Truyện tranh lịch sử hỗ trợ tốt cho môn học lịch sử

Nhiều lỗ hổng về kiến thức lịch sử thể hiện qua kết quả của các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng trong những năm qua. Dư luận xã hội và  cả những người “trong cuộc” đã phải  phải “giật mình”, bởi hằng năm, số học sinh đạt dưới điểm trung bình là khá phổ biến trong các kỳ thi quan trọng. Thực trạng đáng báo động này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết về phía nhà trường, phương pháp dạy học truyền thống vẫn tiếp tục được áp dụng trong khi đối tượng tiếp nhận là một lớp học trò mới cần sự tích cực, chủ động. Hiện tượng thuyết giảng một chiều, thầy đọc, trò chép xảy ra khá phổ biến trong các giờ học môn lịch sử. Những sự kiện ngồn ngộn trong sách giáo khoa được truyền thụ mang nặng tính áp đặt cứng nhắc mà không có sự đối thoại cởi mở tạo tâm lý chán nản mệt mỏi trong học sinh. Bên cạnh đó, sự cải tiến đổi mới nội dung sách giáo khoa diễn ra còn chậm.

 

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:[email protected]

Giáo cụ trực quan được sử dụng còn nghèo nàn, quanh quẩn chỉ có một số bức tranh, sơ đồ minh họa không đủ sức cuốn hút, hấp dẫn học sinh.Về phía học sinh, tâm lý giới trẻ trong thời kỳ công nghiệp hóa có xu thế thiên về các môn khoa học tự nhiên, xem nhẹ các môn khoa học xã hội và nhân văn khiến nhiều em không có hứng thú đối với môn Lịch sử. Việc học môn học này còn mang nặng tính đối phó hơn là thực sự say mê khám phá, tìm tòi. Hệ quả là nhiều học sinh không ghi nhớ nổi một sự kiện lịch sử của dân tộc trong khi đó không ít em lại có thể kể ra vanh vách tên của các trò chơi điện tử, diễn viên điện ảnh hay các nhân vật lịch sử ở các nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Câu hỏi đặt ra là vì sao học sinh lơ mơ về kiến thức lịch sử trong nước nhưng lại hào hứng khi bàn về những nhân vật hay lịch sử nước khác. Câu trả lời được nhiều người lí giải là: trong khi chất lượng dạy và học môn lịch sử trong nhà trường còn bộc lộ không ít bất cập thì hiện nay chúng ta đang thiếu các sản phẩm văn hóa hấp dẫn về lịch sử. Giới trẻ có thể hiểu về văn hóa Hàn Quốc qua rất nhiều bộ phim truyền hình được chiếu nhan nhản trên ti vi hàng ngày, nắm được lịch sử Trung Quốc qua những bộ phim dã sử hoành tráng, hiểu được văn hóa Nhật Bản qua những bộ truyện tranh nổi tiếng được bày bán rộng rãi trên thị trường. Trong khi đó, việc giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử qua các ấn phẩm văn hóa của ta lại chưa được chú trọng nhiều.

Giáo cụ trực quan được sử dụng còn nghèo nàn, quanh quẩn chỉ có một số bức tranh, sơ đồ minh họa không đủ sức cuốn hút, hấp dẫn học sinh.Về phía học sinh, tâm lý giới trẻ trong thời kỳ công nghiệp hóa có xu thế thiên về các môn khoa học tự nhiên, xem nhẹ các môn khoa học xã hội và nhân văn khiến nhiều em không có hứng thú đối với môn Lịch sử. Việc học môn học này còn mang nặng tính đối phó hơn là thực sự say mê khám phá, tìm tòi. Hệ quả là nhiều học sinh không ghi nhớ nổi một sự kiện lịch sử của dân tộc trong khi đó không ít em lại có thể kể ra vanh vách tên của các trò chơi điện tử, diễn viên điện ảnh hay các nhân vật lịch sử ở các nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Câu hỏi đặt ra là vì sao học sinh lơ mơ về kiến thức lịch sử trong nước nhưng lại hào hứng khi bàn về những nhân vật hay lịch sử nước khác. Câu trả lời được nhiều người lí giải là: trong khi chất lượng dạy và học môn lịch sử trong nhà trường còn bộc lộ không ít bất cập thì hiện nay chúng ta đang thiếu các sản phẩm văn hóa hấp dẫn về lịch sử. Giới trẻ có thể hiểu về văn hóa Hàn Quốc qua rất nhiều bộ phim truyền hình được chiếu nhan nhản trên ti vi hàng ngày, nắm được lịch sử Trung Quốc qua những bộ phim dã sử hoành tráng, hiểu được văn hóa Nhật Bản qua những bộ truyện tranh nổi tiếng được bày bán rộng rãi trên thị trường. Trong khi đó, việc giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử qua các ấn phẩm văn hóa của ta lại chưa được chú trọng nhiều.

 

Đối với lứa  tuổi học sinh thì đọc truyện tranh là thú giải trí được rất nhiều em yêu thích, thậm chí là món ăn tinh thần không thể thiếu. Nắm bắt được nét tâm lý này, nhằm làm phong phú thêm nguồn tài liệu về giáo dục lịch sử, thời gian qua một số nhà xuất bản đã cho ra mắt một số bộ truyện tranh lịch sử. Việc mạnh dạn

 

 

Truyện tranh lịch sử hỗ trợ tốt cho môn học lịch sử - 1

Truyện tranh lịch sử góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh

 

chuyển tải lịch sử dân tộc qua những cuốn truyện tranh sinh động được xem là hướng đi tích cực trong việc định hướng thị hiếu thẩm mỹ và góp phần giải quyết tình trạng lơ mơ về lịch sử dân tộc trong một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay. Thời gian qua, một loạt bộ truyện tranh lịch sử đã xuất hiện trên thị trường như: Lịch sử Việt Nam bằng tranh (NXB Trẻ); Một thuở nước non này (NXB Giáo dục); Hào khí đất phương Nam (NXB Kim Đồng)… Điều đáng mừng là những bộ truyện tranh này được nhiều học sinh đón nhận, hứng thú tìm đọc. Nhiều truyện có hình thức đẹp, lời thoại trong sáng, ngắn gọn, hình vẽ các nhân vật phong phú phù hợp với từng thời đại khác nhau trong lịch sử dân tộc. Không ít học sinh thừa nhận, khi tìm đến với những cuốn truyện tranh lịch sử, các em có thêm những hiểu biết các sự kiện, nhân vật đáng nhớ trong lịch sử dân tộc. Chẳng hạn, đối với bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh”, một trong những bộ sách lịch sử bằng tranh đầu tiên ra mắt bạn đọc nhỏ tuổi do NXB Trẻ ấn hành, học sinh có thể tiếp cận lịch sử nước nhà xuyên suốt từ thời đồ đá, đồ đồng, vua Hùng dựng nước đến các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn cho đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Vừa qua, NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt bộ truyện tranh “Hào kiệt đất phương Nam”, viết về những nhân vật đã gắn bó với lịch sử đất phương Nam như: Trương Định, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trung Trực, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tri Phương…

 

 Có thể xem truyện tranh lịch sử Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường sách thiếu nhi thời gian qua không chỉ giải tỏa “cơn khát” truyện tranh trong nước, góp phần hạn chế sự “bành trướng” của truyện tranh nước ngoài mà còn có thể xem là một kênh bổ sung một lượng đáng kể kiến thức lịch sử đang bị thiếu hụt trầm trọng ở một bộ phận học sinh hiện nay. Không thể phủ nhận những tác động tích cực mang lại từ truyện tranh lịch sử. Tuy nhiên đã xuất hiện những “hạt sạn” về nội dung và hình thức trình bày trong một số cuốn truyện tranh lịch sử trên thị trường trong thời gian qua như: ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật chưa được trau chuốt, làm mất đi sự trong sáng vốn có của Tiếng Việt; hình ảnh, trang phục của nhân vật còn ảnh hướng nhiều của truyện tranh Nhật Bản, Hàn Quốc, làm mất đi tính dân tộc; cốt truyện mang “hơi thở” hiện đại, khi thì thái quá các yếu tố hài hước, gây phản cảm. Để chấm dứt tình trạng này, các nhà xuất bản cần thận trọng hơn trong khâu biên tập, thẩm định chất lượng của từng cuốn truyện tranh lịch sử trước khi in ấn và phát hành ra thị trường. Đây cũng là cách để giữ “thương hiệu” cho các nhà xuất bản đồng thời mang đến cho lớp độc giả nhỏ tuổi những ấn phẩm văn hóa có giá trị.

 

Bùi Minh Tuấn

(Nghệ An)

 

LTS Dân trí – Việc tổ chức in ấn và phát hành truyện tranh lịch sử là việc làm đáng hoan nghênh đối với các nhà xuất bản. Đấy là yếu tố tích cực bổ sung kiến thức và giúp cho lớp trẻ hào hứng hơn trong việc học môn lịch sử nước nhà.

 

Tuy nhiên việc làm này đòi hỏi sự đầu tư nhiều công sức và tâm huyết để vừa trung thành với các sự kiện và diễn biến lịch sử, lại vừa xây dựng được cốt truyện hấp dẫn với những nhân vật điển hình, thể hiện thành hình ảnh sinh động cùng những lời thoại và trang phục phù hợp với từng giai đoạn lịch sử…

 

Đây là mảng đề tài có nguồn tư liệu lịch sử rất phong phú cũng như đối tượng đọc khá rộng rãi, hy vọng truyện tranh lịch sử sẽ phát triển mạnh mẽ trên cơ sở rút kinh nghiệm cả mặt tốt và chưa tốt của  những tập truyện tranh lịch sử đã phát hành.