Tua bin gió trên đất liền công suất lớn nhất Việt Nam phát điện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam

Phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: Vì sao còn ‘mắc kẹt’?
Trungnam Power: Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2019

Lễ phát điện dự án điện gió Trung Nam (giai đoạn 2).

Dự án điện gió Trung Nam (giai đoạn 2) do Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam thi công xây dựng, dưới sự hướng dẫn của nhà cung cấp thiết bị Enercon (Cộng hòa Liên bang Đức). Quy mô dự án này có công suất 64 MW, sản lượng khai thác đạt 182 triệu kWh/năm, bao gồm 16 trụ gió, công suất mỗi trụ 4,0 MW; các trạm biến áp nâng áp 0,4 – 1/22 kV kết nối với Trạm biến áp dự án 22/110 kV và đấu nối vào ngăn xuất tuyến 110 kV tại Trạm 220 kV Tháp Chàm để hòa vào lưới điện quốc gia.

Tổ hợp năng lượng tái tạo của Trungnam Group.

BẢN TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ TỔ HỢP NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

 

TRANG TRẠI ĐIỆN GIÓ

TRUNG NAM 

TỔNG CÔNG SUẤT

151.95 MW

THỜI GIAN KHAI THÁC 

2.785 giờ/năm

SẢN LƯỢNG DỰ KIẾN

423.000.000 kWh/năm

KHỞI CÔNG

07/08/2016

DỰ KIẾN HOÀN THÀNH 

QUÝ IV/2020

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ

~ 4.000  tỉ đồng

NHÂN LỰC THỰC HIỆN

2000 công nhân, kỹ sư và chuyên gia nước ngoài

VÙNG DỰ ÁN

  1. hecta  

THÔNG TIN TRANG TRẠI ĐIỆN GIÓ TRUNG NAM

 

TÌNH TRẠNG

QUY 

CÔNG SUẤT

CHI TIẾT

SẢN LƯỢNG

KHAI THÁC

GIAI ĐOẠN 1

Hoàn thành

Vận hành

17 trụ

39.95 MW

Trụ cao 84.6 m

Đường kính cánh 103 m

110 triệu kWh/năm

GIAI ĐOẠN 2

Hoàn thành

Q4 / 2019

16 trụ

64 MW

Trụ cao 116 m

Đường kính cánh 126 m

182 triệu kWh/năm

GIAI ĐOẠN 3

Hoàn thành

Năm 2020

12 trụ

48 MW

Trụ cao 135 m

Đường kính cánh 127 m

134 triệu kWh/năm

 


Dự án điện gió Trung Nam có sự hợp tác của các đối tác có năng lực và chuyên môn hàng đầu thế giới như: Enercon, Saren và PEC4, đặc biệt là Enercon (CHLB Đức) – Công ty chuyên chế tạo tua bin có trên 30 năm kinh nghiệm và đã cung cấp 27.815 tua bin gió trên toàn cầu.

Theo đánh giá của chủ đầu tư, với dự án điện gió Trung Nam, ngoài đội ngũ cán bộ, kỹ sư lành nghề, thì việc lựa chọn loại tua bin E-126 EP3, đường kính cánh 126m, có công suất đặt 4 MW mỗi trụ, công nghệ không hộp số (có thể hoạt động với tốc độ gió thấp từ 2 -2,5m/s, chiều cao từ bệ móng đến tâm máy phát là 116m, khả năng đón gió có vận tốc trung bình 7,1 m/s, cao hơn so với giai đoạn 1 là 6,5 m/s) đã quyết định không nhỏ cho sự thành công của dự án.

 

Đặc biệt, với việc lựa chọn thiết bị tiên tiến này, các chỉ tiêu về diện tích chiếm đất giảm xuống chỉ còn 0,14 ha/MW (so với suất sử dụng đất quy định không quá 0,35 ha/MW) góp phần đáng kể trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia. 

Đại diện Trungnam Group cho rằng, việc phát điện tổ máy đầu tiên với công suất 4,0 MW/trụ sẽ đẩy nhanh công tác thi công lắp đặt, đấu nối, hiệu chỉnh các trụ gió còn lại của dự án điện gió Trung Nam (giai đoạn 2), bảo đảm hoàn thành trong quý I năm 2020 theo đúng cam kết với UBND Tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, phấn đấu đạt mục tiêu hòa lưới 1.000 MW năng lượng tái tạo của Công ty trong 2 năm tới./.

PHAN DŨNG