ỨNG DỤNG VÀ LỢI ÍCH CỦA CÔNG NGHỆ MẠ CROM CỨNG
Chi tiết bài viết
ỨNG DỤNG VÀ LỢI ÍCH CỦA CÔNG NGHỆ MẠ CROM CỨNG
Công nghệ mạ crom cứng hiện nay được ứng dụng phổ biến rộng rãi trong ngành các ngành công nghiệp, cơ khí, gia công chế tạo máy và nhiều lĩnh vực khác. Để có thể hiểu thêm về ứng dụng của công nghệ mạ crom cứng, bạn có thể xem qua bài viết dưới đây.
ỨNG DỤNG CỦA CROM CỨNG LÀ GÌ
– Được các ngành trong công nghiệp ứng dụng trong việc phục hồi và làm mới các chi tiết máy sau một thời gian sử dụng hoặc các vật liệu hay bộ phận kim loại thường bị oxy hóa, gỉ sét… nhờ vào độ dày của lớp mạ có thể lên đến 700µm và độ cứng trung bình 50 – 70 HRC.
– Công nghệ mạ crom cứng còn cho ra một lớp mạ có bề mặt sáng bóng có tính thẩm mỹ cao nên rất được ứng dụng phổ biến trong việc trang trí. Chẳng hạn như trong công nghiệp mạ ô tô, mạ các chi tiết máy, phụ tùng xe máy, xe đạp,..
LỢI ÍCH KHI MẠ CROM CỨNG.
– Cải thiện khả năng chống mài mòn tốt: Sản phẩm xi mạ crom cứng có tốc độ mài mòn rất thấp. Cùng với lớp mạ dày thì càng làm tăng khả năng mài mòn khi tiếp xúc với cát, than đá, xi măng, đá vôi, sợi thủy tinh,…
– Cho ra bề mặt sản phẩm sáng bóng: Những sản phẩm kim loại được xi mạ crom cứng không chỉ có khả năng chống mài mòn tốt mà còn giúp mang đến những sản phẩm sáng bóng, hấp dẫn, độ ma sát thấp làm tăng độ bền và giá trị thẩm mỹ cho vật được mạ.
– Tạo ma sát thấp: Sản phẩm xi mạ crom cứng có khả năng chống lại polyme, cacbon, than chì rất thích hợp sử dụng xi mạ cho các công cụ ngành dệt, khuôn mặt con dấu hay máy bơm cánh quạt.
– Có khả năng kết dính tốt: Độ bám dính cao hơn 10.000 psi, nhưng để đạt được kết quả bám dính tốt nhất thì bạn cần phải làm sạch bề mặt cần mạ nghiêm ngặc, đảm bảo không có lẫn tạp chất. Nếu còn lẫn tạp chất sẽ làm ảnh hưởng đến độ bám dính xi mạ đáng kể.