VAR là gì và công nghệ VAR trong bóng đá có tác dụng như thế nào?
VAR là từ viết tắt của Video Assistant Referee – công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video. Ngày nay, VAR được sử dụng nhằm giúp các trọng tài bóng đá có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất.
Tùy từng hạ tầng (sân vận động) mà số lượng máy quay phục vụ cho VAR khác nhau. Nhưng tối thiểu là 33 camera được sử dụng trong một trận đấu, trong đó có 8 camera Super Slow Motion và 4 camera Ultra Slow Motion với tốc độ lên tới 120 khung hình trên giây, ngoài ra còn có các camera tốc độ thường với độ phân giải Ultra HD. Các camera này được đặt tại nhiều góc quan sát trên sân cũng như trên khán đài và cả 2 cầu môn để có đầy đủ và đa dạng góc nhìn cho các tình huống gây tranh cãi. VAR cũng sử dụng các camera chuyên dụng 2 bên biên để quan sát các tình huống việt vị.
Video Assistant Referee là công nghệ video hỗ trợ trọng tài được sử dụng lần đầu tiên tại Confederations Cup năm 2017, sau đó là giải Bundesliga (Đức) và Serie A (Ý); và được chính thức ra mắt vào World Cup 2018. Trước đó, công nghệ Goal line đã được FIFA áp dụng lần đầu tại World Cup 2014, tuy nhiên công nghệ này chỉ giúp xác định bàn thắng có hợp lệ hay không mà thôi.
VAR là công nghệ video quay chậm, phân tích được đường bóng ở nhiều góc độ giúp các trọng tài có thể đưa ra quyết định chính xác nhất. Công nghệ VAR ra đời là một cuộc cách mạng thật sự trong thế giới bóng đá.
Tại World Cup 2018, VAR đã phát huy khả năng tuyệt vời của mình khi giúp trọng tài có góc nhìn toàn cảnh và chính xác nhất về những tình huống xảy ra trong trận đấu. Do đó, VAR đã dần dần được hầu hết các giải đấu bóng đá trên khắp thế giới ứng dụng.
VAR gồm những gì và hoạt động như thế nào?
Để công nghệ VAR có thể hoạt động, sân vận đồng cần có một hệ thống camera được cài đặt giám sát với nhiều góc máy khác nhau.
Hệ thống VAR tối thiểu có 33 camera được sử dụng trong một trận đấu, trong đó có 8 camera Super Slow Motion và 4 camera Ultra Slow Motion với tốc độ lên tới 120 khung hình trên giây.
Tùy từng hạ tầng (sân vận động) mà số lượng máy quay phục vụ cho VAR khác nhau. Nhưng tối thiểu có 33 camera được sử dụng trong một trận đấu, trong đó có 8 camera Super Slow Motion và 4 camera Ultra Slow Motion với tốc độ lên tới 120 khung hình trên giây, ngoài ra còn có các camera tốc độ thường với độ phân giải Ultra HD. Các camera này được đặt tại nhiều góc quan sát trên sân cũng như trên khán đài và cả 2 cầu môn để có đầy đủ và đa dạng góc nhìn cho các tình huống gây tranh cãi. VAR cũng sử dụng các camera chuyên dụng 2 bên biên để quan sát các tình huống việt vị.
Ngoài ra cũng cần thêm một đội ngũ trọng tài video phụ, thường có 4 người làm việc tại một văn phòng đặt sát bên ngoài sân vận động. Các trọng tài phụ này sẽ báo cáo về cho trọng tài chính trận đấu khi VAR báo có lỗi vi phạm hoặc cho trọng tài chính ý kiến nếu họ cần tham khảo.
Đội ngũ trọng tài video được quyền truy cập vào toàn bộ camera có trên sân, kể cả những camera yêu cầu bản quyền hay giấy phép truyền thông. Bên cạnh đó, VAR có lắp đặt một số camera riêng để quan sát chi tiết các tình huống “khó nhằn” khác. Cụ thể, những hình ảnh slow-motion sẽ được sử dụng để xác định điểm tiếp xúc bóng hoặc điểm tiếp xúc khi cầu thủ gây ra một lỗi, trong khi đó hình ảnh tốc độ bình thường sẽ được dùng để nhận định cường độ hay chủ ý của cầu thủ khi phạm lỗi.
Khi trọng tài video phát hiện tình huống trên sân sẽ phát tín hiệu cho trọng tài chính thông qua một chiếc tai nghe. Sau đó, trọng tài chính sẽ ra hiệu tạm dừng trận đấu và cho các cầu thủ biết rằng có một quyết định đang được xem xét. Nếu nhận định tình huống không có lỗi, trọng tài sẽ cho phép trận đấu được tiếp tục.
Nếu xảy ra nghi vấn phạm lỗi hoặc “nhạy cảm” trong trận đấu, trọng tài chính sẽ ra hiệu bằng cách vẽ một hình chữ nhật bằng tay. Các trọng tài video sẽ đánh giá lại tình huống rồi gửi tới trọng tài chính, người sẽ ra quyết định cuối cùng.
Ở trường hợp này, trọng tài video gợi ý trọng tài chính xem lại tình huống bằng một màn hình đặt sát sân bóng. Trọng tài chính sẽ ra dấu hình chữ nhật trước khi đưa ra quyết định của mình. g hợp nào, trọng tài chính cũng phải liên tục đưa ra các quyết định. Trọng tài không thể để trận đấu diễn ra trong lúc chờ sự trợ giúp từ VAR. Trước đó, trọng tài phải chờ bóng đến một trí trung lập trước khi ra tín hiệu VAR để xem lại tình huống ban đầu.
VAR có thể can thiệp vào những tình huống nào trong trận đấu bóng đá?
Theo FIFA, VAR chỉ được sử dụng trong một số tình huống nhất định trong một trận đấu. Các tình huống này bao gồm quả đá phạt 11m, xác định lỗi, bàn thắng và thẻ đỏ trực tiếp.
Bàn thắng
Khi có một đội khiếu kiện về bàn thắng, VAR sẽ được dùng để phát hiện lỗi việt vị, kéo áo và các lỗi khác trong quá trình ghi bàn Ngay cả khi cầu thủ chỉ việt vị vài cm, bàn thắng cũng sẽ không được chấp nhận.
Penalties
Khu vực trong vòng cấm là nơi VAR hay được sử dụng nhất. Quyết định thổi phạt có thể được trọng tài duy trì hoặc hủy bỏ sau khi tham khảo VAR
Thẻ đỏ trực tiếp
Các hành vi bạo lực sẽ bị ngăn chặn bởi VAR. Tuy nhiên VAR chỉ đươc áp dụng đối với các tình huống thẻ đỏ trực tiếp, không áp dụng với thẻ vàng thứ 2.
Nhận diện sai lầm
Trọng tài xem lại video trong trận đấu giữa Việt Nam – Oman trong khuôn khổ vòng loại thứ 3 khu vực châu Á World Cup 2022 vừa qua.
Trong thực tế, các trọng tài cũng mắc phải không ít sai lầm, tuy nhiên VAR cũng có những hạn chế nhất định để đảm bảo không làm gián đoạn cuộc chơi.
Trong trận đấu giữa Việt Nam – Oman trong khuôn khổ vòng loại thứ 3 khu vực châu Á World Cup 2022. Kết thúc với tỉ số 3-1 nghiêng về Oman nhưng điều khiến người hâm mộ và cả thầy trò HLV Park Hang Seo nổi giận vẫn là những quyết định từ VAR lẫn trọng tài Adham Makhadmeh. Vị vua áo đen người Jordan cho thấy sự khắt khe trong những pha thổi phạt đền đối với tuyển Việt Nam, sau khi Tấn Tài, Duy Mạnh để động tác thừa.
Trọng tài Adham Makhadmeh và tổ VAR “nhiệt tình” tìm lỗi và thổi penalty trong tình huống của Duy Mạnh, nhưng vô cùng “quả quyết” và coi như… không có gì khi từ chối xem VAR trong tình huống Quang Hải bị hậu vệ Oman ngăn cản trong vòng cấm (phút 26 của trận đấu).
Đỉnh điểm làm tuyển Việt Nam cảm thất bất phục cũng nằm ở quyết định từ trọng tài với pha xem lại VAR khi Tiến Linh mở tỉ số.
Chuỗi pha bóng hợp lệ vô cùng rõ ràng, nhưng rốt cuộc ông Adham Makhadmeh “kỹ tính” tới mức kéo cả tình huống Công Phượng việt vị hay chưa mới đưa ra quyết định công nhận bàn thắng cho tuyển Việt Nam. Nó tạo ra sự ức chế khủng khiếp với học trò thầy Park, bởi có vẻ VAR và trọng tài cố tìm “vết” hòng huỷ đi bàn thắng của Tiến Linh.
Trên thực tế, nếu tình huống Quang Hải bị kéo ngã được xem kỹ như pha lập công của Tiến Linh rất có thể tuyển Việt Nam đã sớm có bàn thắng, nhưng xem chừng cũng khó đẩy trận đấu theo một chiều hướng khác có lợi hơn hay chiến thắng.
Bởi hàng loạt quyết định sau đó của trọng tài Adham Makhadmeh và VAR vẫn đủ làm tuyển Việt Nam khó giữ được cái đầu lạnh. Vì vậy, 3 bàn thua ở Muscat trước tiên do lỗi từ tuyển Việt Nam, nhưng cũng có tác động không nhỏ từ sự ức chế mà trọng tài, VAR tạo ra.
Tuyển Việt Nam có thể thua vì trình độ chưa bằng các đối thủ tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022, nhưng nếu tiếp tục thất bại bởi những trận cầu nhuốm màu bất công từ trọng tài, VAR như thế này thực sự… khó tiêu hoá.
Vì sao FIFA lại áp dụng VAR?
Theo FIFA thì họ muốn tải thiện độ chính xác của các quyết định trên sân. “Tôi sẽ nói với các fan hâm mộ bóng đá rằng công nghệ này đem tới những tác động tích cực”, Chủ tịch FIFA Infantino chia sẻ. VAR đã được sử dụng tại khoảng 1.000 trận đấu với độ chính xác từ 93-99%, người đứng đầu FIFA cho biết.
FIFA xem xét kỹ tất cả những tiềm năng mà công nghệ này có thể đem lại. Ông Infantino cũng cho rằng VAR cần cải thiện tốc độ phân tích trận đấu và truyền đạt tới các trọng tài.
Tuy có những ưu điểm vượt trội, thế nhưng không phải ai cũng ủng hộ VAR. Một nhóm những người thường xuyên đến sân cho biết họ không rõ lúc nào một quyết định sử dụng VAR được xem xét. Trong khi đó, nhóm người khác lại cho rằng bất chấp sự can thiệp của máy móc, những tình huống gây tranh cãi vẫn luôn là một phần của bóng đá.