Truyền thông doanh nghiệp là gì, các bộ phận và vai trò

Truyền thông doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng trong bất cứ tổ chức nào. Chúng được chia ra làm nhiều bộ phận khác nhau với đặc tính và chức năng riêng.

Vậy truyền thông doanh nghiệp là gì, bao gồm những bộ phận nào? Vai trò của việc truyền thông đối với doanh nghiệp ra sao? Những thông tin Vuiapp.vn chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ trở thành nguồn kiến thức hữu ích cho độc giả.

Truyền thông doanh nghiệp là gì?

Truyền thông doanh nghiệp hay truyền thông nội bộ là các hoạt động liên quan đến việc quản lý và sắp đặt, bố trí tất cả các công việc truyền thông đối nội và đối ngoại trong công ty với mục đích tạo ra quan điểm đồng thuận giữa các cổ đông và các bên liên quan trong doanh nghiệp.

Các bộ phận của truyền thông doanh nghiệp

Truyền thông doanh nghiệp chính là hoạt động tuyên truyền, truyền tải thông tin xuất phát từ doanh nghiệp. Theo đó, công chúng, khách hàng tiềm năng, đối tác, đối thủ cạnh tranh sẽ tiếp nhận thông tin kể trên. Đồng thời, các nhân viên trong tổ chức đó cũng nắm bắt rõ ràng những điều này.

Truyền thông doanh nghiệp được chia ra làm hai bộ phận là nội bộ và bên ngoài

1. Truyền thông doanh nghiệp trong nội bộ

Truyền thông doanh nghiệp nội bộ là hình thức truyền tải thông tin qua Email, Website. Đồng thời, các ấn phẩm trên radio, bảng tin cũng được triển khai mạnh mẽ. Đối tượng tiếp nhận là nhân viên trong doanh nghiệp, gặp gỡ trực tiếp, những bài phát biểu,…

Ngành truyền thông doanh nghiệp này còn được xây dựng nhằm mục đích tạo ra mối quan hệ gắn bó. Theo đó, đội ngũ nhân viên, lãnh đạo không có khoảng cách. Điều này giúp cho bức tranh chung của tập thể đoàn kết, vững mạnh, phát triển lâu dài. 

Sự tương tác của truyền thông nội bộ được nhận định trên 4 chiều. Cụ thể như sau:

  • Lãnh đạo với nhân viên.

  • Nhân viên với lãnh đạo.

  • Nhân viên với nhân viên.

  • Nhân viên với doanh nghiệp.

2. Truyền thông bên ngoài là gì?

Truyền thông bên ngoài là gì? Đó thực chất là việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng. Điển hình như báo chí, bảng hiệu, tờ rơi, Catalog, Brochure,… Những cách này có sức lan truyền mạnh mẽ tới mọi đối tượng công chúng, dễ gây tác động về lý trí, tình cảm.

Ngoài ra, kênh truyền thông doanh nghiệp bên ngoài hữu hiệu khác chính là hoạt động xã hội. Cụ thể là hình thức thiện nguyện, đóng góp cho cộng đồng, lá lành đùm lá rách,…

Vai trò của truyền thông đối với doanh nghiệp chính là tạo ra sự tương tác 3 chiều. Điển hình như doanh nghiệp – công chúng, công chúng – doanh nghiệp và công chúng với nhau.

Vai trò của truyền thông đối với doanh nghiệp là gì?

Các chuyên gia đã nhận định, truyền thông chính là hoạt động đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm. Bởi việc này đóng vai trò vô cùng quan trọng nhất định phải kể đến như sau:

1. Thương hiệu có được giá trị dài hạn, lâu bền

Mục đích của hoạt động truyền thông doanh nghiệp chính là thiết lập, quảng bá sản phẩm. Nhờ đó, thương hiệu có được giá trị dài hạn, tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng. Với đà phát triển sẵn có đơn vị, tổ chức đó sẽ ngày càng thăng tiến trên con đường kinh doanh.

Truyền thông mang lại giá trị dài hạn cho thương hiệu

Chưa hết, truyền thông doanh nghiệp còn gắn kết nhân viên, lãnh đạo với nhau thêm chặt chẽ. Từ đó, củng cố các hoạt động khác với các phòng ban khác trong công ty. Qua đó, xây dựng bộ máy hoạt động hiệu quả.

2. Giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm nhanh chóng, dễ dàng

Nhờ hoạt động quảng cáo sản phẩm sẽ có tác dụng thu hút khách hàng cho doanh nghiệp. Những người đã từng sử dụng dịch vụ trước đó vẫn tiếp tục lựa chọn trải nghiệm. Hơn hết, mỗi cá nhân mới nhanh chóng tìm đến tạo ra nguồn lợi nhuận tối ưu nhất.

Truyền thông đưa sản phẩm đến với khách hàng cũ, thu hút người tiêu dùng mới

Đặc biệt, truyền thông doanh nghiệp còn giữ vai trò định hướng thị hiếu người tiêu dùng. Để thực hiện điều này các nhân viên đã triển khai các hoạt động tiếp thị, truyền tải. Hơn hết các thông điệp giá trị cũng được chú trọng, tăng tính tương tác của khách hàng. 

3. Quảng bá thương hiệu rộng khắp 

Hình thức truyền thông cho doanh nghiệp còn có vai trò tạo nên hiệu ứng đám đông. Căn cứ vào đó, nhiều khách hàng sẽ tìm thấy những lợi ích thiết thực của sản phẩm. Bởi vậy, thương hiệu một lần nữa được vươn xa hơn tới người tiêu dùng, đối tác, thậm chí là đối thủ cạnh tranh.

Truyền thông giúp nâng cao tầm ảnh hưởng của thương hiệu

Lúc này, truyền thông đã hoạt động mang tính đa chiều. Thông qua sự tương tác của khách hàng doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt nhiều nguồn thông tin. Nếu nhận được phản hồi tích cực sẽ phát huy, ngược lại tìm cách khắc phục để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Như vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu nhất định phải có sự trợ giúp từ truyền thông. Nếu không, doanh nghiệp khó có thể duy trì, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Một khi tận dụng tốt các công cụ truyền thông các đơn vị, tổ chức sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.

Hiện nay có nhiều kênh truyền thông thương hiệu mà công ty có thể áp dụng. Tùy vào tình hình, nhu cầu thực tế mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức phù hợp.

Tin rằng, với những phân tích chi tiết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về truyền thông doanh nghiệp. Độc giả còn bất cứ câu hỏi nào khác hãy kết nối với Vuiapp.vn để trao đổi trực tiếp với các chuyên gia.