Trường hợp không có nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ đáp ứng yêu cầu gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng thì phải xử lý ra sao?


Theo quy định hiện hành, gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ tham gia đấu thầu. Hiện Việt Nam đang khuyến khích các doanh nghiệp sáp nhập để tăng quy mô, nhưng khi đó doanh nghiệp lại không được tham gia đấu thầu các gói thầu dưới 5 tỷ đồng. Xin hỏi, như vậy các chính sách có mâu thuẫn nhau không? Địa phương của tôi có rất nhiều nhà thầu quy mô vừa. Một số gói thầu xây lắp giá trị dưới 5 tỷ đồng, nhưng các doanh nghiệp nhỏ không thể đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm và năng lực thực hiện. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp quy mô vừa có được tham gia đấu thầu không? Câu hỏi của anh Tuân từ Đồng Tháp.

Doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp như thế nào theo quy định của pháp luật?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng xác định như sau:

– Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ .

Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội:

– Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

– Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

Trường hợp không có nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ đáp ứng yêu cầu gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng thì phải xử lý ra sao?

Trường hợp không có nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ đáp ứng yêu cầu gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng thì phải xử lý ra sao? (Hình từ Internet)

Gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng có phải chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ không?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định ưu đãi đối với đấu thầu trong nước như sau:

Ưu đãi đối với đấu thầu trong nước

1. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc ưu đãi đối với hàng hóa trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

2. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu có tổng số lao động là nữ giới hoặc thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên và có hợp đồng lao động tối thiểu 03 tháng; nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Luật Đấu thầu được xếp hạng cao hơn hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu được đánh giá ngang nhau.

3. Đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.

4. Trường hợp sau khi ưu đãi nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu.

Theo đó, pháp luật quy định đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ

Trường hợp không có nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ đáp ứng yêu cầu gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng thì phải xử lý ra sao?

Căn cứ Điều 86 Luật Đấu thầu 2013 quy định về việc xử lý tình huống như sau:

Xử lý tình huống

1. Xử lý tình huống là việc giải quyết trường hợp phát sinh trong đấu thầu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật về đấu thầu. Người quyết định xử lý tình huống phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;

b) Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án.

2. Thẩm quyền xử lý tình huống trong đấu thầu:

a) Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, người quyết định xử lý tình huống là chủ đầu tư. Trong trường hợp phức tạp, chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền;

b) Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, người quyết định xử lý tình huống là bên mời thầu;

c) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, người quyết định xử lý tình huống là người có thẩm quyền.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, trong trường hợp không có nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ đáp ứng yêu cầu của gói thầu thì bên mời thầu cần báo cáo chủ đầu tư để xem xét, quyết định xử lý tình huống theo hướng cho phép các nhà thầu không phải doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tham dự thầu.