Tư Duy Giấu Nghề Không Khiến Bạn Trở Nên “Ngầu” Hơn

Giấu nghề xưa nay vốn là một hành động phổ biến. Không chỉ xuất hiện trong các công việc đòi hỏi kỹ nghệ tinh xảo, ngay cả những người làm việc văn phòng cũng có thể “giấu nghề”.

Cụ thể giấu nghề là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến cá nhân cũng như doanh nghiệp, tổ chức? 

Cùng Glints giải đáp trong bài viết này nhé. 

Giấu nghề là gì? 

Giấu nghề là tình trạng che giấu kiến thức, kỹ năng, hiểu biết, hay cách làm vượt trội trong một lĩnh vực nào đó. Người giấu nghề không muốn ai biết mình có năng lực hoàn thành một công việc, thậm chí đem lại hiệu quả vượt trội. 

Trong tiếng Anh cách nói giấu nghề là “hit one’s light/one’s candel under a bushel”.

Người giấu nghề mang tâm lý sợ người khác biết được, và sẽ “học hỏi” bí kíp của mình. Kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng mà họ tích luỹ bấy lâu nay không dễ gì tiết lộ cho người khác. Họ sợ mất đi lợi thế cạnh tranh và vị trí độc nhất trong lĩnh vực cụ thể. 

Ngoài ra, việc quá thiếu tự tin vào năng lực của mình cũng khiến nhiều người tự giấu nó đi. Họ không thể hiện ra bên ngoài, thậm chí phớt lờ nó. 

Đọc thêm: Kỹ Năng Mềm Là Gì? 7 Kỹ Năng Mềm Cần Thiết Giúp Bạn Thành Công Trong Công Việc

Giấu nghề có tác hại như thế nào?

Giấu nghề khiến bạn trở nên “tụt hậu”

Kiến thức mà bạn có được có thể có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định. Công nghệ, phát triển, kiến thức cũng liên tục được cập nhật và làm mới. 

Do đó, những gì được xem là “bí quyết thành công” của bạn có thể sẽ lỗi thời theo năm tháng. Nếu không chia sẻ với người khác, bạn có thể mãi quanh quẩn trong “vũ trụ” kiến thức của mình mà không học hỏi thêm được gì. 

Năng lực bản thân không được thể hiện vì giấu nghề

Giấu nghề tức là giấu giỏi. Nếu bạn không thể hiện, ai sẽ biết đến tài năng của bạn? 

Đôi khi hành động này có thể bị lý tưởng hoá thành “sự khiêm tốn”. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, nếu bạn có thể khiến tình hình trở nên tốt đẹp hơn, đừng ngần ngại góp sức. 

Không có gì là sai trái khi cho mọi người thấy năng lực thực sự của bạn. 

Giấu nghề khiến bạn trở nên “vất vả” hơn

Điều này đặc biệt đúng trong môi trường làm việc công sở, khi phải làm việc nhóm. 

Trong một đội nhóm, trình độ và năng lực của mọi người có thể khác nhau. Vì thế, với cùng một vấn đề, người này có thể có cách giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn người kia. 

tư duy dấu nghềtư duy dấu nghềBạn sẽ dễ dàng bị “burnout”

Nếu bạn có thể làm tốt hơn ai đó trong khi nhiệm vụ đó không thuộc phạm vi của bạn, đừng ôm đồm lấy hoặc phớt lờ. 

Sự chia sẻ của bạn có thể làm đẩy nhanh tiến độ công việc. Ngược lại nếu ỉm nó đi, đồng nghiệp của bạn có thể khiến công việc trở nên khó khăn. Trường hợp còn lại, bạn tình nguyện làm tất cả. Điều đó chỉ khiến bạn sớm muộn gì cũng “burnout” hay “quá tải”. 

Người khác cũng không chia sẻ điều gì hay ho cho bạn

Khi bạn cho đi thì mới có thể nhận lại. 

Nếu không chịu cởi mở và chia sẻ những gì hay ho mình biết với người khác, bạn cũng có thể nhận lại “sự im lặng”. 

Vậy…

Có nên giấu nghề hay không? 

Có thể có một số trường hợp đặc biệt như hai đối thủ cạnh tranh giấu nghề để tạo ra điểm khác biệt. Ví dụ như hai tiệm cùng bán bánh mì đặt cạnh nhau. Cả hai đều muốn “giấu nhẹm” đi công thức làm bánh của riêng mình để tạo sự cạnh tranh về hương vị. 

Trong trường hợp này, “giấu nghề” nghe có vẻ hợp lý. 

Tuy nhiên, xét về phương diện phát triển bản thân trong cuộc sống hay công việc, giấu nghề chẳng đem lại lợi ích gì. 

Ngược lại, loại bỏ tư tưởng giấu nghề sẽ đem đến những điều tích cực sau: 

  • Giúp bản thân học hỏi được nhiều điều mới mẻ từ người khác, tránh để mình lạc hậu và trở nên ích kỷ. 
  • Giúp tập thể phát triển khi có những cá nhân tích cực chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, và tận dụng năng lực của mình, đóng góp cho tập thể. 

Tuy nhiên, việc chia sẻ cũng cần có nguyên tắc để không bị “quá đà”. Đặc biệt trong môi trường làm việc, bạn nên biết lúc nào cần chia sẻ, giúp đỡ, lúc nào không nên để tránh làm phiền đồng nghiệp hoặc gây bất lợi cho bản thân. 

Loading poll …

Coming Soon

Bạn nghĩ có nên giấu nghề hay không?

{{ row.Answer_Title }}

{{ tsp_type === “percentlab” || tsp_type === “countlab” || tsp_type === “bothlab” ? row.Answer_Title : “” }}

{{row.tsp_result_percent}} %

{{row.Answer_Votes}}

{{row.Answer_Votes}} ( {{row.tsp_result_percent}} % )

{{ tsp_result_no }}

Tạm kết

Tư tưởng giấu nghề sẽ gây ra nhiều hạn chế trong quá trình làm việc cũng như phát triển sự nghiệp của bạn. Vì vậy hãy loại bỏ hoặc tiết chế nó lại nếu muốn thành công hơn bạn nhé. 

Cám ơn bạn đã đọc đến đây. Đừng quyên theo dõi Glints Blog để cập nhật nhiều nội dung hữu ích khác.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả