Ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang lại sự thay đổi cho công việc, cuộc sống và nhu cầu của mỗi người. Trong xây dựng, ứng dụng khoa học công nghệ giúp nâng cao năng suất lao động, rút ngắn tiến độ, nâng cao chất lượng và giảm giá thành công trình.

Bộ Xây dựng khuyến khích áp dụng công nghệ mới

Để đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học công nghệ, Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học Công nghệ cũng đã thực hiện ký kết Chương trình phối hợp nhằm đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ trong ngành xây dựng từ năm 2015. Các kết quả nghiên cứu đã chú trọng sử dụng công nghệ mới vào sản xuất vật liệu, góp phần tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, phát triển nguồn nguyên liệu thay thế nhập ngoại.

Tháng 6/2020, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký và ban hành Quyết định số 1004/QĐ-BXD “Về việc phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030”

Bộ Xây dựng ưu tiên 6 nhóm lĩnh vực để tập trung triển khai. Đó là:

1. Xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa các văn bản

2. Xây dựng và vận hành an toàn Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng

3. Chuyển đổi số các hoạt động liên quan đến công tác tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, thẩm định, thi công xây lắp, nghiệm thu công trình.

4. Chuyển đổi số các hoạt động sản xuất trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

5. Chuyển đổi số trong quy hoạch, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

6. Chuyển đổi số lĩnh vực quản lý nhà ở, công sở và thị trường bất động sản.

Việc khuyến khích áp dụng công nghệ mới, chuyển đổi số ngành xây dựng nhằm nâng cao chất lượng thiết kế, thi công, xây lắp, giảm chi phí, nâng cao năng suất chất lượng.

Phát triển vật liệu xây dựng mới

Có thể nói, lĩnh vực vật liệu xây dựng đã tiên phong tiếp thu, làm chủ và ứng dụng nhiều công nghệ mới giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu sử dụng tài nguyên khoáng sản, tối đa hóa sử dụng phụ phẩm công nghiệp, tiết kiệm năng lượng, tạo ra các sản phẩm bền vững hơn.

Các vật liệu có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao hiện nay tại Việt Nam là: gạch men, xi măng không nung, sản phẩm chịu lửa, sơn…

Vật liệu không nung ngày càng chiếm ưu thế

Làm chủ nhiều công nghệ trong lĩnh vực thi công

Thời gian gần đây, việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong xây dựng diễn ra sôi động. Các doanh nghiệp muốn duy trì được năng lực cạnh tranh, bứt phá vươn lên đều không bỏ qua việc ứng dụng công nghệ.

Các doanh nghiệp trong nước đã làm chủ nhiều công nghệ trong các lĩnh vực nền móng, trắc địa công trình; gia cố nền đất yếu, cọc, hồ đào; công trình ngầm, độ nghiêng nhà siêu cao tầng; công nghệ thi công kết cấu nhịp lớn; ứng suất trước kết cấu bê tông cốt thép; phòng chống cháy, động đất, gió bão cho nhà và công trình; công nghệ thi công bê tông mặt đường, bê tông khí, bê tông đầm lăn; bê tông và vữa đặc biệt, nghiên cứu bê tông cốt sợi thép siêu mảnh sử dụng cho các kết cấu thành vỏ mỏng…

Vật liệu không nung ngày càng chiếm ưu thế

Những công nghệ mới như BIM, công nghệ thực tế tăng cường AR đang góp phần giải quyết các thách thức, tạo những thay đổi mang tính cách mạng cho ngành Xây dựng. 

Hoạt động khoa học công nghệ ngành xây dựng đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khoa học công nghệ Việt Nam nói chung và của ngành nói riêng, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.