Trường hợp người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trường hợp người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Tham gia bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách hỗ trợ người lao động khi không may ốm đau, tai nạn, thai sản… Bên cạnh những trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc còn có nhóm đối tượng không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các trường hợp nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Nghị định số 115/2015/NĐ-CP

Bộ luật lao động 2019

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bản chất của bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội do nhà nước thực hiện tổ chức.

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo quy định thì người lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội khi phát sinh hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc. Căn cứ theo quy định tại Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH gồm các đối tượng sau:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”

Bên cạnh đó, người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý: Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

Như vậy, theo quy định thì người lao động làm việc tại công ty doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH và doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan Bảo hiểm xã hội.

3. Các trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bên cạnh các trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì nhiều trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể các trường hợp không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP điển hình sau:

  • Người lao động bán thời gian có mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động dưới 01 tháng;
  • Người lao động ký hợp đồng thử việc;
  • Người lao động nghỉ việc không hưởng lương trên 14 ngày mà không phải là do ốm đau, thai sản theo quy định;
  • Người lao động giao kết hợp đồng bằng miệng;
  • Người lao động bán thời gian có mức lương làm việc dưới mức lương tối thiểu vùng.

Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mang đến rất nhiều lợi ích cho người lao động. Với mức đóng BHXH thấp, người lao động được hưởng các chế độ như hưu trí, thai sản, chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay chế độ tử tuất.

Trong trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người lao động có cơ hội nhận lương hưu khi về già và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

4. Người lao động và doanh nghiệp có thể bị phạt nếu không đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc mà không đóng BHXH sẽ vi phạm quy định của pháp luật về BHXH.

Căn cứ vào Khoản 5, Khoản 6, Điều 38, Nghị định 28/2020/NĐ-CP về việc vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải chịu mức phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 – 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Phạt tiền từ 18% – 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên mức phạt tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Người lao động bị phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng khi có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng mức quy định hoặc tham gia không đúng đối tượng.

Như vậy, Trong trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội cả người lao động và người sử dụng lao động đều có thể bị xử phạt hành chính căn cứ theo các quy định về mức phạt trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội từ năm 2022.

Do đó, người lao động và người sử dụng lao động cần đặc biệt lưu ý, trong trường hợp người lao động không muốn tham gia BHXH có thể gửi cam kết xác nhận không tham gia BHXH hay mẫu thỏa thuận không đóng BHXH có xác nhận của công ty đến cơ quan BHXH để tránh bị phạt gây thiệt hại về tài chính.

Trên đây là những thông tin về các trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người lao động và người sử dụng lao động lưu ý để thực hiện đúng quy định đồng thời có thể chủ động trong việc tham gia BHXH tự nguyện. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Xem thêm:

5.0