Trường hợp nào không bắt buộc phải bổ nhiệm kế toán trưởng? Kế toán trưởng phải có trình độ đại học?

Cho tôi hỏi pháp luật có quy định trường hợp nào không bắt buộc bổ nhiệm kế toán trưởng hay không? Câu hỏi của anh Vĩ (Hà Nam)

Trường hợp nào không bắt buộc phải bổ nhiệm kế toán trưởng?

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP có quy định về kế toán trưởng, phụ trách kế toán như sau:

Kế toán trưởng, phụ trách kế toán

1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.

2. Phụ trách kế toán:

a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.

b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

….

Tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, theo các quy định như trên, trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ không bắt buộc phải bổ nhiệm kế toán trưởng. Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định dựa trên những tiêu chí do Chính phủ quy định.

Trường hợp nào không bắt buộc phải bổ nhiệm kế toán trưởng? Kế toán trưởng phải có trình độ đại học?

Trường hợp nào không bắt buộc phải bổ nhiệm kế toán trưởng? Kế toán trưởng phải có trình độ đại học? Hình từ Internet

Những người nào không được làm kế toán?

Theo quy định tại Điều 52 Luật Kế toán 2015 có quy định những người không được làm kế toán bao gồm:

– Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

– Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Kế toán trưởng phải có trình độ đại học?

Tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, bao gồm:

– Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tổ chức bộ máy kế toán (trừ các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện);

– Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện, cơ quan của tỉnh đặt tại cấp huyện;

– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở cấp huyện có sử dụng ngân sách nhà nước;

– Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước trừ các trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;

– Đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn;

– Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng;

– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng.

Như vậy, không bắt buộc tất cả trường hợp làm kế toán trưởng cũng phải có trình độ đại học. Khi làm kế toán trưởng tại các cơ quan theo quy định như trên thì chỉ yêu cầu bằng kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên.

Mạc Duy Văn

– Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của

Law
Net

Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

– Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

– Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

– Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

– Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Bài viết này có hữu ích cho bạn không?