Tuyển chọn văn khấn khi đi lễ chùa đầu năm và Văn khấn nôm tại nhà

Cúng bái là một phong tục tập quán thuộc vào nghi lễ quan trọng của người Việt Nam. Những người còn sống luôn tin tưởng rằng “dương sao thì âm vậy”. Vì thế, khi thực hiện các nghi lễ cúng khấn. Các vị thần, phật mẫu cùng với những người đã khuất trong gia đình họ có thể nghe được những lời khấn của phật tử và con cháu.

Tuy nhiên, khi khấn vái gia chủ cần sử dụng đúng bài khấn trong từng trường hợp. Vậy, đối với phật tử và con cháu thì cách khấn như thế nào mới đúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết về văn khấn nôm tại nhà dành cho con cháu. Cùng với đó là bài khấn đi chùa đầu năm cho phật tử được cúng ra sao?

Có thể bạn quan tâm: Văn Khấn Hóa Vàng Sau Tết Nguyên Đán Và Các Lễ Vật Đi Kèm

Ảnh 1: Văn khấn khi đi lễ chùa đầu năm cho phật tử (Nguồn Internet)

Ảnh 1: Văn khấn khi đi lễ chùa đầu năm cho phật tử (Nguồn Internet)

Bài khấn đi chùa đầu năm cho phật tử

Phật tử vào chùa cần sử dụng đúng bài khấn, nhất là văn khấn khi đi lễ chùa đầu năm. Nếu khấn đúng, người mất sẽ được siêu sinh, đồng thời, người sống được khỏe mạnh. Do đó, chúng tôi sẽ chia sẻ một số bài văn khấn đi chùa đầu năm cho phật tử như sau:

Văn khấn ở ban Tam Bảo cầu bình an

Ảnh 2: Văn khấn ở ban Tam Bảo cầu bình an (Nguồn Internet)

Ảnh 2: Văn khấn ở ban Tam Bảo cầu bình an (Nguồn Internet)

  • Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.

  • Đệ tử con xin được thành tâm kính lạy 10 phương chư phật, chư vị bồ tát. Cùng với các vị chư hiền thánh tăng, hộ pháp, thiên long bát bộ.

  • Hôm nay là ngày/tháng/năm âm lịch.

  • Tín chủ con tên là…quê quán tại…

  • Hôm nay con xin được thành tâm dâng lễ bạc lên cửa 10 phương thường trụ Tam Bảo. (Trường hợp nếu bạn có viết sớ đặt lên trên mâm lễ vật. Lúc này, bạn sẽ được thêm sớ trạng được đặt lên trụ Tam Bảo.

  • Chúng con xin dốc hết lòng thành xin được kính lễ:

    • Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

    • Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

    • Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

    • Đức thiên thủ, thiên nhãn, ngũ bách cứu tổ cứu nạn quan thế âm bồ tát.

  • Con xin được kính lạy đức hộ pháp thiện thần chư thiên bồ Tát. Kính xin được các chư vị rủ lòng thương xót, từ bi và phù hộ độ trì cho chúng con. Xin được sức khỏe, sự bình an trong cuộc sống, điều lành đến điều giữ đi…..

  • Chúng con chỉ là người phàm tục lỗi lầm ở trần gian còn nhiều. Xin được cúi mong Phật, Thánh từ bi có thể đại xá cho con và gia đình. Xin cho chúng con được tai qua, nạn khỏi, sở nguyện tòng tâm.

  • Tín chủ gia đình chúng con xin được cúi xin và thành tâm được phù hộ độ trì.

  • Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.

Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông

Trong bài văn khấn khi đi lễ chùa đầu năm không thể thiếu được văn khấn Đức Ông. Người sẽ giúp cho phật tử qua được nạn về bệnh tật, tai ương. Bởi vậy, để tấm tâm thành gửi tới Đức Ông được xem xét. Bạn hãy áp dụng bài cúng khấn như sau:

Ảnh 3: Văn khấn Đức Ông - Đức Chúa Ông (Nguồn Internet)

Ảnh 3: Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông (Nguồn Internet)

  • Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.

  • Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

  • Hôm nay là ngày/tháng/năm âm lịch.

  • Tín chủ con tên là…quê quán ở tại:…Cùng với đại gia đình đến với cửa chùa (tên chùa) trước điện Đức Ông. Chúng con xin được thành tâm kính lễ và tâu lên Ngài Tu Tôn Giả xin được soi xét. Cùng với đó là chúng con xin được kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể. Ngài đang cai quản các thánh chúng trong cảnh chùa nơi đây.

  • Hôm nay chúng con xin tỏ lòng thành kính cúi xin Đức Ông để được hiếu sinh. Xin ngài dủ lòng che chở và phù hộ cho chúng con tai qua nạn khỏi.

  • Chúng con có lễ bạc nhưng tâm thành cúi xin được các ngài phù hộ độ trì.

  • Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.

Văn khấn nôm ở nhà cho con cháu

Văn khấn nôm ở nhà bao gồm các bài khấn cho các ngày trong năm. Chẳng hạn như: ngày mùng 1, rằng, tết, ngày về nhà mới…Tuy nhiên mỗi bài văn khấn cho những ngày này sẽ là khác nhau. Thường để tiện lợi thì gia chủ hay mua cuốn văn khấn nôm ở nhà về. Đây chính là cuốn sách bao gồm tuyển tập đầy đủ các bài khấn trong năm. Với những ngày lễ khấn cúng nào, bạn chỉ cần mở đúng bài khấn đó là đọc theo.

Ảnh 4: Văn khấn nôm ở nhà cho con cháu (Nguồn Internet)

Ảnh 4: Văn khấn nôm ở nhà cho con cháu (Nguồn Internet)

Thường thì khi khấn quen thì tín chủ cũng không cần tới sách vở nữa. Ngoài ra, khi sắm sửa hương lễ và khấn thì tin chủ nên làm thật thành tâm. Chỉ có như vậy thì các ngài cùng tổ tiên sẽ phù hộ độ trì theo ý nguyện của bạn. Mọi điều tốt lành, sự bình an và may mắn sẽ đến với gia chủ.

Thường thì, giá bán của cuốn văn khấn nôm ở nhà dao động từ 30-50 nghìn đồng. Cuốn sách này được bán nhiều tại các cửa hàng vàng mã hay nơi bán sách báo. Các bạn nên mua 1 cuốn để có thể sử dụng khi cần thiết. Nhất là những gia đình trẻ chưa hiểu về phong quán cúng khấn tổ tiên như thế nào nhé.

Có thể bạn quan tâm: Bài Văn Khấn Khi Cúng Giỗ Và Văn Khấn Mùng 1 Chuẩn Chi Tiết

Vậy, văn khấn khi đi lễ chùa đầu năm có vẻ khá phức tạp so với văn khấn nôm tại nhà. Tuy nhiên dù là bài khấn nào đi chăng nữa. Tín chủ cần khấn vái với sự nhất tâm, thành tâm của mình nhé. Tham khảo thêm thông tin khác tại chuyên mục Nhà 360