Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ tiêu – Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên
Trụ sở chính của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ Tiêu
1. GIỚI THIỆU CHUNG
-
Tên chính thức: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU.
-
Quyết định thành lập số: 947/QĐ-BNN-TCCB, ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ NN và PTNT
-
Trực thuộc: Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
-
Tên viết tắt thường dùng: PRDC
-
Tên tiếng Anh: Pepper Research and Development Center
-
ĐC: 322 Trường Chinh – P.Trà Bá – Tp.Pleiku – Gia Lai
-
ĐT: (84 – 059) 3748643 (84 – 059) 3748642
-
Fax: (84 – 059) 3747758
-
Email: wasigl @ymail.com
1.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm Ban giám đốc, 1 Phòng chức năng, và 4 bộ phận trực thuộc. Tổng số cán bộ viên chức hiện tại của Trung tâm là: 23 người, trong đó 08 Thạc sỹ; 10 Đại học; khác: 05 người. Đã có 2 Thạc sỹ được đào tạo ở nước ngoài.
1.1.1 Lãnh đạo Trung tâm
+ Giám đốc: ThS. Nguyễn Quang Ngọc
-
Điện thoại: 0914324811
-
Mail: [email protected]
+ Phó Giám đốc: ThS. Nguyễn Văn Long
-
Điện thoại: 0971626979
-
Mail: [email protected]
1.1.2 Phòng Tổng hợp (Kế toán, Tổ chức, Hành chính)
–Bà: Nguyễn Thị Hằng – Kế toán trưởng, Phụ trách phòng.
1.1.3 Phòng Chuyển giao công nghệ
– ThS. Nguyễn Văn Long – Trưởng Phòng
1.1.4 Bộ môn Canh tác và BVTV
– ThS. Trần Thị Diệu Hiền – Phụ trách Bộ môn.
1.1.5 Bộ môn Chọn tạo giống
– ThS. Dương Thị Oanh – Trưởng bộ môn.
1.1.6 Trạm thực nghiệm Ia Kha
– KS. Trần Xuân Kỳ – Phụ trách Trạm.
1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
– Cơ sở 1: Văn phòng chính của Trung tâm; Tại 322 Trường Chinh,Tp. Pleiku, Gia Lai. Diện tích 4.220m2; có đầy đủ phòng làm việc, cơ sở vật chất luôn được bổ sung. Hiện tại, trung tâm đang tăng cường đào tạo cán bộ, xây dựng phòng thí nghiệm với các trang thiết bị hiện đại để nghiên cứu, phân tích dinh dưỡng đất và bảo vệ thực vật, phục vụ cho việc hướng dẫn bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại.
– Cơ sở 2: Trạm Thực nghiệm Ia Kha: Tại Thị trấn Ia Kha, Ia Grai, Gia Lai. Diện tích 25 ha (cách Pleiku 15 km). Tại khu thực nghiệm có hệ thống các vườn cây cà phê, hồ tiêu, bơ, mắc ca, cacao, cây hàng năm, vườn ươm, vườn cây đầu dòng… phục vụ cho công tác nghiên cứu, thực nghiệm về chọn tạo giống, nhân giống, canh tác và sản xuất giống.
Trạm thực nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ Tiêu
2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
-
Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về cây Hồ tiêu và cây trồng khác thuộc nhiệm vụ được giao, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.
-
Nghiên cứu khoa học về cây Hồ tiêu: Nghiên cứu chọ tạo giống; Phòng, chống bệnh, dịch hại; Các biện pháp kỹ thuật canh tác, quy trình công nghệ và công nghệ sau thu hoạch; Kinh tế thị trường và giải pháp phát triển sản xuất cây hồ tiêu.
-
Hợp tác quốc tế, tư vấn liên kết về khoa học, chuyển giao công nghệ và tham gia đào tạo nguồn nhân lực về cây hồ tiêu;
-
Thực nghiệm, ứng dụng các BPKT canh tác, phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng;
-
Tư vấn, dịch vụ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất thuộc các lĩnh vực nghiên cứu trên địa bàn Tây Nguyên và một số nhiệm vụ khác do Viện phân công.
3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trung tâm đã phối hợp với nhiều Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực Nông nghiệp, chủ trì nhiều nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
3.1. Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng
-
Nghiên cứu thu thập tập đoàn hồ tiêu, chọn lọc các vườn giống hồ tiêu đủ tiêu chuẩn làm giống. Kết quả đã thu thập được vật liệu hom giống tốt, cây sinh trưởng khỏe, nhân giống để cung cấp cho sản xuất.
-
Nghiên cứu thu thập giống, chọn lọc gốc ghép hồ tiêu và các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế bệnh chết nhanh và chết chậm. Kết quả cho thấy trong giai đoạn vườn ươm tỷ lệ cây ghép sống cao, đang trồng thử nghiệm để đánh giá ngoài đồng ruộng về sinh trưởng và phát triển.
-
Nghiên cứu về giống và các biên pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển hồ tiêu bền vững.
-
Phối hợp với Viện KHKT NLN Tây Nguyên thực hiện các đề tài chọn lọc và khảo nghiệm các giống cà phê vối, cà phê chè tại các vùng trồng cà phê của 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Đánh giá khu vực hóa các dòng cà phê vối chọn lọc như: TR4, TR5, TR9, TR10, TR11, TR12, TR13 và các dòng cà phê vối chín muộn, hạt lai đa dòng TRS1.
-
Chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai về cây Cà phê, Hồ tiêu, Bơ, Lúa…. Kết quả đề tài được áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả cao.
-
Tham gia các nghiên cứu về chọn giống cà phê kháng tuyến trùng; Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật tổng hợp để trồng tái canh cây cà phê; Tiết kiệm chi phí đầu vào, thâm canh nâng cao chất lượng cà phê;
-
Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của các giống bơ, Macadamia trong điều kiện Gia Lai, nhằm phục vụ cho việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và nguồn hàng xuất khẩu. Bước đầu đã chọn được các cá thể năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương.
-
Ngoài ra Trung tâm còn triển khai nghiên cứu phát triển giống, thu thập bảo tồn nguồn gen cây lâu năm, hàng năm (cà phê, cây ăn quả, cây rừng, lúa cạn bản địa, sắn.)
Phòng phân tích nông hoá
Vườn ươm cây giống
DANH SÁCH CÁC NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI DỰ ÁN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2010-2017
TT
Tên đề tài/dự án
Cà phê
1
Đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần làm cho quả cà phê vối (Robusta) chín tập trung tại Gia Lai (2009-2012).
2
Đề tài: Thử nghiệm chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ Ve sầu hại cà phê và Xén tóc hại mía trên địa bàn tỉnh Gia Lai (2010-2012).
3
Đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cà phê chè phù hợp với đặc điểm sinh thái ở vùng Đông Trường Sơn của tỉnh KonTum (2012-2015).
4
Đề tài: Nghiên cứu trồng xen cà phê chè dưới tán rừng nghèo, rừng thưa góp phần nâng cao sinh kế cho người dân sống ven rừng ở một số xã huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum (2012-2015).
5
Đề tài: Nghiên cứu xác định kỹ thuật và liều lượng bón phân kết hợp tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê (2015-2017).
6
Đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chất lượng cao cho Tây Nguyên. Đề tài phối hợp với Viện.
7
Đề tài: Khảo nghiệm đánh giá hiệu lực của sản phẩm Suma Grow trên cây cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên (2014-2015).
8
Dự án: Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cà phê đạt hiệu quả, bền vững và được chứng nhận tại Tây Nguyên (2014-2016).
9
Dự án: Xây dựng mô hình tái canh cà phê vối áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian luân canh, cải tạo đất (2016-2018).
Cây Hồ tiêu
1
Đề tài: Xây dựng mô hình sản xuất bền vững theo hướng GAP; các biện pháp kỹ thuật thâm canh; các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hồ tiêu (2009-2012). Đề tài phối hợp
2
Đề tài: Thử nghiệm kỹ thuật ghép tiêu trên một số loại gốc ghép cùng họ với cây hồ tiêu (2014-2015).
3
Đề tài: Nghiên cứu một số phương pháp lai Hồ Tiêu (2015-2020)
4
Đề tài: Khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả của phân khoán hữu cơ đạm Humat+TE trên cây cà phê, tiêu kinh doanh tại Gia Lai (2015-2016).
5
Dự án: Triển khai các mô hình thử nghiệm công thức phân bón NPK hoà tan chuyên dùng cho hồ tiêu tại Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ (2015-2017)
6
Dự án: Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (2015-2017).
7
Biên soạn tài liệu tập huấn khuyến nông: Kỹ thuật trồng, thâm canh, chế biến và bảo quản hồ tiêu (2015)
8
Đề tài: Nghiên cứu giống và biện pháp kỹ thuật tổng hợp phát triển hồ tiêu bền vững (2016-2020) (cấp Bộ)
9
Dự án: Sản xuất giống cà phê và hồ tiêu gia đoạn 2016-2020.
10
Xây dựng mô hình tưới nước tiết kiệm trên cây hồ tiêu; mô hình sản xuất phân hữu cơ từ cá cho đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu nước tưới tại huyện ChưPrông Gia Lai (2016)
Cây Ca cao
1
Dự án: Xây dựng vườn nhân chồi ca cao –Dự án giống cà phê ca cao (2010-2015)
Cây Bơ
1
Đề tài: Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất, chọn lọc các giống bơ ghép tại Gia Lai (2006-2015). Đề tài nhánh của Viện
2
Đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống Bơ cho các tỉnh phía Nam (2011-2015). Đề tài phối hợp với Viện
Cây ăn quả
1
Đề tài: Nghiên cứu phát triển cây ăn quả đặc sản (Hồng, Táo, Vải,…) tại vùng Đông Trường sơn thuộc tỉnh Kon Tum (2009-2012).
Cây Lúa, Sắn
1
Đề tài: Thu thập tuyển chọn và bảo tồn các giống lúa cạn bản địa để phát triển thành các giống lúa đặc sản của tỉnh Gia Lai (2012-2016).
2
Dự án sản xuất giống sắn giai đoạn 2011-2015
Cây Chè
1
Đề tài: Nghiên cứu phát triển chè đạt tiêu chuẩn VietGap tại Tây Nguyên (đề tài phối hợp (2012-2016)
Dự án khác
1
Chuyển giao quy trình trồng và chăm sóc cây Hồ tiêu, Mít nghệ tại 02 xã của huyện Đức Cơ. Dự án phối hợp với Phòng Nông nghiệp Đức Cơ (2011-2013).
2
Chuyển giao quy trình trồng lúa, chăn nuôi, trồng cỏ, quy trình chế biến thức ăn cho bò, quy trình trồng một số loại cây lâm nghiệp tại huyện Mang Yang (2012-2014). Dự án phối hợp với Phòng Nông nghiệp Mang Yang.