Trường Đại học Bách Khoa ĐHQG-HCM | Công nghệ sinh học
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Website: http://www.dch.hcmut.edu.vn/
Ngành Công nghệ Sinh học thuộc nhóm ngành Hóa – Thực phẩm – Sinh học.
1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:
Chương trình Công nghệ Sinh học dành cho các sinh viên yêu thích khoa học sự sống và quan tâm đến việc ứng dụng cũng như cải tạo các quy luật sinh học trong tự nhiên để tạo ra những sản phẩm có ích trong cuộc sống. Chương trình bao gồm các môn học cơ bản nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, những kiến thức cần thiết về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại ngữ, cũng như các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành.
Với định hướng phát triển công nghệ sinh học tiến tới công nghiệp công nghệ sinh học, chương trình nhằm đào tạo những kỹ sư có kiến thức chuyên sâu, có kỹ năng nghiên cứu và làm việc trong các ngành công nghiệp tạo ra những sản phẩm công nghệ sinh học có ích phục vụ cho nông nghiệp, y dược học, thực phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường…
– Triển vọng Nghề nghiệp
Kỹ sư ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở các trường đại học, các cơ quan pháp y, các trung tâm và viện nghiên cứu, các công ty, xí nghiệp, cơ sở, nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học; tính toán, thiết kế, xây dựng quy trình sản xuất cũng như quản lý, điều hành và kiểm soát quá trình sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học ở các qui mô khác nhau; xây dựng và thực hiện các dự án liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường sống…
Kỹ sư ngành Công nghệ sinh học Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM có thể được tuyển dụng bởi các công ty, nhà máy sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ sinh học như công ty sản xuất và chế biến sữa Vinamilk, nhà máy chế biến bột ngọt Ajinomoto, nhà máy bia Sài gòn, … cũng như bởi các công ty khác sản xuất kháng sinh, vitamin, vaccine, protein, enzyme, thực phẩm chức năng, thức ăn gia súc và gia cầm, phân bón vi sinh, giống động-thực vật phục vụ phát triển nông nghiệp… và các công ty, nhà máy xử lý nước thải, chất thải…
– Các điểm đặc biệt
-
Kỹ sư ngành Công nghệ Sinh học tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM không những được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội, những kiến thức chuyên sâu về ngành Công nghệ Sinh học mà còn được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nghiên cứu và làm việc trong những môi trường công nghiệp hiện đại như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tính toán, thiết kế, điều hành, kiểm soát qui trình sản xuất, những vấn đề công nghệ…
-
Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện
STT
Tên đề tài
Năm thực hiện
1
HƯỚNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG:
Xây dựng kit sinh học xác định độc tính phục vụ quan trắc ô nhiễm nước mặt vùng Tây Nam Bộ
2015-2018
2
HƯỚNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC PHẨM VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG:
Khái thác các ứng dụng từ hệ vi sinh vật lên men trà Kombucha
2016-2017
3
HƯỚNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC PHẨM/ THỦY SẢN:
Liệu pháp thực khuẩn thể (Phage therapy) trong phòng và trị bệnh cá tra tại Đồng bằng Sông Cửu Long
2016-2019
4
HƯỚNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC NGUYÊN LIỆU DƯỢC:
Xây dựng quy trình vi nhân giống cây xạ đen (Ehretia asperula Zol. & Mor.) và đánh giá khả năng phát triển trong vườn ươm tại TPHCM
2015-2017
5
HƯỚNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC NGUYÊN LIỆU DƯỢC:
Screening of xanthine oxidase inhibitory activity of Cordyceps sp. isolated in Vietnam.
2016-2017
6
HƯỚNG TIN SINH HỌC:
Nghiên cứu sự sắp xếp của các DNA trimer trong nhiễm sắc thể vi khuẩn Bacillus cereus ATCC 10987
2015-2017
-
Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học ISI tiêu biểu đã thực hiện
STT
Thông tin bài báo (tên tác giả, tên bài báo, tên tạp chí)
Năm công bố
1
Hong CY, Lee HJ, Choi NR, Jung SH, Vo MC, Hoang MD, Kim HJ, Lee JJ, Sarcoplasmic reticulum Ca(2+) ATPase 2 (SERCA2) reduces the migratory capacity of CCL21-treated monocyte-derived dendritic cells., Exp Mol Med., 48, e253, 2016
2016
2
Hoang AH, Le TD (2015) Rapid and Simple Colorimetric Detection of Escherichia coli O157:H7 in Apple Juice Using a Novel Recombinant Bacteriophage-Based Method Biocontrol Science, 20 (2), 99-103, Biocontrol Science, 20 (2), 99-103.
2015
3
Hoang MD, Jung SH, Lee HJ, Lee YK, Nguyen-Pham TN, Choi NR, Vo MC, Lee SS, Ahn JS, Yang DH, Kim YK, , Dendritic Cell-Based Cancer Immunotherapy against Multiple Myeloma: From Bench to Clinic., Chonnam Med J., 51, 1-7, 2015
2015
4
Nguyen Khoi Nguyen, HuongThuy Nguyen, Effects of Lactobacillus casei supplementation and alterations in fermentation conditions on glucuronic acid production by a Dekkerabruxellensis-Gluconacetobacterintermediuskombucha symbiosis model system, Food Biotechnology, 29 (4), 356-370, 2015
2015
5
Nguyen Khoi Nguyen, Phuong Bang Nguyen, Huong Thuy Nguyen, Screening the optimal ratio of symbiosis between isolated yeast and acetic acid bacteria strain from traditional kombucha for high-level production of glucuronic acid, LWT – Food Science and Technology, 64, 1149-1155, 2015
2015
6
Nguyen Khoi Nguyen, Ngan Thi Ngoc Dong , Huong Thuy Nguyen, Phu Hong Le , Lactic acid bacteria: promising supplements for enhancing the biological activities of kombucha, SpringerPlus, 4:91, 1-6, 2015
2015
7
Hoang AH, Abe M, Nakasaki K., Hoang, A.H., Abe, M., Nakasaki, K. (2014) A novel colorimetric method for the detection of Escherichia coli using cytochrome c peroxidase-encoding bacteriophage. FEMS Microbiol Lett, 352, 97-103, FEMS Microbiol Lett, 352, 97-103.
2014
8
Le Thi Nhi Cong, Cung Thi Ngoc Mai, Vu Thi Thanh, Le Phi Nga and Nghiem Ngoc Minh , Application of a biofilm formed by a mixture of yeasts isolated in Vietnam to degrade aromatic hydrocarbon polluted wastewater collected from petroleum storage. Water Science and Technology, 70(2), 329-336, 2014
2014
-
Các cựu sinh viên tiêu biểu (khoảng 5-10 cựu sinh viên)
STT
Tên cựu sinh viên – Khoá (nếu được)
Đơn vị công tác – chức vụ
1
TS. Lê Quang Anh Tuấn- khóa 2001
Giảng viên đại học mở TPHCM
2
KS. Trần Thanh Hoàng – khóa 2002
Manager R&D công ty Orion
3
KS. Trần Thị Hồng Yến – khóa 2002
4
TS. Nguyễn Ngọc Phương Thảo- khóa 2003
Giảng viên khoa Y, đại học Tân tạo
5
TS. Phan Nguyễn Quỳnh Anh- khóa 2003
Trưởng bộ phận Vi sinh- Tâp đoàn Masan
6
ThS. Nguyễn Tấn Đức- khóa 2006
Trưởng nhóm nghiên cứu- Trung tâm Công nghệ Sinh học TP HCM
7
ThS. Tống Thành Trung- khóa 2007
QA, QC, công ty Nestle VN
8
ThS. Đặng Văn Linh- khóa 2007
2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: Xem chi tiết
3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Từ khóa 2014, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.
Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.
4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước
Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.
Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.
Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).
Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.