Tỷ suất lợi nhuận là gì? Những điều cần biết về tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh – Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Đánh giá bài đăng này post

Tỷ suất lợi nhuận là một trong những chỉ số giúp doanh nghiệp nhìn nhận rõ nhất hiệu quả đầu tư, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có một chút mơ hồ về tỷ suất lợi nhuận cũng như cách tính tỷ suất lợi nhuận thì bài viết sau đây chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều. 

1. Tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) hay biên lợi nhuận, tiếng Anh là Profit Margin. Đây là một tỷ số tài chính cơ bản. Nó chính là tỷ số giữa lợi nhuận với vốn cố định và vốn lưu động đã được sử dụng trong kỳ đó.

tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp

Tỷ số này dùng để đánh giá tình hình sinh lợi của một doanh nghiệp hoặc một dự án đầu tư nào đó. Hoặc thậm chí là của một sản phẩm, dịch vụ. TSLN được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Nó được thể hiện dưới dạng phần trăm. Khi số phần trăm càng cao thì doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi.

2. Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Trong trường hợp TSLN dương thì chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi. Hoặc dự án đầu tư đang có lãi. Nếu giá trị của TSLN càng lớn thì lợi nhuận sẽ thu về càng cao.

Ngược lại, nếu TSLN là giá trị âm thì doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ. Giá trị âm càng cao thì thua lỗ càng nặng. Vì thế, doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra cách để khắc phục.

3. Vai trò của tỷ suất lợi nhuận

3.1. Đánh giá tình hình kinh doanh

Việc xác định được TSLN giúp doanh nghiệp đánh giá được đúng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Biết được dự án nào đang có lời, dự án nào đang thua lỗ. Hoặc giai đoạn nào kinh doanh có lời, giai đoạn nào thua lỗ.

3.2. Đánh giá hiệu suất tài chính

Có thể thấy, TSLN giúp ta có cái nhìn cụ thể, chi tiết về các khía cạnh khác nhau của hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể đó là:

  • Khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp.
  • Chiến lược định giá của doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận cũng như sự ổn định của doanh nghiệp.
  • Tiềm năng đầu tư của doanh nghiệp.

3.3. Hoạch định chiến lược hợp lý

Chính bởi đánh giá được tình hình kinh doanh, hiệu suất tài chính mà TSLN sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời đưa ra các chiến lược cải thiện sản phẩm, dịch cụ của mình. Nếu đang làm ăn có lời thì cần tiếp tục đẩy mạnh điều gì. Nếu đang làm ăn thua lỗ thì cần thay đổi, cải thiện điều gì.

công thức tính tỷ suất lợi nhuận

3.4. Khẳng định vị thế doanh nghiệp, thu hút đầu tư

Do TSLN được đánh giá dựa trên lợi nhuận công ty tạo ra nên nó là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình và thu hút vốn đầu tư. Trên thực tế thì lợi nhuận của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh. Nó dựa vào nhiều yếu tố khách quan khác. Ví dụ như tốc độ tăng trưởng của ngành, đặc điểm lĩnh vực kinh doanh…

Vì vậy mà TSLN càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp của bạn đang chiếm thị phần cao trên thị trường.

4. Các loại tỷ suất lợi nhuận cơ bản cần quan tâm

4.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

4.1.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là gì?

ROS – Return On Sales – tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận với tổng mức doanh thù trong cùng 1 kỳ.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

ROS = (Lợi nhuận sau thuế : Tổng doanh thu) x 100%

4.1.2. Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS

Dựa vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thì doanh nghiệp có thể biết được:

  • Một đồng doanh thu tạo ra sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
  • Sản phẩm, dịch vụ có bán giá thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành hay không. Cụ thể đó là khi ROS của doanh nghiệp thấp hơn ROS ngành. Từ đó, doanh nghiệp cần nâng giá bán của mình để tăng tỷ suất lợi nhuận.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng chỉ số này sẽ có sự khác nhau giữa các ngành và tùy thời điểm. Vì thế, ROS chỉ dùng để so sánh các công ty cùng ngành trong cùng 1 thời kỳ mà thôi.

4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE)

4.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn là gì?

ROE – Return On Equity – tỷ suất lợi nhuận trên vốn thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được với số vốn bỏ ra trong cùng 1 kỳ. Vốn sẽ bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động.

tỷ suất lợi nhuận ROE

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn

ROE = (Lợi nhuận sau thuế : Số vốn bỏ ra) x 100%

4.2.2. Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận trên vốn ROE

Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chính là giúp doanh nghiệp biết 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được mấy đồng lợi nhuận. Khi ROE của doanh nghiệp càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn đang đạt hiệu quả tốt.

4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 

4.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là gì? 

ROA – Return On Assets – là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản. Tổng tài sản sẽ bao gồm cả vốn sở hữu và vốn vay.

4.3.2. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Có 2 cách để tính ROA:

ROA = (EBIT – Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Tổng tài sản) x 100

ROA = {Lợi nhuận sau thuế + lãi vay x (1 – thuế thu nhập doanh nghiệp)} / Tổng tài sản x 100

4.3.3. Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA

ROA thể hiện được tính hiệu quả của một doanh nghiệp trong tổ chức, quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh.

4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

4.4.1. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là gì? 

Đây là tỷ suất thể hiện mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí trong cùng 1 kỳ. Tổng chi phí ở đây bao gồm cả chi phí cố định và chi phí phát sinh.

4.4.2. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = (Tổng lợi nhuận trong kỳ / Tổng chi phí phát sinh trong kỳ) x 100%

4.4.3. Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Tỷ suất này giúp doanh nghiệp biết 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được mấy đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cao nghĩa là doanh nghiệp bỏ ít nhưng thu về được nhiều. Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí thấp nghĩa là doanh nghiệp bỏ nhiều nhưng thu về được ít. Khi đó, doanh nghiệp cần có cách cải thiện để giảm chi phí mà tăng được lợi nhuận.

5. Mối quan hệ giữa các tỷ suất lợi nhuận ROS – ROA – ROE

Như đã trình bày ở trên, ROS, ROA và ROE đều là các chỉ số dùng để đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể thì:

  • ROS được tính trên hoạt động kinh doanh.
  • ROE và ROA được lấy từ bảng cân đối kế toán.

tỷ suất lợi nhuận là gì

Ba chỉ số này có mối quan hệ tương đồng với nhau về mặt xu hướng. Ngoài ra, khi tính toán, đánh giá tỷ suất ROS, người ta thường tìm hiểu kết hợp cùng với vòng quay tài sản. Khi đó, bạn sẽ thấy tỷ suất ROS và vòng quay tài sản có xu hướng trái ngược nhau.

Ta có thể thấy công thức của các chỉ số này là:

  • ROS = Lợi nhuận sau thuế : Doanh thu thuần
  • Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần : Tổng tài sản
  • ROA = Lợi nhuận sau thuế : Tổng tài sản
  • ROE = Lợi nhuận sau thuế : Vốn (chủ sở hữu)

Do đó, khi vòng quay tài sản không đổi thì ROS tăng, ROA sẽ tăng tương ứng. Lúc này, doanh nghiệp được nhận xét là quản lý tốt chi phí trong 1 kỳ.

Ngược lại, khi ROS giảm, ROA cũng sẽ giảm. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp quản lý chưa tốt chi phí trong kỳ.

6. Phân biệt tỷ suất lợi nhuận ròng và tỷ suất lợi nhuận gộp

6.1. Khái niệm

Tỷ suất lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) hay tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profit margin) chính là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng/lợi nhuận gộp trên doanh thu.

Lợi nhuận ròng là khoản thu sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí như thuế, nguyên vật liệu, lương nhân viên, chi phí phát sinh… Vì thế, lợi nhuận ròng còn thường được người ta gọi với cái tên là lợi nhuận sau thuế.

Lợi nhuận gộp là khoản thu sau khi đã trừ đi chi phí sale (chi phí bán hàng).

tỷ suất lợi nhuận

6.2. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận ròng và tỷ suất lợi nhuận gộp 

Tỷ suất lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận ròng/Tổng doanh thu) × 100%

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế thu nhập của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp/ Tổng doanh thu) × 100%

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ chi phí

6.3. Ý nghĩa

Tỷ suất lợi nhuận ròng giúp chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư nắm rõ lợi nhuận của doanh nghiệp chiếm được bao nhiêu phần trăm trên tổng doanh thu. Dựa vào tỷ suất lợi nhuận ròng, người ta có thể biết rõ hơn về sức khỏe tài chính của công ty.

Còn đối với tỷ suất lợi nhuận gộp, nó giúp doanh nghiệp biết sản phẩm cốt lõi của mình có đang tiêu thụ tốt hay không. Đồng thời nó giúp kiểm soát tốt các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm. Hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận gộp giúp nắm rõ hiệu quả hoạt động sản xuất, phân phối của doanh nghiệp.

7. Lời kết

Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về tỷ suất lợi nhuận cũng như một số khái niệm liên quan tới tỷ suất lợi nhuận. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Bạn có thể tham khảo khóa học Quản trị tài chính doanh nghiệp của Viện Đào tạo & Tư vấn doanh nghiệp tại đây nhé

THAM KHẢO NGAY

Theo dõi Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp – Trường Đại học Ngoại thương tại đây: