử dụng có tiếp tục xảy ra hay không; và

<![if !supportLists]>d)     <![endif]>Các quy định về thuế (xem đoạn 19) có cho
phép doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận tính thuế trong kỳ có thể sử dụng được các
khoản lỗ tính thuế hay các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.

Nếu không chắc chắn có lợi nhuận tính thuế để sử dụng
các khoản lỗ chịu thuế và các khoản ưu đãi thuế, thì tài sản thuế thu nhập hoãn
lại không được ghi nhận.

Đánh
giá lại tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận

24.    Tại
các ngày kết thúc niên độ kế toán, doanh nghiệp phải đánh giá các tài sản thuế
thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận. Doanh nghiệp cần ghi nhận tài sản thuế
thu nhập hoãn lại trước đó chưa được ghi nhận khi việc có được lợi nhuận tính
thuế trong tương lai để cho phép tài sản thuế hoãn lại được thu hồi trở nên chắc
chắn. Ví dụ, việc cải thiện điều kiện kinh doanh làm cho yếu tố chắc chắn trở
nên rõ ràng hơn là doanh nghiệp sẽ tạo ra đủ lợi nhuận tính thuế trong tương
lai, thỏa mãn các quy định trong đoạn 13 hoặc 21.

Khoản
đầu tư vào công ty
con,
chi nhánh, công ty liên kết và các khoản vốn góp liên doanh

25. Một doanh nghiệp phải
ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho tất cả các chênh lệch tạm thời chịu
thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công    
ty con, chi nhánh, công ty liên kết và các khoản vốn góp liên doanh, trừ
khi đáp ứng được cả 2 điều kiện sau:

a)    Công ty mẹ, nhà đầu tư hoặc bên liên doanh có khả năng kiểm soát
thời gian hoàn nhập khoản chênh lệch tạm thời;

b)    Chắc chắn khoản chênh lệch tạm thời sẽ không được hoàn nhập trong
tương lai có thể dự đoán được.

26.    Khi
một công ty mẹ kiểm soát được chính sách chia cổ tức của công ty con, công ty mẹ
có thể kiểm soát thời gian hoàn nhập các chênh lệch tạm thời gắn liền với khoản
đầu tư đó (bao gồm các chênh lệch tạm thời phát sinh không chỉ từ lợi nhuận
chưa phân phối mà còn từ các chênh lệch chuyển đổi ngoại tệ). Hơn nữa, thường
không thể xác định được giá trị khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải trả
khi chênh lệch tạm thời hoàn nhập. Khi công ty mẹ xác định lợi nhuận của công
ty con sẽ không được phân phối trong tương lai có thể dự đoán được, thì công ty
mẹ không ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Đối với khoản đầu tư vào các
chi nhánh, quá trình xem xét cũng diễn ra tương tự.

27.  
Doanh nghiệp ghi nhận theo đơn vị tiền tệ chính thức trong ghi chép kế
toán cho các khoản mục tài sản và nợ phải trả phi tiền tệ của hoạt động ở nước
ngoài mà hoạt động này là một phần không thể tách rời với hoạt động của doanh
nghiệp (xem Chuẩn mực kế toán số 10 “ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối
đoái”).

         Khi
lợi nhuận tính thuế hay lỗ tính thuế và cơ sở tính thuế thu nhập của khoản mục
tài sản và nợ phải trả phi tiền tệ của hoạt động ở nước ngoài được xác định bằng
ngoại tệ, thì các thay đổi tỷ giá hối đoái cũng làm phát sinh các chênh lệch tạm
thời. Chênh lệch tạm thời này liên quan đến tài sản và nợ phải trả của hoạt động
ở nước ngoài chứ không liên quan tới khoản đầu tư của doanh nghiệp báo cáo nên
doanh nghiệp báo cáo ghi nhận nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoặc tài sản
thuế thu nhập hoãn lại (nếu thỏa mãn điều kiện ở đoạn 13) phát sinh. Thuế thu
nhập hoãn lại phát sinh được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(xem đoạn 40).

28.    Nhà
đầu tư của công ty liên kết nếu không có quyền kiểm soát thì không quyết định
được chính sách chia cổ tức của công ty liên kết đó. Khi không có thỏa thuận là
lợi nhuận của công ty liên kết sẽ không được phân phối trong tương lai có thể dự
đoán được, thì nhà đầu tư phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát
sinh từ khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với khoản đầu tư của nhà đầu
tư vào công ty liên kết. Trong một số trường hợp, nhà đầu tư có thể không xác định
được số thuế sẽ phải trả nếu thu hồi giá vốn của khoản đầu tư vào công ty liên
kết, nhưng có thể xác định được là nó sẽ bằng hoặc vượt mức tối thiểu. Trường hợp
này, thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định theo mức tối thiểu đó.

29.    Các
bên liên doanh thường thoả thuận về việc phân chia lợi nhuận và xác định việc
quyết định phân chia này cần có sự đồng ý của tất cả các bên liên doanh hay chỉ
cần sự đồng ý của đa số bên liên doanh. Khi một bên liên doanh có thể kiểm soát
việc phân chia lợi nhuận và chắc chắn rằng lợi nhuận sẽ không được phân chia
trong tương lai có thể dự đoán được thì thuế thu nhập hoãn lại phải trả không
được ghi nhận.

30.    Doanh nghiệp cần phải ghi nhận tài sản thuế
thu nhập hoãn lại cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ
các khoản đầu tư vào các công ty con, chi nhánh, công ty liên kết và các khoản
vốn góp liên doanh khi chắc chắn là:

<![if !supportLists]>a)     
<![endif]>Chênh lệch tạm thời sẽ hoàn nhập trong
tương lai có thể dự đoán được; và

<![if !supportLists]>b)     
<![endif]>Có lợi nhuận chịu thuế để sử dụng được khoản
chênh lệch tạm thời đó.

31.    Để
xác định có nên ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại cho các chênh lệch tạm
thời được khấu trừ gắn liền với các khoản đầu tư vào các công ty con, chi
nhánh, công ty liên kết và các khoản vốn góp liên doanh hay không, doanh nghiệp
cần xem xét quy định ở các đoạn từ 17 đến 20.

Xác định giá trị

32.    Thuế thu nhập hiện hành phải nộp (hoặc tài sản
thuế thu nhập hiện hành) cho năm hiện hành và các năm trước được xác định bằng
giá trị dự kiến phải nộp cho (hoặc thu hồi từ) cơ quan thuế, sử dụng các mức
thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán.

33.    Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu
nhập hoãn lại phải trả cần được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho
năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán, dựa trên các mức thuế
suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán.

34.    Tài
sản thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại cũng như thuế thu nhập hiện
hành và thuế thu nhập hoãn lại phải trả thường được tính theo thuế suất thuế
thu nhập doanh  nghiệp đã ban hành.

35.    Việc xác định giá trị thuế thu nhập hoãn lại
phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải phản ảnh các ảnh hưởng về thuế
theo đúng cách thức thu hồi hoặc thanh toán giá trị ghi sổ của các khoản mục
tài sản và nợ phải trả mà doanh nghiệp dự kiến tại ngày kết thúc niên độ kế
toán.

36.    Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và nợ thuế
thu nhập hoãn lại phải trả không được chiết khấu.

37.    Để
có thể xác định một cách tin cậy tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập
hoãn lại phải nộp trên cơ sở chiết khấu, cần phải có biểu chi tiết về thời gian
hoàn nhập của từng khoản chênh lệch tạm thời. Trong nhiều trường hợp, việc có
được biểu chi tiết như vậy là không thực tế hoặc rất phức tạp. Vì vậy, việc đòi
hỏi bắt buộc phải chiết khấu các tài sản thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả
là không phù hợp. Nếu cho phép mà không đòi hỏi bắt buộc phải chiết khấu sẽ dẫn
đến tài sản thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả không được áp dụng nhất
quán giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, chuẩn mực này không đòi hỏi bắt buộc và cũng
không cho phép chiết khấu tài sản thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả.

38.    Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập
hoãn lại phải được xem xét lại vào ngày kết thúc niên độ kế toán. Doanh nghiệp
phải giảm giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại đến mức đảm bảo chắc
chắn có đủ lợi nhuận tính thuế cho phép lợi ích của một phần hoặc toàn bộ tài sản
thuế thu nhập hoãn lại được sử dụng. Các khoản ghi giảm này cần phải hoàn nhập
khi xác định chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế.

Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành và thuế
thu nhập hoãn lại

39.    Kế
toán đối với ảnh hưởng về thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại của
một giao dịch hay sự kiện khác được ghi nhận nhất quán với việc ghi nhận cho
chính giao dịch hay sự kiện đó theo quy định tại các đoạn từ 40 đến 47.

Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh

40.    Thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập
hoãn lại được ghi nhận là thu nhập hay chi phí để tính lãi, lỗ của kỳ phát
sinh, ngoại trừ trường hợp thuế thu nhập phát sinh từ một giao dịch hoặc sự kiện
được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ hay một kỳ khác (xem
các đoạn từ 43 đến 47).

41.    Phần lớn tài sản thuế thu nhập hoãn lại và
thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh khi một khoản thu nhập hoặc chi phí
được tính vào lợi nhuận kế toán của một kỳ, nhưng được tính vào lợi nhuận tính
thuế (lỗ tính thuế) của một kỳ khác. Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh được ghi
nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, như:

<![if !supportLists]>a)      <![endif]>Doanh thu chênh lệch tỷ giá đánh giá lại
cuối năm tài chính được tính vào lợi nhuận kế toán theo quy định ở Chuẩn mực kế
toán số 10 “ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”, nhưng chỉ được đưa
vào lợi nhuận tính thuế (lỗ tính thuế) trên cơ sở thực tế phát sinh; và

<![if !supportLists]>b)      <![endif]>Chi phí công cụ, dụng cụ được tính vào Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”
nhưng phải được phân bổ dần để khấu trừ cho mục đích tính thuế.

42.    Giá
trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả
có thể thay đổi thậm chí cả khi không có sự thay đổi giá trị của các chênh lệch
tạm thời có liên quan, như:

            a)
Khi có thay đổi về thuế suất hoặc Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

            b)
Khi đánh giá lại khả năng thu hồi của tài sản thuế thu nhập hoãn lại; hoặc

            c)
Khi thay đổi cách thức thu hồi giá trị tài sản.        

         Thuế
thu nhập hoãn lại phát sinh được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, ngoại trừ phạm vi liên quan đến các khoản mục trước đây đã được ghi thẳng
vào vốn chủ sở hữu (xem đoạn 45).

Các
khoản mục ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu

43.    Thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập
hoãn lại phải được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu nếu khoản thuế đó có liên quan
đến các khoản mục được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ hay kỳ khác.

44.    Chuẩn
mực kế toán Việt Nam yêu cầu hoặc cho phép một số khoản mục được ghi thẳng vào
vốn chủ sở hữu, như:

a) Điều chỉnh số dư đầu kỳ của lợi nhuận
giữ lại do có thay đổi về chính sách kế toán, mà việc thay đổi này được áp dụng
hồi tố hoặc phải sửa do có lỗi cơ bản (xem Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi
chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”);

b) Chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo
tài chính của cơ sở ở nước ngoài (xem Chuẩn mực kế toán số 10 “ảnh hưởng của việc
thay đổi tỷ giá hối đoái”).

45.    Trường
hợp ngoại lệ, có thể khó xác định giá trị thuế thu nhập hiện hành hoặc thuế thu
nhập hoãn lại liên quan đến các khoản mục được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu.

Ví dụ:

<![if !supportLists]>a)      <![endif]>Thay đổi về thuế suất hay các quy định về
thuế làm ảnh hưởng đến tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại
phải trả có liên quan (một phần hay toàn bộ) tới một khoản mục trước đây đã được
ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu; hoặc

<![if !supportLists]>b)      <![endif]>Doanh nghiệp đã xác định tài sản thuế thu
nhập hoãn lại phải được ghi nhận hoặc không được tiếp tục ghi nhận toàn bộ giá
trị, và tài sản thuế thu nhập hoãn lại đó liên quan (một phần hay toàn bộ) tới
một khoản mục trước đây đã được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu.

         Trường
hợp này thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hiện hành liên quan đến các khoản
mục được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu sẽ được tính dựa trên sự phân bổ hợp lý của
thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hiện hành của doanh nghiệp trong khuôn
khổ quy định về thuế liên quan, hoặc theo phương pháp khác nhằm đạt được sự
phân bổ phù hợp hơn tuỳ từng trường hợp cụ thể.

46.    Khi
một tài sản được đánh giá lại cho mục đích thuế và việc đánh giá lại đó liên
quan đến việc đánh giá lại cho mục đích kế toán (nếu có theo quy định của pháp
luật) ở một kỳ trước, hoặc dự kiến sẽ thực hiện ở một kỳ sau này, ảnh hưởng đến
thuế của cả việc đánh giá lại và điều chỉnh cơ sở tính thuế được ghi vào vốn chủ
sở hữu trong kỳ thực hiện việc đánh giá lại. Tuy nhiên, nếu việc đánh giá lại
cho mục đích thuế không liên quan đến việc đánh giá lại cho mục đích kế toán được
thực hiện ở một kỳ trước đó hoặc ở kỳ sau này, ảnh hưởng thuế của việc điều chỉnh
cơ sở tính thuế sẽ được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

47.    Khi
doanh nghiệp thanh toán cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài kinh doanh không
có cơ sở thường trú tại Việt Nam, doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập cho cơ
quan thuế thay cho tổ chức, cá nhân này. Theo quy định hiện hành, khoản nộp thuế
trên thu nhập này được gọi là thuế khấu trừ tại nguồn. Khoản phải nộp hay đã nộp
này được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu như một phần của cổ tức, hay lợi nhuận.

Trình bày

Tài
sản thuế thu nhập hoãn lại và nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả

48.    Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và nợ thuế
thu nhập hoãn lại phải trả phải được trình bày tách biệt với các tài sản và nợ
phải trả khác trong Bảng cân đối kế toán. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và nợ
thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được phân biệt với các tài sản thuế thu nhập
hiện hành và thuế thu nhập hiện hành phải nộp.

49.    Khi doanh nghiệp phân loại thành tài sản ngắn
hạn, nợ phải trả ngắn hạn và các tài sản và nợ phải trả dài hạn trên báo cáo
tài chính, thì không được phân loại các tài sản thuế thu nhập hoãn lại (nợ thuế
thu nhập hoãn lại phải trả) thuộc các khoản mục phản ánh về tài sản ngắn hạn
(hoặc nợ phải trả ngắn hạn).

Bù trừ

50.  
Doanh nghiệp chỉ được bù trừ các tài sản thuế thu nhập hiện hành và nợ
phải trả thuế thu nhập hiện hành khi doanh nghiệp:

<![if !supportLists]>a)      <![endif]>Có quyền hợp pháp để bù trừ các khoản đã
được ghi nhận, và

<![if !supportLists]>b)      <![endif]>Dự định thanh toán trên cơ sở thuần hoặc sẽ
thu hồi tài sản đồng thời với thanh toán nợ phải trả.

51.  Doanh nghiệp chỉ được bù trừ các tài sản thuế
thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi:

<![if !supportLists]>a)     
<![endif]>Doanh nghiệp có quyền hợp pháp được bù trừ
giữa tài sản thuế thu nhập hiện hành với thuế thu nhập hiện hành phải nộp; và

<![if !supportLists]>b)     
<![endif]>Các tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế
thu nhập hoãn lại phải trả liên quan tới thuế thu nhập doanh nghiệp được quản
lý bởi cùng một cơ quan thuế đối với:

<![if !supportLists]>i)         
<![endif]>Cùng một đơn vị chịu thuế; hoặc

<![if !supportLists]>ii)       
<![endif]>Các đơn vị chịu thuế khác nhau có dự định
thanh toán thuế thu nhập hiện hành phải trả và tài sản thuế thu nhập hiện hành
trên cơ sở thuần hoặc thu hồi tài sản đồng thời với việc thanh toán nợ phải trả
trong từng kỳ tương lai khi các khoản trọng yếu của thuế thu nhập hoãn lại phải
trả hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại được thanh toán hoặc thu hồi.

52.    Để
tránh phải hoàn nhập từng khoản chênh lệch tạm thời, Chuẩn mực này cho phép
doanh nghiệp được bù trừ tài sản thuế thu nhập hoãn lại với thuế thu nhập hoãn
lại phải trả của cùng đơn vị chịu thuế khi chúng liên quan tới thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp tại cùng một cơ quan thuế và doanh nghiệp có quyền hợp
pháp để bù trừ tài sản thuế thu nhập hiện hành với thuế thu nhập hiện hành phải
nộp.

53.    Trong
một số trường hợp, doanh nghiệp được quyền bù trừ trên cơ sở thuần chỉ cho một
số năm nhất định. Trường hợp này, doanh nghiệp phải trình bày biểu thời gian bù
trừ chi tiết để xem xét liệu thuế thu nhập hoãn lại phải trả có làm tăng các
khoản thanh toán thuế trong cùng một kỳ mà một tài sản thuế thu nhập hoãn lại của
một đơn vị chịu thuế khác sẽ làm giảm các khoản thanh toán của đơn vị chịu thuế
thứ hai.

Chi
phí thuế

Chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập liên
quan đến lãi hoặc lỗ từ các hoạt động kinh doanh thông thường

54.    Chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập liên
quan đến lãi hoặc lỗ từ các hoạt động kinh doanh thông thường phải được trình
bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Chênh lệch tỷ giá từ thuế thu nhập hoãn lại
phải trả ở nước ngoài hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại ở nước ngoài

55.    Chuẩn
mực kế toán số 10 “ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” quy định một số
khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phải được hạch toán vào thu nhập hoặc chi phí
nhưng không quy định cụ thể về trình bày các khoản chênh lệch này trên Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó, chênh lệch tỷ giá từ thuế thu nhập hoãn lại
phải trả ở nước ngoài hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại ở nước ngoài được ghi
nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các chênh lệch này có thể được
phân loại là chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập hoãn lại nếu việc trình bày
này được coi là dễ hiểu cho người sử dụng báo cáo tài chính.

Thuyết minh

56.    Các thành phần chủ yếu của chi phí (hoặc thu
nhập) thuế thu nhập doanh nghiệp phải được trình bày riêng biệt.

57.    Các
thành phần chủ yếu của chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập gồm:

<![if !supportLists]>a)      <![endif]>Chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập hiện
hành;

<![if !supportLists]>b)      <![endif]>Các điều chỉnh trong năm cho thuế thu nhập
hiện hành của các năm trước;

<![if !supportLists]>c)      <![endif]>Khoản chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập
hoãn lại liên quan đến việc hình thành và hoàn nhập các chênh lệch tạm thời;

<![if !supportLists]>d)     <![endif]>Khoản chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập
hoãn lại liên quan đến việc thay đổi thuế suất hoặc qui định các loại thuế mới;

<![if !supportLists]>e)      <![endif]>Khoản lợi ích phát sinh từ một khoản lỗ
tính thuế chưa được ghi nhận trước đây, một khoản ưu đãi thuế hoặc chênh lệch tạm
thời của các năm trước được dùng để giảm chi phí thuế thu nhập hiện hành;

<![if !supportLists]>f)       <![endif]>Khoản lợi ích từ lỗ tính thuế chưa được
ghi nhận trước đây, từ các ưu đãi thuế hoặc chênh lệch tạm thời của các năm trước
được dùng để giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại;

<![if !supportLists]>g)      <![endif]>Chi phí thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ
việc ghi giảm, hay hoàn nhập của khoản ghi giảm năm trước, của tài sản thuế thu
nhập hoãn lại được đề cập ở đoạn 38.

58.    Các mục sau đây cần được giải trình riêng rẽ

<![if !supportLists]>a)     
<![endif]>Tổng số thuế thu nhập hiện hành và thuế
thu nhập hoãn lại liên quan đến các khoản mục được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu;

<![if !supportLists]>b)     
<![endif]>Giải thích mối quan hệ giữa chi phí (hoặc
thu nhập) thuế và lợi nhuận kế toán theo một hoặc cả hai hình thức sau:

<![if !supportLists]>(i)     
<![endif]>Đối chiếu bằng số giữa chi phí (hoặc thu
nhập) thuế và tích số của lợi nhuận kế toán nhân (x) với mức thuế suất áp dụng
và cơ sở tính mức thuế suất áp dụng đó; hoặc

<![if !supportLists]>(ii)   
<![endif]>Đối chiếu bằng số giữa thuế suất hiệu quả
bình quân, mức thuế suất áp dụng và cơ sở tính mức thuế suất áp dụng.

<![if !supportLists]>c)     
<![endif]>Giải thích thay đổi về các mức thuế suất
áp dụng so sánh với niên độ kế toán trước;

<![if !supportLists]>d)     
<![endif]>Giá trị (ngày đáo hạn, nếu có) của các
chênh lệch tạm thời được khấu trừ, lỗ tính thuế chưa sử dụng và các ưu đãi thuế
chưa sử dụng mà chưa tài sản thuế thu nhập hoãn lại nào được ghi nhận vào Bảng
cân đối kế toán;

<![if !supportLists]>e)     
<![endif]>Chênh lệch tạm thời, mỗi loại lỗ tính thuế
chưa sử dụng cũng như các ưu đãi thuế chưa sử dụng;

<![if !supportLists]>f)      
<![endif]>Giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại
và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của
từng năm sử dụng;

<![if !supportLists]>g)     
<![endif]>Giá trị thu nhập hoặc chi phí thuế hoãn lại
được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nếu điều này không được
phản ánh rõ từ các thay đổi của các giá trị được ghi nhận trong Bảng cân đối kế
toán; và

<![if !supportLists]>h)    
<![endif]> Đối
với các trường hợp ngừng hoạt động, chi phí thuế liên quan tới:            

i) Lãi hoặc lỗ do ngừng hoạt động; và

ii)Lãi hoặc lỗ trong năm của các trường hợp ngừng hoạt
động, cùng với các giá trị tương ứng của mỗi năm trước được trình bày.

59.    Một doanh nghiệp phải trình
bày giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và bằng chứng cho việc ghi nhận,
khi:         

<![if !supportLists]>a)     
<![endif]>Việc sử dụng tài sản thuế thu nhập
hoãn lại phụ thuộc vào lợi nhuận tính thuế trong tương lai vượt quá mức lợi nhuận
phát sinh từ việc hoàn nhập các chênh lệch tạm thời chịu thuế hiện tại; và

<![if !supportLists]>b)     
<![endif]>Doanh nghiệp chịu lỗ trong năm hiện
hành hoặc năm trước do qui định pháp lý về thuế mà tài sản thuế hoãn lại có
liên quan.

60.    Nội dung giải trình theo quy định tại đoạn
58 (c) cho phép người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được liệu mối quan hệ giữa
chi phí (hoặc thu nhập) thuế và lợi nhuận kế toán là bình thường hay bất thường
và hiểu được các yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ này trong
tương lai. Mối quan hệ giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế và lợi nhuận kế toán
có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như thu nhập được miễn thuế, chi phí không
được khấu trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế (lỗ tính thuế), ảnh hưởng của lỗ
tính thuế và thuế suất ngoài nước.

61.    Khi trình bày mối quan hệ giữa chi phí (hoặc thu
nhập) thuế và lợi nhuận kế toán theo thuế suất hiện hành sẽ cung cấp thông tin
tốt nhất cho người sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

62.    Mức
thuế suất hiệu quả bình quân là lợi nhuận kế toán chia cho chi phí (hoặc thu nhập)
thuế.

63.    Thường
là không thực tế khi tính thuế thu nhập hoãn lại phải trả chưa được ghi nhận
phát sinh từ khoản đầu tư vào các công ty con, chi nhánh, công ty liên kết và
góp vốn vào các liên doanh. Chuẩn mực này quy định doanh nghiệp cần phải trình
bày tổng số các chênh lệch tạm thời nhưng không phải trình bày thuế thu nhập
hoãn lại phải trả. Doanh nghiệp được khuyến khích trình bày giá trị các khoản
thuế thu nhập hoãn lại phải trả chưa được ghi nhận để giúp những người sử dụng
báo cáo tài chính có thể thấy được các thông tin trên là hữu ích.

64.    Nếu
các thay đổi về thuế suất hoặc luật thuế được ban hành sau ngày kết thúc niên độ
kế toán, doanh nghiệp có thể trình bày bất kỳ ảnh hưởng quan trọng nào của các
thay đổi này đối với tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại
phải trả và thuế thu nhập hiện hành của doanh nghiệp (xem Chuẩn mực kế toán số
23 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”)./.

 

*  
*   *