Trứng bắc thảo: Ăn một lần mãi nhớ

Khó quên bởi mùi vị “khó ngửi”

Trứng bắc thảo (hay trứng muối, trứng bách thảo) vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngay ở Trung Quốc cũng không có nhiều thư tịch cổ ghi chép về nguồn gốc và sự ra đời của trứng bắc thảo. Tuy nhiên, cũng có vài nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh rằng, trứng bắc thảo ra đời từ khoảng 500 năm trước tại Hồ Nam. Khi đó, một người nông dân tình cờ phát hiện nhiều quả trứng vịt bị chôn vùi trong bùn. Thay vì bỏ đi, người đàn ông này đã nếm thử và phát hiện ra vị ngon cùng màu sắc lạ. Sau đó, đã ông tự mày mò và làm ra những quả trứng bắc thảo đầu tiên.

Ngoài trứng vịt là loại trứng thông dụng để làm trứng bắc thảo, có thể dùng cả trứng gà hay trứng chim cút. Trứng được ngâm trong dung dịch trà đen, vôi, muối, tro trong khoảng thời gian 7 tuần đến vài tháng. Trứng thành phẩm có màu đen, trong như thạch, lòng đỏ chuyển màu xanh đen và mềm. Một số quả trứng sau khi ngâm còn có hoa văn giống bông tuyết.

Khoảng những năm 1940, trứng bắc thảo không chỉ là món ăn dân gian mà đã được một số nhà hàng ở Hồng Kông đưa vào thực đơn như là món khai vị, khi ăn kết hợp với gừng muối.

Trứng bắc thảo: Ăn một lần mãi nhớ

Thực đơn trứng bắc thảo ngày nay đã được mở rộng hơn rất nhiều. Món trứng này có mặt ở nhiều quốc gia châu Á và được người dân bản địa sáng tạo ra nhiều kiểu chế biến khác nhau. Điều khiến món trứng này trở thành món gây nghiện là mùi vị đặc trưng. Chính cái mùi vị đặc trưng này lại cũng có thể là trở ngại lớn đối với nhiều người khi lần đầu tiếp cận. Và như đã nói ở trên, hoặc nó sẽ trở thành món ăn gây nghiện, nhưng cũng có thể một lần và mãi mãi không bao giờ đụng đũa lần thứ 2 bởi cái thứ mùi rất… khó ngửi. Nhiều người gọi đây là mùi trứng thối. Tuy nhiên, trong ẩm thực, có rất nhiều món ăn có mùi vị khó chịu, nhưng nếu ăn được lại rất ngon. Ví dụ như trường hợp của sầu riêng, đậu hũ thối, một vài loại phô mai hay các món mắm.

Món ăn đặc biệt bổ dưỡng

Thơm ngon hay không thì tuỳ cảm nhận của mỗi người, nhưng không thể phủ nhận trứng bắc thảo là món ăn bổ dưỡng.

Bên cạnh tác dụng về ẩm thực thì trứng bắc thảo còn rất tốt cho sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trứng bắc thảo có chứa nhiều khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giải nhiệt, giải rượu, cầm máu.

Trứng bắc thảo bây giờ được bán rộng rãi ở rất nhiều chợ và siêu thị. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự tay chế biến thì rất nên thử một lần. Nguyên liệu để chế biến món này bao gồm trứng vịt, bồ kết, phèn chua, quế bột, đinh hương, trà mạn khô, rau dền gai, lá trắc bách diệp,

Trứng sau khi đã được lựa chọn thì sẽ ngâm với phèn chua trong 3 ngày, công đoạn này khiến lòng trắng trở nên trong. Các nguyên liệu khác như bồ kết, đinh hương đều được sao vàng, tán nhỏ. Riêng trà mạn hãm lấy nước đặc. Rau dền gai phơi khô đốt lên lấy tro trộn với bột quế, diêm sinh và lá trắc bách diệp giã nhỏ (có thể thay thế rau dền bằng vỏ trấu). Pha tất cả hỗn hợp trên với nhau rồi phết lên bề mặt trứng. Khi hỗn hợp bùn, vỏ trấu khô lại là hoàn thành món trứng vịt bắc thảo. Khi trứng chuyển sang màu xanh xám, lòng trắng có màu nâu đen và trong suốt như thạch là ta có thể dùng ăn được. Trứng bắc thảo không cần phải làm chín trước khi sử dụng bởi trong quá trình chế biến nó đã được ủ và lên men, về cơ bản là đã chín. Vì thế, có thể ăn trứng ngay khi bóc vỏ. Tuy nhiên, cũng tùy vào khẩu vị, nhiều người muốn miếng trứng cứng hơn thì có thể luộc trong khoảng 10 – 15 phút.

Trứng bắc thảo bây giờ được bán rộng rãi ở rất nhiều chợ và siêu thị. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự tay chế biến thì rất nên thử một lần. Nguyên liệu để chế biến món này bao gồm trứng vịt, bồ kết, phèn chua, quế bột, đinh hương, trà mạn khô, rau dền gai, lá trắc bách diệp…

Trứng sau khi đã được lựa chọn thì sẽ ngâm với phèn chua trong 3 ngày, công đoạn này khiến lòng trắng trở nên trong. Các nguyên liệu khác như bồ kết, đinh hương đều được sao vàng, tán nhỏ. Riêng trà mạn hãm lấy nước đặc. Rau dền gai phơi khô đốt lên lấy tro trộn với bột quế, diêm sinh và lá trắc bách diệp giã nhỏ (có thể thay thế rau dền bằng vỏ trấu). Pha tất cả hỗn hợp trên với nhau rồi phết lên bề mặt trứng. Khi hỗn hợp bùn, vỏ trấu khô lại là hoàn thành món trứng vịt bắc thảo. Khi trứng chuyển sang màu xanh xám, lòng trắng có màu nâu đen và trong suốt như thạch là ta có thể dùng ăn được.

Trứng bắc thảo: Ăn một lần mãi nhớ

Trứng bắc thảo không cần phải làm chín trước khi sử dụng bởi trong quá trình chế biến nó đã được ủ và lên men, về cơ bản là đã chín. Vì thế, có thể ăn trứng ngay khi bóc vỏ. Tuy nhiên, cũng tùy vào khẩu vị, nhiều người muốn miếng trứng cứng hơn thì có thể luộc trong khoảng 10 – 15 phút.

Súp cua trứng bắc thảo cũng được nhiều người yêu thích. Món này khá cầu kỳ, ở Hà Nội có rất nhiều hàng súp cua trứng bắc thảo nổi tiếng. Trứng bắc thảo còn được dùng chung vơi cháo trắng như là một món ăn bổ dưỡng. Cũng có thể làm trứng chiên xù bằng cách bao quanh trứng một lớp thịt băm, nhúng vào bột mỳ pha loãng hoặc lòng đỏ trứng đã đánh bông rồi lăn qua bột chiên xù, chiên vàng.

Với bạn, trứng bắc thảo là món ăn một lần mãi nhớ vì hương vị gây nghiện hay không bao giờ đụng đũa lần thứ 2. Nếu chưa từng trải nghiệm, hãy thử cảm giác đó xem sao, biết đâu bạn sẽ có những cảm nhận rất riêng, ấn tượng về món ăn bổ dưỡng này.