Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh – ĐH Thái Nguyên

 HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 

(Áp dụng từ năm học 2019-2020)

 

1. HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.1. Mục đích

            – Vận dụng một phần kiến thức đã học để tập sự giải quyết các vấn đề kinh tế phát sinh từ thực tiễn.

            – Quan sát và học hỏi từ các mối quan hệ kinh tế – xã hội để chuẩn bị cho sự độc lập làm việc của mình sau khi ra trường.

            – Qua đợt thực tập sinh viên nắm được các kiến thức về quản trị & nghiệp vụ về Tài chính, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, chứng khoán, … được vận dụng trong thực tiễn, đối chiếu so sánh với các lý thuyết đã được trang bị trên giảng đường, qua đó  củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn.

            – Thực tập là tập sự công việc liên quan đến ngành nghề tài chính – ngân hàng ở một đơn vị thực tế nhằm trang bị cho sinh viên sắp tốt nghiệp các kỹ năng của chuyên viên ngành tài chính ngân hàng.

1.2. Yêu cầu

1.2.1. Đối với sinh viên

            – Hiểu và nắm vững về ngành tài chính – ngân hàng và những kiến thức bổ trợ liên quan. Đặc biệt, sinh viên cần tìm hiểu kỹ lý thuyết về đối tượng được lựa chọn trong đợt thực tập (về nội dung đã học và những vấn đề có liên quan).

            – Tìm hiểu thực tiễn, thu thập tài liệu liên quan đến đơn vị thực tập, từ đó nhận xét, đánh giá và giải thích sự khác biệt giữa thực tiễn và lý thuyết áp dụng tại các cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở lý luận và điều kiện thực tế của cơ quan, doanh nghiệp.

            – Tuân thủ nội quy thực tập (nêu ở mục 1.4) và nội quy làm việc của đơn vị nơi sinh viên đến thực tập.

            – Hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp đúng thời hạn quy định.

            – Sinh viên phải tự mình thực hiện báo cáo TTTN. Nếu bị phát hiện có sao chép hoặc nhờ người khác làm hộ thì sẽ bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo đến hủy đề tài.

            – Trong quá trình thực hiện đề tài, nếu sinh viên không liên hệ làm việc với GVHD, không thực hiện đầy đủ các yêu cầu và nhiệm vụ mà GVHD đề ra, hoặc không đảm bảo tiến độ hoàn tất đề tài, GVHD có quyền từ chối hướng dẫn sinh viên, trả sinh viên về cho Khoa xử lý theo hình thức đình chỉ việc thực hiện Báo cáo TTTN.

1.2.1.  Đối với giảng viên hướng dẫn (GVHD)

            – Hướng dẫn cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu của quá trình thực tập tốt nghiệp.

            – Hướng dẫn cho sinh viên về quy trình tìm hiểu thực tiễn đối với những nội dung lý thuyết đã học và những nội dung khác có liên quan.

            – Định hướng đề tài cho sinh viên, duyệt đề cương nghiên cứu cho sinh viên, sắp xếp lịch làm việc với sinh viên, đôn đốc tiến độ thực hiện đề cương đề tài của sinh viên.

            – Kiểm soát quá trình thực tập của sinh viên, gặp và trao đổi sinh viên ít nhất 3 lần để giúp sinh viên thực hiện báo cáo, giải đáp thắc mắc trong quá trình thực tập và hướng dẫn viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.

            – Hướng dẫn cho sinh viên về phương pháp và trình bày kết quả báo cáo TTTN.

            – Đánh giá đúng đắn kết quả thực tập của sinh viên, chịu trách nhiệm về kết quả và quá trình thực tập của sinh viên.

            – Quyết định cho phép sinh viên được nộp Báo cáo TTTN.

            – Đối với các đề tài có sử dụng tài liệu thực tế của doanh nghiệp, GVHD có trách nhi���m kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ tài liệu của các cơ quan cung cấp số liệu này.

1.3. Phạm vi thực tập tốt nghiệp

Sinh viên có thể chọn lựa đối tượng nghiên cứu trong phạm vi các vấn đề thuộc ngành tài chính – ngân hàng như: tài chính, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, chứng khoán, ….

Theo lĩnh vực được chọn để thực tập tốt nghiệp, sinh viên có thể thực tập tốt nghiệp tại một các loại hình đơn vị sau:

            – Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

            – Các công ty chứng khoán.

            – Các công ty tài chính.

            – Các ngân hàng.

            – Các cơ quan thuế, hải quan.

            – ……

Theo tính chất hoạt động, và mục tiêu thực tập, nội dung thực tập tại các đơn vị có thể chia thành 2 nhóm:

  • Nhóm nội dung thực tập liên quan đến Tài chính – ngân hàng ở các đơn vị doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước, công ty tài chính, công ty chứng khoán.
  • Nhóm nội dung thực tập liên quan đến Tài chính công tại các cơ quan quản lý nhà nước & các đơn vị hành chính sự nghiệp (Thuế, hải quan; các đơn vị hành chính hay hoạt động sự nghiệp của Nhà nước).

** Nội dung sinh viên lựa chọn và viết báo cáo tốt nghiệp phải gắn với các chuyên ngành đào tạo của Khoa NHTC là: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính ngân hàng và Ngân hàng.

1.4. Nội quy thực tập

Trong thời gian thực tập sinh viên phải tuân thủ nội quy thực tập như sau:

  • Sinh viên phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của đơn vị thực tập và thực hiện đầy đủ những công việc do đơn vị thực tập phân công.
  • Sinh viên phải chấp hành sự hướng dẫn của GVHD thực tập và không được tự ý đổi GVHD thực tập.
  • Trong trường hợp sinh viên muốn đổi hướng nghiên cứu,  sinh viên phải liên hệ với GVHD và Trưởng Khoa để giải quyết.

1.5. Phương pháp tìm hiểu, thu thập tài liệu

            Sinh viên làm Báo cáo TTTN cần chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin tại đơn vị liên quan đến công việc thực tập của mình. Đồng thời cần thường xuyên tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn để có phương pháp thu thập thông tin thích hợp. Sau đây là một số cách thức thu thập thông tin cần thiết:

            – Tìm hiểu, tham khảo các văn bản, tài liệu … liên quan đến đơn vị, đến nội dung mà đề tài đề cập.

            – Phỏng vấn trực tiếp người liên quan ( nên chuẩn bị sẵn trước các câu hỏi ở nhà, có thể ghi ra giấy để tiết kiệm thời gian).

            – Tham gia trực tiếp vào các quá trình công việc.

            – Thu thập các tài liệu, các mẫu biểu liên quan đến đề tài.

1.6. Quy trình thực tập tốt nghiệp

            Bước 1: Lựa chọn đề tài: sinh viên được tự chọn nghiệp vụ phù hợp với vị trí thực tập được đơn vị nhận thực tập đề nghị để viết đề tài thực tập tốt nghiệp.

            Sinh viên không được đổi đề tài sau khi đã được giao và công bố, nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của GVHD và Trưởng khoa chuyên môn.

            Bước 2: Viết đề cương và xây dựng kế hoạch thực hiện Báo cáo TTTN trên 01 mặt giấy (không viết 2 mặt). Bước này cần hoàn thành trong khoảng 01 tuần đầu tiên của đợt thực tập để gửi cho GVHD góp ý và duyệt đề cương và xây dựng kế hoạch thực hiện Báo cáo TTTN. Đề cương và kế hoạch thực hiện Báo cáo TTTN có chữ ký của sinh viên thực hiện và giảng viên hướng dẫn được nộp lên Văn phòng Khoa NHTC khi kết thúc tuần thứ 2 của đợt thực tập tốt nghiệp.

            Bước 3: Viết báo cáo thực tập (khoảng 30-50 trang), không kể các trang mở đầu và trang kết luận gửi cho GVHD góp ý, chỉnh sửa và yêu cầu bổ sung các minh chứng cho báo cáo thực tập nếu cần.

            Trong quá trình viết làm báo cáo thực tập tốt nghiệp, sinh viên sẽ phải tiến hành báo cáo tiến độ thực hiện báo cáo TTTN 01 lần trước Hội đồng thẩm định cấp Khoa vào tuần 8-9 trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Nội dung báo cáo TTTN hoàn thành đến hết tuần thứ 8 tối thiểu là:

            (1) Hoàn thành xong phần 1 và Phần 2 của Báo cáo TTTN (theo nội dung như ở phần Mẫu kết cấu báo cáo TTTN)

            (2) Thu thập xong các chứng từ, sổ sách và báo cáo liên quan đến nội dung thực hiện của đề tài thực hiện trong Báo cáo TTTN (Nội dung của mục 3.3 của Mẫu kết cấu báo cáo TTTN)

            Bước 4: In báo cáo thực tập và kèm theo minh chứng nộp cho Khoa cùng với các hồ sơ xác nhận của đơn vị thực tập, nhận xét của GVHD, Phiếu khảo sát (nếu có). Sau đó sinh viên ghi file BCTTTN vào đĩa nộp cho Bộ phận Giáo vụ lưu trữ theo yêu cầu của Khoa.

            Bước 5: Bài BCTTTN của sinh viên sẽ được GVHD và GVPB kiểm soát về nội dung, hình thức, tính trung thực (GV quyết định hình thức kiểm soát) và chấm điểm.

 

2. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA BCTT TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

2.1. Nội dung thực tập tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; ngân hàng và các công ty tài chính, chứng khoán

            Trong thời gian thực tập sinh viên phải hoàn thành báo cáo thực tập đảm bảo các nội dung sau:

            – Giới thiệu về đơn vị mình chọn thực tập, chỉ tóm tắt những điểm chính và nổi bật của công ty.

            – Mô tả thực tế vị trí công việc mình đã chọn, các nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng cần thiết mà đơn vị đang áp dụng, sinh viên phải thu thập những minh chứng cho những nội dung đã trình bày trong nhật ký thực tập. Trong phần này, sinh viên phải mô tả một cách trung thực về công việc, các biểu mẫu chứng từ liên quan và cách triển khai thực hiện tại đơn vị mình thực tập.

            – Đánh giá thực trạng và hiệu quả của công việc, nghiệp vụ đang được triển khai tại đơn vị. Từ đó, sinh viên có thể vận dụng kiến thức đã được học đề đưa ra biện pháp khắc phục.

            – Thực hiện phỏng vấn ít nhất 2 chuyên viên/nhân viên hiện công tác tại bộ phận mà sinh viên đang thực tập. Nội dung phỏng vấn gồm tối thiểu 05 câu hỏi liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ mà sinh viên đang thực tập.

            – So sánh giữa lý thuyết và thực tế của đơn vị đang vận dụng, rút ra bài học kinh nghiệm bản thân.

 

2.2. Nội dung thực tập tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng liên quan đến Tài chính tại các cơ quan quản lý nhà nước & các đơn vị hành chính sự nghiệp (Thuế, hải quan; các đơn vị hành chính hay hoạt động sự nghiệp của Nhà nước)

            Trong thời gian thực tập, sinh viên phải hoàn thành báo cáo thực tập đảm bảo các nội dung sau:

            – Tìm hiểu về đơn vị thực tập (quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức,…).

            – Tìm hiểu các văn bản pháp luật, các biểu mẫu chứng từ có liên quan đến lĩnh vực quản lý tài chính Nhà nước mà sinh viên đã chọn.

            – Thực hiện phỏng vấn ít nhất 2 chuyên viên/nhân viên hiện công tác tại bộ phận mà sinh viên đang thực tập.

            – Mô tả thực tế hoạt động, quy trình nghiệp vụ quản lý Nhà nước về tài chính ngân hàng tại các bộ phận, phòng ban trong đơn vị mà sinh viên được thực tập.

            – Mô tả một vài nghiệp vụ quản lý tài chính ngân hàng thực tế tại đơn vị thực tập.

            – So sánh giữa lý thuyết và thực tế về các nghiệp vụ quản lý tài chính ngân hàng (quy trình, công thức tính toán)

 

2.3. Mẫu kết cấu BCTT

            Ngoài Phần mở đầu, kết luận, Mục lục, Phụ lục, tài liệu tham khảo, kết cấu báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần chính như sau:

 

Phần 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

            1.3.1.  Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

            1.3.2.  Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận

1.4. Giới thiệu chi tiết về bộ phận tài chính của đơn vị hoặc phòng/ban sinh viên thực tập

 

 Phần 2: PHỎNG VẤN CHUYÊN VIÊN/NHÂN VIÊN TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

            Trong chương này sinh viên phải đưa ra ít nhất 5 câu hỏi phỏng vấn chuyên viên/nhân viên với nội dung liên quan đến nghiệp vụ của vị trí thực tập và kinh nghiệm thực tế của người được phỏng vấn. Câu hỏi phỏng vấn tập trung các nội dung sau:

2.1. Thông tin người được phỏng vấn

            Họ tên

            Chức danh/ bộ phận công tác

            Chức vụ

            Thâm niên công tác

            Chuyên ngành được đào tạo

            Điện thoại liên lạc

         …

2.2. Kiến thức kỹ năng cần thiết với vị trí thực tập

2.3. Thuận lợi/ khó khăn trong công việc

2.4. Thuận lợi/ khó khăn trong quá trình thực tập

2.5. Những kiến thức kỹ năng phải hòan thiện sau khi tốt nghiệp

2.6. Nhận định về sự phát triển của đơn vị/ngành nghề liên quan đến nghiệp vụ thực tập

2.7. Những ý kiến đóng góp của người được phỏng vấn để phát triển đơn vị/ngành nghề

……

Phần 3: MÔ TẢ THỰC TẾ CÔNG VIỆC TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

(Ví dụ: Phần 3: Mô tả nghiệp vụ phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty AA)

            Tùy theo nghiệp vụ của vị trí thực tập, sinh viên phải mô tả đúng thực tế, quá trình cọ sát với công việc của mình thực tập tại doanh nghiệp. Đây là chương quan trọng nhất là cơ sở để đánh giá quá trình tiếp cận với thực tế tại đơn vị của sinh viên. Vì thế, sinh viên cần phải phát triển chi tiết các nội dung sau đây:

            3.1. Vị trí công việc được phân công thực tập tại đơn vị

            3.2. Mô tả chi tiết công việc thực tập

            3.3. Thu thập chứng từ/ sổ sách/ báo cáo liên quan

            3.4. So sánh giữa thực tế và lý thuyết

            3.5. Bài học kinh nghiệm rút ra sau đợt thực tập

                                                                                   

2.4. Gợi ý một số tên đề tài BCTTTN                

* Tài chính doanh nghiệp

1. Tìm hiểu về cơ cấu vốn tại công ty A

2. Tìm hiểu về tình hình huy động vốn tại công ty A

3. Tìm hiểu về tình hình đầu tư tài chính tại công ty A

4. Tìm hiểu về tình hình phân tích tài chính dự án đầu tư A

5. Tìm hiểu về  hoạt động Quản lý chi phí vốn tại doanh nghiệp A

6. Tìm hiểu về  hoạt động Quản trị vốn lưu động tại công ty A

7. Tìm hiểu về  hoạt động Phân tích đòn bẩy tài chính tại doanh nghiệp A

8. Tìm hiểu về  hoạt động Quản trị vốn lưu động tại công ty A

9. Tìm hiểu về  hoạt động Quản trị vốn cố định tại công ty A

10. Tìm hiểu về  hoạt động Quản trị hàng tồn kho tại công ty A

11. Tìm hiểu về  hoạt động Quản trị sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

12. Tìm hiểu về  tình hình Sử dụng công cụ phái sinh vào phòng ngừa rủi ro tỷ giá

13. Tìm hiểu về  hoạt động Phân tích hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động của Công ty..

14. Tìm hiểu về  hoạt động Quản trị các khoản phải thu tại Công ty A

15. Tìm hiểu về  hoạt động Phân tích khả năng thanh toán tại DN X.

16. Tìm hiểu về  hoạt động Phân tích chính sách cổ tức tại công ty A

17. Tìm hiểu về  hoạt động Hoạch định tài chính dài hạn

…..

* Ngân hàng:

1. Tìm hiểu về Chiến lược huy động vốn tại ngân hàng A

2. Tìm hiểu về Chiến lược cho vay tại ngân hàng A

3. Tìm hiểu về hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng A

4. Tìm hiểu về hoạt động Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng A

5. Tìm hiểu về hoạt động Quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng A

6. Tìm hiểu về hoạt động Quản trị rủi ro ngoại bảng tại ngân hàng A

7. Tìm hiểu về hoạt động Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng A

8. Tìm hiểu về hoạt động Quản trị rủi ro thị trường tại ngân hàng A

9. Tìm hiểu về hoạt động Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng A

10. Tìm hiểu về hoạt động Quản trị vốn tại ngân hàng A

11. Tìm hiểu về hoạt động Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng A

12. Tìm hiểu về hoạt động Phân tích tình hình tài chính ngân hàng A

13. Tìm hiểu về hoạt động Xác định và kiểm soát khe hở nhạy cảm lãi suất của ngân hàng A

14. Tìm hiểu về hoạt động Quản lý tài sản và nợ: Kỳ hạn hoàn vốn, kỳ hạn hoàn trả và quản lý khe hở kỳ hạn

15. Tìm hiểu về hoạt động Quản lý danh mục đầu tư của ngân hàng A

16. Tìm hiểu về hoạt động Định giá cho vay thương mại và tiêu dùng và bất động sản

17. Tìm hiểu về hoạt động Cấu trúc tổ chức của ngân hàng

18. Tìm hiểu về hoạt động Quản trị hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng

19. Tìm hiểu về hoạt động Quản trị danh mục các dịch vụ quốc tế

20. Tìm hiểu về Nghiệp vụ cho thuê tài sản tại ngân hàng A

21. Tìm hiểu về Nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng A

22. Tìm hiểu về Nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng A

23. Tìm hiểu về Nghiệp vụ thẻ ngân hàng A

24. Tìm hiểu về Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng A

25. Tìm hiểu về Nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng A

26. Tìm hiểu về Nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng A

27. Tìm hiểu về Nghiệp vụ đầu tư tại Ngân hàng A

28. Tìm hiểu về Nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng A

29. Tìm hiểu về Nghiệp vụ thanh toán trong nước tại Ngân hàng A

30. Tìm hiểu về Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng A

31. Tìm hiểu về Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại Ngân hàng A

32. Tìm hiểu về Dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng A

33. Tìm hiểu về Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng A

34. Tìm hiểu về Dịch vụ tư vấn tài chính tại ngân hàng thương mại

35. Tìm hiểu về Dịch vụ tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng A

…..

* Đầu tư tài chính

1. Tìm hiểu về Nghiệp vụ Phân tích và đầu tư chứng khoán

2. Tìm hiểu về Ứng dụng mô hình chỉ số vào thị trường chứng khoán Việt Nam

3. Tìm hiểu về Ứng dụng mô hình định giá tài sản vốn vào thị trường chưng khoán Việt Nam

4. Tìm hiểu về Ứng dụng mô hình kinh doanh chênh lệch giá và mô hình đa biến vào thị trường chứng khoán Việt Nam

5. Tìm hiểu về  hoạt động Quản trị danh mục trái phiếu

6. Tìm hiểu về  hoạt động Quản trị danh mục cổ phiếu

7. Tìm hiểu về  hoạt động Quản lý quỹ đầu tư

….

* Thuế, ngân sách

1. Tìm hiểu về  hoạt động Thu ngân sách và quản lý thu ngân sách tại cơ quan Tài chính cấp huyện, tỉnh

2. Tìm hiểu về  hoạt động Chi ngân sách và quản lý chi ngân sách tại cơ quan Tài chính cấp huyện, tỉnh

3. Tìm hiểu về Hoạt động quản lý thu – chi ngân sách xã

4. Tìm hiểu về  hoạt động Quản lý thu thuế tại cơ quan thuế huyện, tỉnh

5. Tìm hiểu về  hoạt động Quản lý một loại thuế cụ thể của cơ quan thuế …

….                                           

3. HƯỚNG DẪN VỀ HÌNH THỨC CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3.1. Thứ tự sắp xếp của báo cáo

            1. Trang bìa ngoài

            2. Trang phụ bìa

            3. Nhận xét và điểm chấm của giáo viên hướng dẫn và giáo viên phản biện.

            4. Danh mục chữ viết tắt trong BCTTTN

                Danh mục các Bảng

                Danh mục các Sơ đồ, Hình vẽ

            5. Mục lục

            6. Nội dung Báo cáo thực tập tốt nghiệp:

                        – Lời mở đầu

                        – Các phần của BC TTTN

                        – Kết luận

                        – Phụ lục (Phiếu khảo sát, bảng xử lý số liệu khảo sát, bảng số liệu…)

                        – Danh mục các tài liệu tham khảo

            7. Nhật ký thực tập

3.2. Hình thức của báo cáo phải tuân thủ đúng các qui định sau

           – Bìa của Báo cáo theo đúng mẫu qui định.

           – Báo cáo có khối lượng khoảng 30-50 trang, không kể phụ lục.

           – Font chữ: Times New Roman, size: 13, paragraph-line spacing: 1.5 line, khổ giấy A4, in 1 mặt.

           – Số thứ tự trang đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang. Được tính là trang 1 khi bắt đầu vào nội dung chính (phần mở đầu), còn các phần trước đó đánh số thứ tự theo i, ii, iii,…

           – Định dạng lề trang giấy:

Top: 3cm        Bottom: 3cm   Left: 3 cm         Right: 2cm     Header: 2cm      Footer: 1.5 cm

            – Các phần trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp được đánh số bằng hệ thống chữ số ả-rập; các mục, tiểu mục, đánh số bằng các nhóm chữ số (thí dụ: 1.1, 1.2; …; 1.1.1; 1.1.2; …).

            – Các biểu đồ, đồ thị, hình vẽ phải đánh số thứ tự (bảng 1,… hoặc hình 1,…) và phải có đơn vị tính. Các số liệu, tài liệu thu thập thực tế phải ghi nguồn cung cấp số liệu. Trích dẫn vào khóa luận các tài liệu tham khảo.

            – Cách ghi tài liệu tham khảo

            + Tài liệu tham khảo bao gồm những sách, ấn phẩm, tạp chí và các tài liệu khác đã đọc và được trích dẫn hoặc sử dụng về ý tưởng và khóa luận và phải được chỉ rõ việc sử dụng đó trong khóa luận.

            + Các tài liệu tham khảo bằng thứ tiếng khác nhau được sắp xếp riêng theo từng khối tiếng (Việt, Nga, Pháp, Đức…), giữ nguyên văn, không dịch, không phiên âm tên các tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

            + Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự ABC… của họ, tên tác giả:

            Tác giả nước ngoài xếp theo thứ tự ABC theo họ,

            Tác giả Việt Nam xếp theo thứ tự ABC theo tên riêng (không đảo lộn trật tự, họ tên tác giả).

            Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự từ đầu của tên tài liệu.

            +  Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau:

            Số thứ tự: họ và tên tác giả;  tên tài liệu (in nghiêng); tên nhà xuất bản, nơi và năm xuất bản.

            Số thứ tự được đánh từ [1] đến hết qua tất cả các khối riêng.

3.3. Nộp báo cáo thực tập tốt nghiệp

3.3.1.  Hình thức nộp

            – Sinh viên nộp về Văn phòng khoa bài báo cáo thực tập hoàn chỉnh của SV có giấy nhận xét đơn vị thực tập (có ký tên đóng dấu), nhận xét của GVHD, Phiếu khảo sát (nếu có) và Đĩa CD có ghi file BCTTTN. Bài báo cáo thực tập nộp phải là bài đã được GVHD chỉnh sửa, góp ý và sinh viên thực tập đã hoàn thiện lại theo góp ý.

            – Văn phòng Khoa có trách nhiệm gửi lại Bộ phận Trợ lý Đào tạo các đĩa CD sinh viên nộp để lưu trữ theo yêu cầu của Khoa.

3.3.2.  Yêu cầu

Khi sinh viên nộp bài phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

            – Đúng mẫu hướng dẫn của Khoa.

            – Được xác nhận về chuyên môn của GVHD.

            – Được xác nhận và đóng dấu tròn của đơn vị thực tập (lưu ý không đóng dấu treo, không đóng dấu vuông).

            – Đúng theo thời hạn quy định.

            – Đến hạn nộp theo quy định, Sinh viên nộp bài trực tiếp cho GVHD để sửa và nộp báo cáo về VP Khoa sau khi GVHD đã xác nhận bài cho SV.

4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

4.1 Đánh giá kết quả

            Kết quả báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên là kết quả tổng hợp của 03 thành phần điểm, cụ thể như sau:

TT

Nội dung

Người chấm

Tỷ lệ điểm thành phần

1

GVHD đánh giá toàn bộ quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên (Ý thức nghiên cứu & chấp hành theo sự hướng dẫn của GVHD)

GVHD

30%

2

Báo cáo tiến độ báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên cấp Khoa

Hôị đồng thẩm định cấp Khoa

320%

3

Chấm báo cáo thực tập tốt nghiệp hoàn chỉnh của sinh viên

GVHD + GVPB

50%

 

Tổng

100%

 

Điểm đánh giá bộ phận (điểm từng thành phần) và điểm học phần của Báo cáo TTTN  được cho theo thang 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân.

Chấm điểm báo cáo thực tập tốt nghiệp hoàn chỉnh của sinh viên theo các nôi dung và thang điểm như sau:

STT

Nội dung

Thang điểm

1

Trình bày (Hình thức trình bày theo hướng dẫn, không sai lỗi chính tả, câu văn rõ ràng mạch lạc, kết cấu hợp lý ).

2

2

Nội dung thực hiện của Báo cáo TTTN   

8

 

– Mô tả đầy đủ và đánh giá sâu sắc tình hình thực tế của đơn vị.        

3

– Phỏng vấn nhân viên/chuyên viên tại đơn vị thực tập có nội dung thuyết phục và phù hợp với nội dung của tên đề tài,

3

– Nhận xét, đề xuất có tính thuyết phục

2

 

TỔNG CỘNG

10

            Điểm chấm Báo cáo TTTN hoàn chỉnh của giáo viên hướng dẫn (GVHD) và giáo viên phản biện GVPB) chỉ được phép chênh lệch nhau tối đa là 01 điểm. Điểm chấm Báo cáo TTTN được công nhận là điểm trung bình cộng của điểm do GVHD và GVPB chấm.

4.2. Đánh giá kiểm định chất lượng

Sau khi sinh viên kết thúc thời gian thực tập tốt nghiệp theo quy định, sinh viên nộp báo cáo thực tập tốt nghiệp trực tiếp cho GVHD và cho VPK khi đã hoàn thiện chỉnh sửa. GVHD chịu  trách nhiệm kiểm soát (chất lượng, tính trung thực,…) của BCTTTN.

Bộ phận Trợ lý Khảo thí BĐCL, Trợ lý Khoa học – Đào tạo và lãnh đạo Khoa phụ trách công tác Đào tạo của Khoa tiến hành rà soát ngẫu nhiên bài báo cáo thực tập và điểm chấm của GVHD trước khi công bố điểm chính thức cho sinh viên.

5. LƯU Ý:

            Những nội dung khác không đưa ra trong quy định này thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành của Nhà trường và của Khoa Ngân hàng – Tài chính.

 

PHỤ LỤC 1:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

 

STT

Nội dung thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả đạt được

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                       

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người viết kế hoạch

(ký, ghi rõ họ tên)

(ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 2

PHIẾU THẨM ĐỊNH BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

 

    

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD

KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Thái Nguyên, ngày     tháng     năm

                                                           

PHIẾU THẨM ĐỊNH BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Cấp………………..

 

1. Tên đề tài TTTN:                         

2. Họ tên sinh viên thực hiện:                   

3. Lớp biên chế:       

4. Ngày họp:                          

5. Địa điểm họp: 

6. Ý kiến đánh giá của thành viên Hội đồng theo các tiêu chuẩn sau:

 

TT

Nội dung đánh giá

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

1

Nội dung của báo cáo tiến độ đầy đủ, bám sát đề cương

4

 

2

Trình bày khoa học, logic, đảm bảo nội dung và có tính cập nhật.

3

 

3

Các tài liệu sử dụng trong báo cáo đầy đủ, cập nhật, có nguồn gốc rõ ràng

1

 

4

Báo cáo đảm bảo đúng tiến độ theo quy định

1

 

5

Hình thức cấu trúc của báo cáo (đồng bộ, tuân thủ quy định)

1

 

Tổng

10

 

 

7. Ý kiến khác: …………………………………………………………………………….

 

                                                                                                                                              Thái Nguyên, ngày …..   tháng ……   năm 20…..

                                                       (Chữ ký của thành viên Hội đồng)

 

PHỤ LỤC 3

MẪU NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

 

………….., ngày …. tháng…. năm …

                                                                                                                      Đơn vị thực tập

                                                                                                                    (Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 4:

NHẬT KÝ THỰC TẬP

STT

Ngày tháng năm

Mô tả nội dung thực tập

Tự đánh giá mức độ

hoàn thành

Đánh giá mức độ hoàn thành của GVHD

Đánh giá mức độ hoàn thành của đơn vị

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                       

Xác nhận của đơn vị thực tập

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người viết nhật ký

(ký, ghi rõ họ tên)

(ký, ghi rõ họ tên)

(ký, ghi rõ họ tên)