Tư vấn kinh nghiệm mở siêu thị (Phần I) – Giá kệ Thành Phong

Tư vấn kinh nghiệm mở siêu thị (Phần I)

Cùng với sự phát triển của xã hội với tốc độ khá nhanh, nhu cầu mua sắm hàng hóa ngày càng trở lên nhanh và yêu cầu cao trong cung cách phục vụ, có lẽ trong những năm gần đây, dẫn đến nhu cầu bùng nổ các cửa hàng tiện lợi (siêu thị mini, minimart) đang trở thành xu hướng kinh doanh mới ngày càng thu hút nhiều người ra nhập ngành.

Rào cản nhập ngành trong lĩnh vực này khá thấp, đây là một trong những ngành ra nhập khá đơn giản. Cái gì cũng có giá của nó, sự cạnh tranh trong ngành này là không hề nhỏ, chính vì thế mà việc mở siêu thị mini hoạt động rất mạnh mẽ.

Điều gì càng dễ thì càng phải tìm hướng đi và cách làm mới, cùng với số vốn và những điều kiện hạn hẹp như chưa có mặt bằng, đi thuê mặt bằng, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế đã khiến những cá nhân đó rất khó khăn. 

Dưới đây là kinh nghiệm trước khi mở một siêu thị mini (Phần I)

1. Yếu tố nghiên cứu kĩ trước khi khởi đầu bước vào mở cửa hàng, siêu thị.

– Nhận diện thương hiệu: Thương hiệu, khẩu hiệu sau này cửa hàng, siêu thị đi vào hoạt động, khách hàng có thể nhớ đến cửa hàng bạn, có sự khác biệt so với cửa hàng khác.

VD: Giá rẻ, quà khuyến mại, dịch vụ, chở hàng miễn phí, tích điểm giảm giá….

– Mặt bằng bán lẻ: Một mặt bằng đẹp, vị trí thuận lợi, là điều quá tốt. Tuy nhiên bạn cũng nên xem xét, vị trí đó có chỗ để xe tiện lợi không, để các thượng đế có thể để xe và vào trong cửa hàng, siêu thị tự chọn món đồ ưng ý. Đây là điểm lưu ý khá quan trọng.

– Lên kế hoạch thu mua, cơ cấu ngành hàng trong siêu thị: Lên danh sách các mặt hàng bán trong quầy, thu thập đầy đủ thông tin giá cả của các nhà cung cấp, tình trạng nguồn hàng và uy tín nguồn hàng.

– Khảo sát vị trí và giá cả trong vùng của các cửa hàng, siêu thị xung quanh: Sau khi đã có list danh sách, danh mục mặt hàng bạn muốn bán như thế nào, sau đó khảo sát giá cả của các siêu thị xung quanh để xem giá cả họ bán ra sao để có thể đưa ra được mức giá thích hợp cho siêu thị mini của mình để có thể thu hút được nhiều khách hàng với mức giá đó. Thông thường, các mặt hàng tại siêu thị mini cũng tương đối đa dạng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng như các loại đồ uống đóng chai, sữa tươi, bánh kẹo nội ngoại, bia rượu, thực phẩm đóng gói,…

– Lắp đặt và chuẩn bị cơ sở vật chất hạ tầng cho cửa hàng siêu thị: Các thiết bị đầu tiên là: Hệ thống giá kệ siêu thị , hệ thống phần mềm quản lí bán hàng siêu thị, Nếu cửa hàng còn ở quy mô rất nhỏ (do mới mở và ít vốn), quản lý hàng hóa đơn giản thì bạn chỉ cần một chiếc máy tính hoặc thậm chí chỉ cần sổ sách để ghi chép các hoạt động như nhập xuất hàng, thu chi tiền… hàng ngày. Nếu quy mô lớn hơn, nhu cầu quản lý chặt chẽ hơn thì bạn nên đầu tư một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Phần mềm bán hàng sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho tức thời, quản lý doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – ko nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa… khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng, siêu thị,… 

Ngoài ra các thiết bị khác như: 

có thể mua các trang thiết bị bán lẻ khác như: tủ đông, tủ mát, máy tính, lắp đặt mạng, các thiết bị bán lẻ (đầu đọc mã vạch, máy in hóa đơn, máy in tem mã vạch, máy kiểm kê, két đựng tiền,…), như cổng từ an ninh, camera quan sát.

– Nên đầu tư hệ thống website điện tử: Theo xu hướng phát triển của xã hội, nhu cầu 1 website thể hiện các sản phẩm khách hàng có thể mua từ bạn là một xu hướng tất yếu khi nền thương mại điện tử phát triển. Khách hàng cũ có thể theo dõi giá trên internet, và không cần đến siêu thị, cửa hàng mua, thông qua 1 cú click chuột hoặc gọi điện đặt hàng online.

– Tuyển dụng đội ngũ nhân viên bán hàng: Nếu siêu thị, cửa hàng quy mô, bạn nên dành thời gian tuyển dụng. Đây là đội ngũ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng của bạn, do đó phải đảm bảo đội ngũ đó xây dựng hình ảnh và cung cách phục vụ khách tốt nhất trong mắt khách hàng.

Chủ cửa hàng cũng luôn phải đào tạo kinh nghiệm quản lý, kỹ năng bán hàng cho nhân viên sẽ giúp phần thúc đẩy doanh thu bán hàng của siêu thị.

Sau khi xem xét các vấn đề trên, chốt lại cuối cùng đó là để mở cửa hàng với quy mô như thế này thì cần bao nhiêu vốn? Dự trù số lượng khách hàng đến với cửa hàng vào lúc giờ thấp điểm và cao điểm?

  • Với các mặt bằng có diện tích tầm: 80m2, trong đó, diện tích trưng bày hàng hóa tốt nhất cho khách hàng xem xét mua sắm phải đạt từ 50-60m2, kho chứa hàng từ 16-20m2: Lưu trữ hàng hóa phục vụ liên tục khách hàng. Mặt tiền tốt nhất nên lớn hơn 6m2. Nếu mặt bằng của bạn phải thuê thì bạn sẽ phải tính chi phí thuê mặt bằng còn nếu không thì bạn chỉ cần tính chi phí để mua các thiết bị bán hàng. Nếu phần xây dựng trên mặt bằng 150m2, tốn khá nhiều tiền, ước tính cho phần xây dựng và trang trí rơi vào khoảng 150m2 x 650.000 = 97.500.000 đồng.
  • Về trang thiết bị, công cụ quản lý siêu thị: Khoảng 35tr-50tr cho kệ siêu thị quầy trưng bày và khoảng 15tr cho máy tính, phần mềm quản lý bán hàng, thiết bị bán lẻ cơ bản (đầu đọc mã vạch, máy in hóa đơn, giấy in hóa đơn).
  • Dự trù lương tháng cho tối thiểu 5 nhân viên hướng dẫn cho người mua hàng, nhân viên nhập hàng, nhân viên thu ngân.
  • Về hàng hóa, bạn phải bán đủ các nhóm hàng cơ bản. Tiền vốn mua hàng lần đầu ít nhất là 200tr. Chỉ nên chọn các mặt hàng có thương hiệu.
  • Phần vốn lưu động khoảng 150tr-200tr là bạn tạm đủ để kinh doanh cho một siêu thị mini rồi. Vấn đề quan trọng là đầu ra của hàng hoá mà thôi.

Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm mở siêu thị, cửa hàng (phần I). Các bạn có thể theo dõi tiếp (phần II).