Tuyên giáo An Giang
Công tác Lịch sử Đảng
Nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học trong nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng
- Được đăng: Thứ sáu, 16 Tháng 9 2016 10:07
- Lượt xem: 26576
– Tính khoa học yêu cầu người viết phản ánh được sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng một cách chân thực; thể hiện kết quả nghiên cứu sự vật, hiện tượng cụ thể để đạt tới chân lý khách quan.
– Tính Đảng yêu cầu người viết phải dựa vào hệ tư tưởng của Đảng và đứng trên lập trường giai cấp. Đối với chúng ta phải dựa vào lập trường, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.
Để đảm bảo tính Đảng và tính khoa học trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, chúng ta phải nắm nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học:
– Nguyên tắc tính Đảng đòi hỏi phải vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quán triệt sâu sắc lập trường, quan điểm, đường lối của Đảng; đấu tranh không khoan nhượng với những khuynh hướng sai lầm, đi ngược với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và lợi ích Nhân dân.
– Nguyên tắc tính khoa học được thể hiện ở trình độ tổng kết thực tiễn đảm bảo khách quan, trung thực, đúc kết kinh nghiệm, bổ sung lý luận.
Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn phải đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa tính Đảng và tính khoa học. Sự thống nhất đó được thể hiện cụ thể:
– Tính Đảng chỉ đạo phương hướng, phương pháp nghiên cứu đúng đắn, đưa việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đạt đến chân lý khách quan. Bởi vì bản thân chủ nghĩa Mác – Lênin đã là khoa học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tế cách mạng ở Việt Nam. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại… Khẳng định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta”.
Vì vậy, việc đứng trên lập trường giai cấp công nhân, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng sẽ đảm bảo cho chúng ta làm rõ được sự thật lịch sử, đạt tới chân lý khách quan, khoa học.
– Việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đạt tính khoa học sẽ góp phần phục vụ lợi ích giai cấp, dân tộc. Do đó, không thể tách tính khoa học khỏi tính Đảng và ngược lại. Gắn liền tính khoa học và tính Đảng sẽ làm cho hiệu quả của việc nghiên cứu lịch sử tăng lên. Khoa học xa rời tính Đảng thì bản thân khoa học sẽ mất hiệu lực và không thể giải thích nhiều vấn đề lịch sử quan trọng.
Để công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương đảm bảo thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học, đòi hỏi phải tuân theo một quy trình chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của cấp ủy. Cấp ủy chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn và quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban biên soạn, Ban sưu tầm tài liệu, đề cương soạn thảo, thời gian hoàn thành… Các tài liệu phải được sưu tầm đầy đủ, sau đó được kiểm tra, đối chứng, xác minh và cuối cùng được hệ thống hóa theo thời gian hoặc theo vấn đề. Đề cương nghiên cứu, bản thảo lịch sử phải được tọa đàm, hội thảo, xin ý kiến góp ý nhiều lần dưới sự chủ trì của cấp ủy. Nội dung chính, những vấn đề trọng đại, sự kiện nhạy cảm của Đảng bộ, địa phương trong bản thảo phải được nhân chứng lịch sử làm rõ và cấp ủy có ý kiến kết luận, thông qua trước khi xuất bản.
Tuy nhiên, trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, phải đặt tính Đảng lên hàng đầu. Đặc biệt khi nghiên cứu, biên soạn có những nội dung, sự kiện lịch sử liên quan đến vấn đề nhạy cảm ảnh hướng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, không để bọn phản động lợi dụng chống phá cách mạng nước ta, chúng ta tạm để lại nội dung, sự kiện đó. Những tài liệu, sự kiện đó cần được sưu tầm, nghiên cứu, xem xét, rà soát và lưu trữ đầy đủ. Đến thời điểm thích hợp chúng ta sẽ công bố đầy đủ.
Trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, tính Đảng và tính khoa học chỉ thống nhất với nhau khi sự thật lịch sử được khôi phục một cách chân thực, khách quan đồng thời sự thật lịch sử đó phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng, phục vụ nhiệm vụ chính trị và sự lãnh đạo của Đảng.
Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng
(TGAG)- Nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng là dựng lại những quan điểm, đường lối của Đảng; phong trào cách mạng của quần chúng nhằm thực hiện quan điểm, đường lối đó; những bài học kinh nghiệm của Đảng lãnh đạo cách mạng trong từng thời kỳ. Để công trình lịch sử Đảng thể hiện chân thực nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đòi hỏi người nghiên cứu, biên soạn phải đảm bảo tính khoa học và tính Đảng. Giữa tính Đảng và tính khoa học luôn có mối quan hệ thống nhất với nhau trong suốt quá trình nghiên cứu.- Tính khoa học yêu cầu người viết phản ánh được sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng một cách chân thực; thể hiện kết quả nghiên cứu sự vật, hiện tượng cụ thể để đạt tới chân lý khách quan.- Tính Đảng yêu cầu người viết phải dựa vào hệ tư tưởng của Đảng và đứng trên lập trường giai cấp. Đối với chúng ta phải dựa vào lập trường, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.Để đảm bảo tính Đảng và tính khoa học trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, chúng ta phải nắm nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học:- Nguyên tắc tính Đảng đòi hỏi phải vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quán triệt sâu sắc lập trường, quan điểm, đường lối của Đảng; đấu tranh không khoan nhượng với những khuynh hướng sai lầm, đi ngược với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và lợi ích Nhân dân.- Nguyên tắc tính khoa học được thể hiện ở trình độ tổng kết thực tiễn đảm bảo khách quan, trung thực, đúc kết kinh nghiệm, bổ sung lý luận.Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn phải đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa tính Đảng và tính khoa học. Sự thống nhất đó được thể hiện cụ thể:- Tính Đảng chỉ đạo phương hướng, phương pháp nghiên cứu đúng đắn, đưa việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đạt đến chân lý khách quan. Bởi vì bản thân chủ nghĩa Mác – Lênin đã là khoa học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tế cách mạng ở Việt Nam. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại… Khẳng định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta”.Vì vậy, việc đứng trên lập trường giai cấp công nhân, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng sẽ đảm bảo cho chúng ta làm rõ được sự thật lịch sử, đạt tới chân lý khách quan, khoa học.- Việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đạt tính khoa học sẽ góp phần phục vụ lợi ích giai cấp, dân tộc. Do đó, không thể tách tính khoa học khỏi tính Đảng và ngược lại. Gắn liền tính khoa học và tính Đảng sẽ làm cho hiệu quả của việc nghiên cứu lịch sử tăng lên. Khoa học xa rời tính Đảng thì bản thân khoa học sẽ mất hiệu lực và không thể giải thích nhiều vấn đề lịch sử quan trọng.Để công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương đảm bảo thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học, đòi hỏi phải tuân theo một quy trình chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của cấp ủy. Cấp ủy chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn và quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban biên soạn, Ban sưu tầm tài liệu, đề cương soạn thảo, thời gian hoàn thành… Các tài liệu phải được sưu tầm đầy đủ, sau đó được kiểm tra, đối chứng, xác minh và cuối cùng được hệ thống hóa theo thời gian hoặc theo vấn đề. Đề cương nghiên cứu, bản thảo lịch sử phải được tọa đàm, hội thảo, xin ý kiến góp ý nhiều lần dưới sự chủ trì của cấp ủy. Nội dung chính, những vấn đề trọng đại, sự kiện nhạy cảm của Đảng bộ, địa phương trong bản thảo phải được nhân chứng lịch sử làm rõ và cấp ủy có ý kiến kết luận, thông qua trước khi xuất bản.Tuy nhiên, trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, phải đặt tính Đảng lên hàng đầu. Đặc biệt khi nghiên cứu, biên soạn có những nội dung, sự kiện lịch sử liên quan đến vấn đề nhạy cảm ảnh hướng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, không để bọn phản động lợi dụng chống phá cách mạng nước ta, chúng ta tạm để lại nội dung, sự kiện đó. Những tài liệu, sự kiện đó cần được sưu tầm, nghiên cứu, xem xét, rà soát và lưu trữ đầy đủ. Đến thời điểm thích hợp chúng ta sẽ công bố đầy đủ.Trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, tính Đảng và tính khoa học chỉ thống nhất với nhau khi sự thật lịch sử được khôi phục một cách chân thực, khách quan đồng thời sự thật lịch sử đó phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng, phục vụ nhiệm vụ chính trị và sự lãnh đạo của Đảng.
-
Trang trước
-
Trang sau
Các tin khác
- Tri Tôn: Cải tạo sửa chữa chùa Vân Long – Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh
- Phú Tân: Tọa đàm lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ xã Phú Thọ giai đoạn 1979-2020
- Tọa đàm đóng góp, bổ sung dự thảo Kỷ yếu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa VIII, IX
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang về nguồn viếng nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Thị Hưởng
- Hội thảo khoa học quốc gia về công đức và đạo hành Tổ sư Như Hiển – Chí Thiền
- Phú Tân: Tọa đàm Lịch sử Đảng bộ xã Phú Thạnh, lần thứ hai, giai đoạn 1979 – 2020
- Tri Tôn: Lễ tưởng niệm lần thứ 61 ngày nữ Anh hùng LLVT nhân dân Neáng Nghés hy sinh