Trung Thu là Tết Đoàn Viên: Gợi ý quà tặng Trung Thu độc đáo
Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 Âm lịch hằng năm. Tết Trung Thu được gọi là Tết Đoàn Viên hay Tết trông Trăng, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ
Hình ảnh: Vuon Illustration
Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 Âm lịch hằng năm. Tết Trung Thu được gọi là Tết Đoàn Viên, “Tết trông Trăng”, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ.
Trẻ em thường mong đợi ngày này vì người lớn sẽ tặng đồ chơi như: đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, đèn lông,… và được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày này, mọi người thường tổ chức bày cỗ trông trăng. Ở một số nơi mọi người còn tổ chức múa lân, múa sư tử… để các em vui chơi thỏa thích. Chính vì vậy Tết Trung Thu còn được hiểu là ngày tết của trẻ em.
Hình ảnh: The Bloom Vietnam
Trung Thu của Việt Nam được biết đến qua sự tích Chú Cuội. Những hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết Trung Thu:
-
Rước đèn
“Rước đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu…”
Trung Thu không thể thiếu hoạt động rước đèn, đánh trống đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm Trung Thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm, khu phố. Ở một số địa phương, họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn.
-
Múa lân
Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 15 và 16.
-
Bày cỗ
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo mũm mĩm, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai…và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu.
-
Làm đồ chơi Trung Thu
Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ Tết Trung Thu. Tại miền Nam, hai thành phố Hội An và Sài Gòn nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày Tết Trung Thu. Nhiều vùng miền còn làm các đồ chơi trung thu như: đèn lồng, mặt nạ, đèn kéo quân, đèn hoa đăng…
Hiện nay, ngoài đồ chơi truyền thống, các đồ chơi khác cũng được nhập từ Trung Quốc về được bày bán khắp nơi trên phố, đặc biệt là phố Hàng Mã, Hà Nội. Các gia đình thường cho trẻ nhỏ lên đây để mua đồ chơi trong dịp Trung Thu, chính vì vậy 1 tháng trước ngày lễ khu vực này thường rất đông đúc và nhộn nhịp.
-
Các loại bánh Trung Thu
Loại bánh không thể thiếu trong mùa Trung Thu chính là bánh nướng, bánh dẻo. Ngoài các loại nhân truyền thống, người Việt cũng bắt đầu chế biến nhiều vị khác nhau để phù hợp với nhu cầu của người dùng. Nhiều người Việt, không mua bánh ở ngoài mà còn tự tay làm bánh theo sở thích của mình. Các loại bánh thường được dùng với trà, tăng hương vị của bánh trong lúc thưởng thức.
-
Tục tặng quà
Nhiều Doanh nghiệp, công ty thường tặng quà cho nhân viên trong dịp Trung Thu. Các gia đình cũng thường tặng hộp Bánh Trung Thu cho nhau, dâng lên tổ tiên bàn thờ…
-
Ngắm trăng
Trăng Rằm tháng 8 thường sáng và tròn, chính vì vậy đêm Trung Thu chính là thời điểm tốt nhất để ngắm trăng. Mọi người thường phá cô và ngắm trăng cùng gia đình, họ hàng hoặc hàng xóm.
Trung Thu không chỉ đem lại niềm vui cho những đứa trẻ, mà còn mang lại nhiều ký ức tuổi thơ cho người lớn.
Dịp Trung Thu cũng chính là dịp tăng trưởng cho việc buôn bán của nhiều ngành nghề dịch vụ. Đặc biệt các cửa hàng kinh doanh, buôn bán mặt hàng bánh Trung Thu, thường llàm việc hết công suất để sản xuất bánh kịp với nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với các cửa tiệm bánh handmade nhu cầu tem nhãn có sẵn cũng rất được nhiều cửa hàng, hộ kinh doanh quan tâm. Hiểu được điều đó, Inchi gửi đến bạn tem nhãn có sẵn bánh Trung thu để phục vụ nhu cầu: tiết kiệm thời gian, nhanh chóng, hiệu quả, giảm chi phí.
Bánh nướng – món ăn không thể thiếu trong ngày Trung Thu
Tem nhãn có sẵn phục vụ cho các cửa hàng kinh doanh bánh Trung Thu
Tem nhãn bánh Trung Thu có sẵn
Inchi cung cấp các loại tem nhãn có sẵn: kích thước, mẫu mã phục vụ nhu cầu của các cửa hàng bánh Trung Thu.
Các loại tem: Tròn 20 x 20m; Vuông 20 x 20mm; Hình chữ nhật 24 x 14mm; Elip 30 x 20mm; Elip vuông 22 x 17mm. Bao gồm 14 loại tem các vị nhân khác nhau, được ưa chuộng trên thị trường:
▪ Tem nhân thập cẩm
▪ Tem nhân đậu xanh
▪ Tem nhân trà xanh
▪ Tem nhân trà sữa
▪ Tem nhân khoai môn
▪ Tem nhân đậu đỏ
▪ Tem nhân trứng muối
▪ Tem nhân hạt sen
▪ Tem nhân lá dứa
▪ Tem nhân sầu riêng
▪ Tem nhân cà phê
▪ Tem nhân trung thu tự viết
Bộ tem nhãn tem nhân trung thu tự viết có sẵn giúp các cửa hàng, tiệm kinh doanh dễ dàng ghi lại các thông tin nhân bánh, thời hạn sản xuất, sử dụng… cho người tiêu dùng.
Liên hệ Inchi để đặt hàng
Xem thêm thông tin bộ tem nhãn bánh Trung Thu có sẵn.
Xem thêm hình ảnh:
Mẫu mã tem nhãn bánh Trung Thu có sẵn tại Inchi.
Đối với các kích thước tem: tròn, elip, vuông, chữ nhật. Inchi có 3 mẫu để bạn lựa chọn:
Mẫu tem 1:
Mẫu tem 1 có 4 kích cỡ: tròn, elip, chữ nhật, vuông
Mẫu tem 2:
Mẫu tem 2 có 4 kích cỡ: tròn, elip, chữ nhật, vuông
Mẫu tem 3:
Mẫu tem 3 có 4 kích cỡ: tròn, elip, chữ nhật, vuông
Đối với tem: elip vuông. Inchi có 2 mẫu để bạn lựa chọn:
Tem kích cỡ elip vuông có 2 mẫu tem lựa chọn
Liên hệ Inchi để đặt hàng
Tem elip mẫu 1, nhân Cốm dừa
Tem elip mẫu 2, nhân Trứng muối
Tem elip vuông mẫu 1, nhân tự viết
Tem tròn mẫu 3, nhân Cà phê
Tem elip vuông mẫu 1, nhân Đậu đỏ
Liên hệ đội ngũ Kinh doanh từ Inchi để được tư vấn kỹ hơn!