Trường hợp thay đổi công ty bảo lãnh mới / Công việc mới và quy trình thẻ xanh

Trường hợp thay đổi công ty bảo lãnh mới/
Công việc mới và quy trình thẻ xanh

   Bảo lãnh cho người lao động trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ thông qua thị thực việc làm là điều hiển nhiên đối với bên sử dụng lao động. Toàn bộ quá trình từ lúc nộp đơn xin giấy chứng nhận việc làm với Bộ Lao động đến khi trở thành thường trú nhân hợp pháp sẽ phải mất rất nhiều năm. Trong suốt ngần ấy thời gian, nhiều người lao động có thể đã thay đổi công việc hiện tại và lên kế hoạch cho công việc mới sau này. Dưới đây là các tình huống và câu hỏi phổ biến từ những người lao động đã đến ngày ưu tiên được cấp thẻ xanh theo diện việc làm EB.

Khái niệm về lời mời làm việc trong các trường hợp EB

   Các công ty hoặc người sử dụng lao động mở hồ sơ bảo lãnh theo diện việc làm đều dựa trên việc đưa ra các lời mời công việc. Lời mời làm việc này có hiệu lực kể từ ngày người lao động trở thành thường trú nhân dựa trên sự bảo lãnh của bên sử dụng lao động. Nói cho dễ hiểu, miễn là người sử dụng lao động và người lao động đều hướng đến thỏa thuận công việc đã được ký kết và đáp ứng được các yêu cầu khác từ Sở di trú thì hồ sơ sẽ được chấp thuận. Tuy nhiên, Sở Di Trú sẽ chỉ chấp thuận cấp thẻ xanh cho người lao động nếu họ tin rằng trong tương lai người lao động sẽ thực sự làm việc cho người sử dụng lao động sau khi đạt được tình trạng thường trú nhân hợp pháp.

Trường hợp người sử dụng lao động hiện tại không phải là người bảo lãnh ban đầu

   Ví dụ 1: Lời mời làm việc và công việc trong tương lai

   Như đã đề cập trước đó, hầu hết các tình trạng thường trú được bảo lãnh theo diện việc làm đều dựa trên việc người lao động cam kết sẽ làm việc cho người sử dụng lao động trong tương lai sau khi các cá nhân này có được thẻ xanh thường trú hợp pháp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người sử dụng lao động bảo lãnh cho những cá nhân mà họ dự định sẽ đưa vào công ty làm việc trong tương lai. Tức là, trước đó không hề có bất kỳ sự ký kết nào giữa người sử dụng lao động và các cá nhân này trong quá trình nộp đơn xin chứng nhận lao động và đơn I-140. Một câu hỏi được đặt ra là sẽ như thế nào nếu người lao động không làm việc cho công ty A, người đã nộp hồ sơ xin bảo lãnh họ theo diện làm việc, mà lại làm việc cho công ty B để duy trì tình trạng không định cư theo loại thị thực H1B hoặc L-1. Khi hồ sơ do công ty A bảo lãnh cho họ đến ngày ưu tiên được cấp thẻ xanh thì liệu họ có còn đủ điều kiện để nộp đơn I-485 hay không. Trong ví dụ này, Công ty A và Công ty B không hề có mối liên kết nào.

   Ví dụ 2: Thay đổi chủ lao động

   Trường hợp thứ 2 phát sinh khi người lao động được Chủ công ty A nộp các hồ sơ cần thiết và đang trong thời gian chờ đến ngày ưu tiên. Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi người lao động đã chuyển sang làm việc cho Chủ công ty B, điều đó dẫn đến việc hồ sơ bảo lãnh diện EB chưa đủ tính thuyết phục. Cũng giống ví dụ 1, giữa công ty A và công ty B không có mối liên kết nào 

10. cong-ty-bao-lanh-dien-viec-lam 210. cong-ty-bao-lanh-dien-viec-lam 2

Có thể nộp I-485 trong các ví dụ như vậy không?

   Việc I-485 có thể được nộp trong cả ví dụ 1 và ví dụ 2 hay không là phụ thuộc vào việc chủ công ty ban đầu (công ty A) có tiếp tục cung cấp vị trí công việc cho cá nhân mà họ đã bảo lãnh hay không và liệu cá nhân được công ty A bảo lãnh ban đầu có ý định gia nhập Công ty A sau khi đơn I-485 được chấp thuận hay không? Nếu Chủ công ty A không sẵn sàng đưa ra lời mời làm việc thì hồ sơ sẽ bị chấm dứt. Trong trường hợp đó, đơn I-485 sẽ không thể tiến hành. Kết quả tương tự sẽ xảy ra trong trường hợp người lao động không muốn hoặc không thể làm việc cho chủ lao động A và muốn ở lại với chủ lao động mới, trong ví dụ này là Chủ lao động B.

   Lưu ý rằng, nếu không có lời mời làm việc từ Công ty A, hồ sơ I-485 sẽ không được chuyển qua lời mời làm việc của Công ty B; Công ty B sẽ phải nộp đơn xin giấy chứng nhận làm việc và đơn I-140 mới có chứa các điều khoản và điều kiện của công việc mà họ đưa ra lời mời. Nếu Công ty B bắt đầu quá trình xin cấp thẻ xanh mới thì người lao động sẽ được hưởng lợi khi giữ lại được ngày ưu tiên từ đơn I-140 đã được chấp thuận của Công ty A.

   Nếu Công ty A vẫn đang cung cấp công việc trong tương lai (như ví dụ 1) hoặc sẵn sàng thuê lại người lao động (như ví dụ 2), I-485 có thể được nộp. Tuy nhiên, trong cả hai ví dụ, người lao động phải sẵn sàng chấp nhận lời mời làm việc vào thời điểm I-485 được chấp thuận. Cần phải thuyết phục được Sở Di Trú là luôn có tồn tại một lời mời làm việc thực sự nếu không I-485 sẽ không được chấp thuận.

Sở Di Trú có thể hoài nghi tính hợp lệ của lời mời làm việc

   Trong quá trình xin cấp thẻ xanh, dù người lao động không nhất thiết phải làm công việc mà họ đã ký kết trước đó hoặc thậm chí là không nhất thiết phải làm việc cho người sử dụng lao động ban đầu nhưng đó lại là bằng chứng tốt nhất để chứng minh hồ sơ bảo lãnh diện việc làm của bạn là sự thật. Thế nên, nếu công việc chưa bắt đầu hoặc tạm thời bị gián đoạn, đương đơn phải lường trước các rủi ro trong quá trình Sở Di Trú đánh giá hồ sơ và thảo luận các vấn đề liên quan với các chuyên gia tư vấn pháp lý.

Lời mời làm việc phải luôn được thực hiện 

   Hầu hết các trường hợp không nên chuyển sang giai đoạn I-485 trừ khi người lao động thực sự nhận được lời mời công việc thích hợp trong tương lai. Một khi hồ sơ được chấp thuận, người lao động sẽ phải làm việc cho công ty đã đưa ra lời mời công việc trước đó. Nếu họ không thực hiện công việc đó sẽ dẫn đến nghi ngờ nghiêm trọng về tính hợp lệ thẻ xanh của họ. Điều này sẽ để lại những hậu quả lớn, bao gồm việc không thể nhập quốc tịch Hoa Kỳ, hủy bỏ tình trạng thường trú nhân hoặc thậm chí, có thể là trục xuất.

Kết luận

   Quy trình cấp thẻ xanh mất nhiều năm để hoàn thành, người lao động và người sử dụng lao động, cũng như người sử dụng lao động mới, nên nhận thức được các vấn đề phát sinh do hoàn cảnh thay đổi. Sẽ thật khôn ngoan khi chọn chủ lao động mới cho việc tiếp tục theo đuổi hồ sơ thẻ xanh của bạn, nhưng tất nhiên là lời mời từ chủ lao động mới phải là công việc mà bạn yêu thích. 

Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng tình huống, vẫn có người lao động lựa chọn ở lại với chủ lao động ban đầu, vì việc làm hiện tại không nhất thiết phải luôn bó buộc với chủ lao động trước khi xét duyệt đơn xin thẻ xanh. 

Theo Murthy

   Để được hỗ trợ hồ sơ về di trú Mỹ, Quý vị có thể liên hệ ngay để được chúng tôi TƯ VẤN MIỄN PHÍ

HOTLINE:

Văn phòng Garden Grove: (877) 348-7869

Văn phòng San Jose: (408) 998-5555

Văn phòng Houston: (832) 353-3535

Văn phòng Việt Nam: (028) 3516-2118

www.ditrumy.com