Trùn Quế Là Gì? Và Tác Dụng Của Trùn Quế – Phanbonhuucotot.com
Trong cẩm nang về trùn quế của Masinari, chúng tôi sẽ giải đáp những thức mắc về sản phẩm phân trùn quế cũng như những thông tin liên quan về trùn quế. Trong bài viết này Masinari sẽ giải thích về trùn quế (giun quế), trùn quế là gì? và những tác dụng của nó trong đời sống con người. Rất mong bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng và bạn đọc.
Vậy Con Trùn Là Con Gì?
Để hiểu được trùn quế là gì? Ta nên biết rằng trùn quế hay giun quế là một trong những giống trùn đã được thuần hoá, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavatus. Trùn quế thuộc nhóm trùn ăn phân (phân động vật ăn cỏ: Trâu, Bò, Ngựa, Dê,..). Trùn quế sinh sản rất nhanh. Trong điều kiện thích hợp có thể tạo ra từ 1000 – 1500 cá thể trong một năm từ 1 cặp trùn trưởng thành!. Trùn quế là loài lưỡng tính, trùn quế có đai sinh dục và lỗ sinh dục nằm ở phía đầu cơ thể, có thể giao phối chéo cho nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng. Kén sau khi hình thành sẽ di chuyển về phía đầu và rơi ra đất để nở thành trùn con. Trong trùn quế chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng bao gồm: nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô 15 – 20%, hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein: 68 –70%, Lipid: 7 – 8%, Chất đường: 12 –14 %, Tro 11 – 12%
Tuổi Thọ Của Giun Quế Và Vòng Đời
Giun Quế là sinh vật lưỡng tính – chúng có cả cơ quan sinh dục đực lẫn sinh dục cái. Đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể. Mặc dù vậy, chúng không thể tự sinh sản được mà phải tìm một con khác để trao đổi tinh trùng, giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con. Giun trưởng thành khi được bốn tuần tuổi và bắt đầu trồi lên mặt đất để giao phối. Khi giao phối, hai con giun nằm ngược đầu với nhau, đóng tất cả các cơ quan kích thích khác, nên không phản ứng với ánh sáng và tiếp xúc. Một lượng lớn chất nhầy được cả hai tiết ra, nhờ đó giun trao đổi tinh trùng. Sau khi giao phối khoảng 1 giờ, hai cá thể tách rời nhau ra và ai đi dường nấy. Lúc này, các Clitellum bắt đầu tiết ra một chất đặc biệt, tạo nên chiếc kén chứa trứng của giun và tinh trùng của bạn tình. Kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén chứa từ 5 – 15 trứng, kén giun di chuyển dần về phía đầu và hơi nhú ra đất. Kén áo hình dạng thon dài, hai đầu túm nhọn lại, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sang nâu nhạt rồi vàng nhạt. Chiếc kén dài 2 mm này tuột ra khỏi đầu giun và đóng lại, tạo thành hình hạt bông cỏ. Toàn bộ quá trình sinh sản diễn ra trong chiếc kén này – Đây là hình thức tiến hóa nhằm chống lại hiện tượng tự sinh sản. Đó là những thông tin Masinari đưa ra để giải thích được trùn quế là gì? một cách ngắn gọn nhất cho bạn đọc.
Như Vậy Trùn Quế Để Làm Gì? Tác Dụng Của Nó Trong Cuộc Sống?
Như vậy nuôi trùn quế để làm gì?
Sau khi đã hiểu được trùn quế là gì? Tiếp theo Masinari sẽ đề cập đến những tác dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày. Do có hàm lượng Protein cao nên Trùn quế được xem là nguồn dinh dưỡng quý giá cho gia súc, gia cầm, thủy hải sản… Ngoài ra, Trùn Quế còn được dùng trong y học, công nghệ chế biến thức ăn gia súc và phân trùn quế trong nông nghiệp. Đây chính là nguồn để công ty Masinari sản xuất ra phân bón trùn quế thân thiện với môi trường cho nhà nông.
Giun quế, nhất là giun quế tươi là thức ăn tốt nhất để nuôi thủy hải sản. Đặc biệt là thủy hải sản sinh sản như baba, rùa, lươn, tôm, cá Chình, và cá Tầm. Một loại cá quý để ăn và làm món trứng cá muối rất có giá trị. Nếu cho vật nuôi ăn giun tươi hàng ngày bằng 10% – 15% trọng lượng cơ thể là tốt nhất. Hơn các loại thức ăn khác, tốc độ sinh trưởng sẽ tăng từ 15% – 40%, năng suất trứng tăng lên 10%. Nếu trộn 2 – 3% bột giun vào thức ăn chăn nuôi năng suất sẽ tăng trên 30% chi phí thức ăn giảm 40%-60%. Thêm nữa còn giúp vật nuôi tăng khả năng sinh sản và kháng bệnh của tôm, cá.
Tác dụng của giun quế với con người. Trong y học cổ truyển của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã sử dụng giun quế để làm thuốc. Dùng chữa các bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, kháng ung thư, hen suyễn, sốt rét, thấp khớp, đậu mùa, thương hàn, gẫy tay chân v..v…. Loại axit amin Tyrosin có trong giun quế có thể tăng tuần hoàn máu ngoại vi của bề mặt cơ thể. Tăng tản nhiệt, nó có tác dụng giải nhiệt và hạ sốt. Dịch ngâm nước của giun quế nó có tác dụng làm làm tê tri giác. Dung dịch cồn của giun có tác dụng làm hạ huyết áp một cách từ từ và giữ được thời gian lâu. Sử dụng cực kỳ tốt cho người bị bệnh cao huyết áp.
Rượu thuốc Lumbrokinase làm từ giun quế đã thanh trùng. Ngâm rượu đến khi có màu nâu đậm thì đem ra dùng. Sẽ có tác dụng ngăn ngừa tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. Và mỡ máu ở những người già. Trong thân giun quế có chất xúc tác, ác dụng co bóp cửa tử cung dùng cho các bà mẹ khi sinh. Thành phần đạm trong chiết suất của giun quế có tác dụng giãn nở khí quản, trị bệnh hen xuyễn.
Nhờ việc chứa các hàm lượng rất cao của axit Linoleic cùng khoáng chất vi lượng đặc hiệu chống oxi hóa là SE. Giúp cho giun quế tăng khả năng sát khuẩn tăng khả năng miễn dịch tăng sức đề kháng trong cơ thể. Vì vậy nâng cao được khả năng chống ung thư. Giảm bớt hội chứng thiểu năng trí tuệ (bệnh đao) ở trẻ em. Ổn định sự hoạt động của cơ tim do đó phòng được các bệnh bất thường về tim mạch. Phòng ngừa viêm gan, loét dạ dày, đường ruột, thấp khớp, viêm họng, tiểu đường, yếu sinh lý….
Hàm lượng Zn giun quế giúp cho việc điều trị đối với những em bé lười ăn, tóc lưa thưa, còi. Ngừa sự phát triển không bình thường về tri giác và thính giác ở trẻ con. Thêm nữa giun quế còn có thể điều trị suy nhược thần kinh toàn diện, trí nhớ kém, ít ngủ, khứu giác kém.
Ngày nay đã có thực phẩm đóng hộp chế biến bằng giun và bánh bích quy bán ra thị trường. Có rất nhiều nhà dinh dưỡng học trên thế giới nói giun quế là loại động vật bổ dưỡng và dễ nuôi. Dự báo trong tương lai giun quế sẽ trở thành nguồn thực phẩm quan trọng, phổ biến và quý giá của con người. Giun quế cũng cung cấp nguyên vật liệu thô tốt nhất cho công nghiệp. Một số Enzyme và hoạt chất được chiết xuất từ giun quế để làm thuốc, thức ăn, mỹ phẩm. Ngày nay giun đang được quan tâm nghiên cứu sử dụng trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm.
Giun quế có sức tiêu hóa rất lớn. Tác dụng phân giải hữu cơ của giun quế chỉ đứng sau các vi sinh vật. Một tấn giun quế tiêu hủy được tới 80 tấn rác hữu cơ. Hoặc 50 tấn phân vật nuôi trong khoảng thời gian 03 tháng. Rất nhiều nước trên thế giới đã tận dụng cơ năng đặc thù này của giun quế để xử lý các loại rác thải trong sinh hoạt. Hoặc rác thải hữu cơ làm trong sạch môi trường, có hiệu quả tốt.
Nhật Bản những nhà máy mỗi năm sản xuất khoảng 10.000 tấn giấy, sẽ có khoảng 45.000 tấn phế thải. Họ cũng đã sử dụng giun quế để xử lý chất thải, không chỉ xử lý chất thải mà còn tạo ra được 2.000 tấn giun quế sấy khô, 15.000 tấn phân giun.
Giun quế sống trong đất giúp tăng độ phì nhiêu cho đất. Phân giun quế góp phần làm giảm bớt mức độ dùng phân hóa học giúp cho cây trồng phát triển tốt. Tăng khả năng chống sâu bệnh hại cây, giảm bớt việc nông dân phải sử dụng thuốc trừ sâu. Do vậy môi trường được trong lành. Những vùng ô nhiễm nếu nuôi giun quế cũng làm sạch được môi trường nước.
Thêm nữa giun xử lý chất thải hữu cơ, phân vật nuôi và chuyển hóa thành phân bón hữu cơ cao cấp. Bằng cách đó sẽ cải thiện được môi trường sinh thái ở các vùng quê. Thậm chí phân của giun quế cũng có thể xử lý tốt nước thải. Nuôi giun quế trong gia đình vừa xử lý được rác thải, vừa có phân giun bón cây trồng. Nhiều nước họ đã nuôi giun quế bằng rác thải trong các khay, chậu. Và đặt ngay tại bếp ăn của gia đình, thậm chí cả ở các khách sạn cao cấp.
Về lợi ích của giun quế với nông nghiệp, cây trồng. Masinari sẽ có một bài viết riêng về phân trùn quế.
Nguồn Gốc Và Bắt Giun Quế Ở Đâu?
Hiện nay trong các tài liệu và thông tin phổ biến trên mạng, hầu hết mọi người đều cho rằng giun quế (hay còn gọi là trùn quế) là 1 loài sinh vật ngoại lai, đã được nhập nội và thuần hóa để nuôi tại Việt Nam. Thế nhưng theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, người đã gắn bó với nghề nuôi trùn quế từ buổi sơ khai của nó, loài trùn quế này hoàn toàn là giống nội địa, tức sinh sống và phát triển tại trong nước ta từ rất lâu rồi.
“Rất nhiều tài liệu cho rằng ta đã lấy giống giun quế từ Philippin, Nhật Bản, Canada,… Điều đó không đúng, giống giun quế có ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam cũng có giống giun quế.” – ông Hùng cho biết – ” Kỹ sư Đăng Đinh Minh (lúc đó là PGĐ Công ty Vệ sinh Hà Nội) đã huy động công nhân của mình đi đào bới để có được lượng giống ban đầu. Chúng tôi đã nhanh chóng nhân chúng ra. Vì vậy, giống giun quế mà hiện nay chúng tôi đưa cho cả nước nuôi chính là giống giun quế được chọn lọc ngay ở Việt Nam.” (Trích trong cuốn “Nghề nuôi giun đất” – Nguyễn Lân Hùng)
Hi vọng bài viết này sẽ giải thích được phần nào trùn quế là gì? Trong bài viết sau Masinari sẽ đề cập đến phân trùn quế và những tác dụng của phân trùn quế trong nông nghiệp. Cảm ơn và hẹn gặp lại!
Nguồn tổng hợp.
Nội Dung Chính
Dịch Trùn Quế Dành Cho Cây Có Múi
60.000₫
Viên Nén Trùn Quế Masinari Plus+ Phiên Bản KEIKI – 1Kg
130.000₫
Viên Nén Trùn Quế MASINARI PLUS+ Phiên Bản ROOT – 1KG
130.000₫
Phân Trùn Quế Viên Nén Cho Hoa Lan
65.000₫