VAI TRÒ CỦA SILIC ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Trong cuộc sống của chúng ta, có những thứ rất gần gũi với chúng ta nhưng hằng ngày chúng ta lại không biết nó từ đâu ra, nó tên gì? Ví dụ như Silic chẳng hạn. Có ai trong chúng biết được silic rất gần gũi với chúng ta qua hình dáng của ly tách thủy tinh, hoặc ở ngoài đất như cát, đá…
Nếu quý bà con biết trước khi học làm nông cùng asop nói thì quý bà con có thể comment ở dưới video này để học làm nông cùng asop có thể thống kê xem tỉ lệ bà con biết và không biết là bao nhiêu phần trăm nhé.
Đùa vui tí thôi, hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu chủ đề mới đó là tìm hiểu phân bón silic đối với cây trồng.
Thực sự thì có một số tài liệu nói là silic cây hút nó còn nhiều hơn đạm và lân, có thể xếp nó vào đa lượng. Ví dụ khi phân tích cây trồng cho thấy, để có được một tấn thóc cây lúa hút khoảng 20kg N thì cũng hút đến 80kg silic (SiO2). Đặc biệt, trong vỏ trấu chiếm 27kg silic/tấn thóc, các loại cây như ngô, mía, dứa thì silic được hấp thụ tương đương với đạm.
Vậy thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những khía cạnh quan trọng của phân bón Silic trong đời sống cây trồng nha
Đầu tiên thì chúng ta có câu hỏi là
1. Hình thù của Silic nó như thế nào?
2. Tác dụng của silic đối với cây trồng là gì?
3. Chúng ta không bón phân Silic được không?
4. Những loại phân bón nào chứa Silic?
5. Cách bón phân bón Silic như thế nào?
6. Cây nào cần nhiều Silic?
7. Trồng cây đất cát có cần bón thêm Silic không?
Chúng ta đi vào phần đầu tiên của chủ đề, đó chính là
1. Hình thù, hay còn gọi là hình thái
Như chúng ta đã biết,
Trong vỏ quá đất, Si là nguyên tố phổ biến thứ 2 sau oxy, chiếm 25% khối lượng quả đất. Lượng SiO2 trong đất cát ít bị phong hóa có thể đến 90% nhưng trong những đất nhiệt đới bị phong hóa mạnh chỉ khoảng 20%. Nhìn chung lượng SiO2 chiếm khoảng 60 -90% trong đất. Si là thành phần chính cấu tạo nên đá và khoáng vật.
Nếu môi trường có phản acid chiếm ưu thế thì Si chuyển thành những axit silic tự do, dễ bị rửa trôi và di chuyển xuống dưới sâu. Vì vậy mà vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm và đất nhiệt đới hình thành trên vỏ phong hóa này nghèo keo Si.
Có thể bạn đã nghe nhiều về “Thung lũng Silicon” được đặt tên như vậy bởi vì tầm quan trọng của nguyên tố này trong việc chế tạo các con chip của máy tính.
Mặc dù nó chiếm 28% trọng lượng của hành tinh, nhưng silic nguyên chất rất hiếm: hầu hết silic trong lớp vỏ trái đất đều liên kết với oxy. khi đó ta gọi là
Silica hoặc Silic dioxyt (SiO2) hoặc các khoáng vật Silicat là các dạng cái mà Silic của trái đất có thể bắt gặp được: đó là sự kết hợp giữa các nguyên tố Silicon và oxy, trong các cân bằng khách nhau.
90% của lớp vỏ trái đất bao gồm các hợp chất này. Các ví dụ thường được biết đến là: thạch anh, đá mã não, Onixo, ngọc thạch anh, chất khoáng bón cây, tac và khoáng chất Fenspat.
Silic mô tả một nhóm cao su – giống như các polyme, cái mà có nhiều khả năng là một phần của máy móc nông nghiệp hơn là so với dinh dưỡng cho cây trồng.
Vai trò của Silic
Chất Silic mới được coi là dinh dưỡng thiết yếu gần đây. Nhưng người ta cũng chưa xác định được liệu Silic tham gia vào thành phần cấu tạo và giữ nhiệm vụ gì trong cây? Cũng có người cho rằng Silic không có vai trò sinh lý gì ngoài nhiệm vụ làm cứng tế bào của cây. Vì khi trồng cây trong dung dịch, không bón Silic thì cây vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
Tuy vậy, khi phân tích cây ta thấy, để có được 1 tấn thóc, cây lúa hút khoảng 18 – 20 kg N thì có đến 80 kg Si02. Cũng có tài liệu khác nói là 103 kg Si02. Đặc biệt trong vỏ trấu chiếm đến 27 kg Silic/1 tấn thóc.
Như vậy là cây hút Silic còn nhiều hơn N và K. Dù chưa thống nhất về vai trò sinh lý của Silic trong cây, người ta vẫn xác nhận cây hút nhiều Silic thì có khả năng chống đổ ngã tốt, chống sự xâm nhập của sâu bệnh, như sâu đục thân, sâu cuốn lá.
Cây có nhiều Silic thì bộ lá đứng, cây quang hợp tốt, Silic làm cây giảm thiểu sự mất nước nên có khả năng chống hạn, chống nóng, chống úng tôt, tăng khả năng chống oxy hóa, giảm tác hại do hút quá nhiều Fe, Al và Mn.
Một số tác giả khác cũng ghi nhận là cây hút nhiều Silic giúp tạo chất diệp lục thuận lợi, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu quả sử dụng P và N, làm thuốc lá dễ cháy, tăng chất lượng của thuốc. Cây nào khi được cung cấp silic cũng đều tăng năng suất.
Khi hàm lượng Silic trong lá lúa dưới 5% là cây thiếu Silic nghiêm trọng. Khi hàm lượng Silic trong lá dưới 11% bón Silic đã có hiệu quả.
Ngưỡng tiêu chuẩn dùng đánh giá sự thiếu hụt Si trong đất là 40mg Si/kg (chiết bằng NaOAc 1M, pH 4) Tức 40g/1 tấn đất. Một số yếu tố chính – thuộc tính chất đất và chế độ canh tác – có ảnh hưởng đối với khả năng hữu dụng của Si bao gồm: mức độ phong hóa, điều kiện ngập nước và chế độ bón phân.
– Ảnh hưởng của mức độ phong hóa: Mức độ hữu dụng của Si phụ thuộc nhiều vào tốc độ phong hóa phóng thích Si từ khoáng vật vào dung dịch đất. Trong khoáng vật bền với sự phong hóa như thạch anh, Si hoàn toàn không dễ tiêu cho cây. Sự mất mát Si trong đất phong háo mạnh mẽ sẽ làm giảm nồng độ Si hào tan và lượng Si cây hút. Sự tích lũy hàm lượng oxit sắt, nhôm tương đối và tuyệt đối làm giảm hàm lượng Si dễ tiêu cho cây.
– Chế độ bón phân: Bón vôi có thể làm giảm sự thu hút Si của một số loại cây như lúa, cao lương và mía.
– Điều kiện ngập nước: Trong quá trình ngập nước hàm lượng Si dễ tiêu tăng, đặc biệt trong đất chứa nhiều chất hữu cơ. Sự thu hút Si dễ dàng hơn khi hàm lượng nước trong đất cao, đặc biệt đối với lúa. Nồng độ Si hòa tan tăng theo thời gian ngập nước do nồng độ dạng thủy phân H2SiO4 gia tăng. Khả năng dễ tiêu của Si tăng lên thường đi cùng với sự gia tăng hàm lượng của các hydroxide Fe, Mn khử vô định hình trong đất ngập nước.
3. Không bón phân Silic có được không?
Một số loại cây được một số loại cây thì không, ví dụ như cây lúa nếu đất thuộc ngưỡng silic thấp. Vì lúa và họ hòa thảo lấy rất nhiều silic từ đất.
Vậy cây hút Silic như thế nào?
Cây hút Silic dưới dạng (Si03)-2, được quy đổi ra dạng % Si02 và cây trồng nào cũng cần đến Silic.
Trong dung dịch pH < 9, trong dung dịch đất và nước tự nhiên Si tồn tại ở dạng H4SiO4 (Mengel và Kirkby, 1987; Samuel và công sự, 1993), và đây là dạng Si cây hút. Sự thu hút Si của cây được giải thích theo hai cơ chế:
- Thu hút một cách thụ động bằng quá trình thoát hơi nước của cây;
- Thu hút có chọn lọc do sự chi phối của quá trình trao đổi chất.
Các nghiên cứu từ rất lâu cho rằng: Si được thu hút vào cây một cách thụ động, ít nhất là đối với các giống lúa trong nghiên cứu, do lượng Si cây hút thực tế rất thống nhất với số liệu Si được hút vào rễ tính toán từ nồng độ Si trong dung dịch đất và hệ số thoát hơi nước của cây. Axit silic cũng có thể được phân bố trong cây theo dòng chảy do sự thoát hơi nước của cây. Axit silic được cung cấp liên tục bởi sự hấp thụ qua rễ và sự tích lũy silica liên tục trong các bộ phận trên không, đặc biệt trong biểu bì, khi nước thoát ra bởi sự bốc hơi. Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý rằng những loại cây có tỷ lệ silica trong chồi tương đối thấp phải có cơ chế để đẩy nó ra khỏi bề mặt rễ. Sự thu hút Si thụ động do dòng chảy khối lượng được tính toán từ hệ số thoát hơi nước và nồng độ Si trong dung dịch.
4. Các loại phân nào có chứa Silic? Cách bón
Silic được tìm thấy ở nhiều loại sản phẩm:
– Phân lân nung chảy và các sản phẩm bón gốc
Trong phân lân nung chảy chứa từ 24 – 32% Si02. Như vậy nếu muốn bón cho cây khoảng 60 kg P205/ha, thì chỉ cần bón bón 360 kg phân lân nung chảy là đã có đủ 86 – 115 kg Si02 cho cây lúa. Số lượng này đủ thỏa mãn Silic cho cây trong 1 vụ.
Từ Sillicon (H4Si04) có chứa 10% Si02, 6% Mg0, 12% CaO, loại này là sản phẩm của Tập đoàn Fooktien (Thailand).
Sản phẩm thủy tinh lỏng: Na2Si03, gọi là Sodium silicate, hay Water glass hoặc Natri silicate. Công thức Na2Si03 mNa20.nSi02. Hàm lượng Sodium silicate (Na2Si03): 40 – 41%,Si02 chứa 25 – 27%, nước (H20 là 59 – 60%);
Sản phẩm Sodium silicate pentahydrate: Si03Na2.5H20, dạng hạt màu trắng có hàm lượng Si02 là 28,5%, Na 28,5%, H20 45,5% và Fe 100 ppm max;
Sillico photphat canci: Ca03.P205.Si02, chứa P205 63 – 64%, Ca0: 21 – 26%, Si02: 10 – 11%;
Xỉ lò cao (phế thải của ngành luyện gang thép) Ca0: 35 – 45%, Si02: 30 – 40%; Al203: 10 – 20%; Mg0: 2 – 20%;
Một số khoáng sản chứa Silic như Secpentine (2Mg2Si03.2H20 hay Mg3H4209 chứa Mg0 18 – 25%, Si02 40 – 48%); Magnessium oxide chứa Si02 37,82%, Ca0 4,26%, CaC03 7,61%, Mg0 35,46%,MgC03 74,18%, Fe203 11,18%, Fe tổng số 7,82%, Mn0 0,0165%.
Trong các loại sản phẩm nói trên, có loại nào ta sử dụng loại nấy. Ở nước ta, phân lân nung chảy hay secpentin là những sản phẩm dồi dào, nhiều nông dân đã biết sử dụng, giá phải chăng. Ở những nơi gần cơ sở luyện gang thép có thể sử dụng sản phẩm phế thải của xỉ lò cao. Ta cũng có thể sử dụng loại Siliicon, loại này đang được lưu hành ở Việt Nam.
– Phân Canxi Silic
Dùng để trộn với các loại phân bón gốc, khi trộn với phân bón gốc giúp phân khô hơn không bị chảy.
Dùng để tưới, cho sản phẩm vào nước, khuấy đều và đảo thường xuyên, sử dụng liều lượng gấp đôi đối với cây bị suy yếu do sâu bệnh hại tấn công.
Sử dụng trên lúa: 1kg/5000m2(5 công) cho 3 giai đoạn: 7-10 ngày, 18-20 ngày, 40-45 ngày sau sạ.
Sử dụng trên cây ăn trái và rau màu: 1kg cho 2500m2 (2,5 công).
– Các sản phẩm phân bón lá chứa Silic:
Phân bón lá Kali Silic ( Ka – Silic )
– Là loại phân bón hòa tan có hàm lượng Kali và Silic cao cần thiết cho các giai đoạn phát triển của cây trồng.
– Giúp cây tăng khả năng quang hợp, hạn chế đổ ngã, hạn chế sâu bệnh, côn trùng có hại.
– Giúp phát triển bộ rễ, đối với cây lúa: tăng sản lượng lúa, cứng cây, chống đổ ngã, giúp đòng to, trổ bông đều, chắc hạt.
– Đối với cây ăn trái, củ, quả: Bón trong giai đoạn nuôi hạt, nuôi trái to, màu sắc đẹp tự nhiên, tăng độ ngọt cho các loại trái cây.
– Tăng sức chống chịu hạn, gió lớn.
– Cải tạo đất nhanh, giúp cây to, khỏe, phát triển nhiều cành, kích thích ra nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả cao, chống rụng trái non, kéo dài tuổi thọ cây trồng.
– Giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.
6. Cây nào cần nhiều Silic
Sử dụng các loại sản phẩm có chứa silic cho các loại cây trồng, đặc biệt là các cây hòa thảo như lúa, ngô,mía đường, cao lương sẽ rất có hiệu quả.
7. Cây trồng trên cát có phải bón phân có silic không?
Thông thường đất cát và cát pha không cần bón phân chứa silic
Mời quý bà con cùng xem video để hiểu rõ hơn về lưu huỳnh