Trọn bộ thông tin về mạng doanh nghiệp bạn cần biết
Xây dựng mạng doanh nghiệp chuyên dụng là vấn đề thiết yếu mà từ doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến doanh nghiệp lớn cần phải quan tâm đặc biệt. Hệ thống mạng văn phòng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc, duy trì kết nối và đặc biệt là vấn đề mạng tính bảo mật.
1. Mạng doanh nghiệp là gì?
Mạng doanh nghiệp còn được biết đến với tên gọi là mạng nội bộ công ty. Chúng được thiết lập trong các văn phòng, nhà máy, nhà xưởng, tòa nhà để kết nối và chia sẻ thông tin. Khi nhắc về khái niệm mạng nội bộ công ty là gì, chúng ta có thể phân chia thành 2 dạng như sau:
1.1. Mạng LAN
Được hiểu đơn giản là mạng máy tính cục bộ, kết nối các thiết bị ở trong phạm vi nhỏ. Các thiết bị được kết nối trong mạng nội bộ cơ quan sẽ có thể dễ dang chia sẻ, trao đổi tài nguyên, thực hiện các lệnh trên máy in, máy quét,…
Để xây dựng hệ thống mạng LAN cho công ty sẽ bao gồm: Máy chủ (server), các máy khách (client), các loại thiết bị ghép nối, card mạng và dây cáp.
Hệ thống mạng nội bộ doanh nghiệp đã và đang được triển khai phổ biến tại nhiều địa điểm như: nội bộ một phòng ban, văn phòng trong công ty, trường học, bệnh viện,…
1.2. Mạng WAN
Mạng WAN là thiết kế mạng doanh nghiệp mở rộng. Đó là sự ghép nối nhiều mạng LAN lại với nhau thông qua các route.
So với thiết kế hệ thống mạng LAN cho công ty, mạng WAN kết nối được các thiết bị ở khu vực rộng hơn, không gặp rào cản về vấn đề địa lý. Chúng tạo ra hệ thống mạng doanh nghiệp quốc gia phủ rộng giữa nhiều thành phố hoặc tỉnh thành.
Mạng WAN được thiết kế để trở thành một mạng riêng của tổ chức. Hoặc để có kết nối rộng như vậy sẽ cần thông qua một hạ tầng mạng công cộng hay một công ty viễn thông.
2. Tầm quan trọng của hệ thống mạng doanh nghiệp
Đầu tư vào kết nối mạng doanh nghiệp, cụ thể là mạng nội bộ cơ quan sẽ đem đến những tiện ích lớn. Các tính năng nổi bật nhất của hệ thống mạng công ty chính là:
-
Đẩy nhanh quá trình truyền tải thông tin, dữ liệu. Các nguồn tài nguyên sẽ được chia sẻ chính xác tới đúng đối tượng cần tiếp nhận bằng thao tác chọn thiết bị kết nối, tránh tình trạng nhiễu loạn thông tin.
-
Thông tin, dữ liệu được truyền tải bằng nhiều định dạng khác nhau như: văn bản, video, hình ảnh,… Từ đó các luồng thông tin mà mạng nội bộ gửi đến các nhân viên sẽ trở nên thu hút, hấp dẫn và dễ hiểu hơn rất nhiều.
-
Kết nối trở nên nhanh chóng, dễ dàng làm tăng tỷ lệ tương tác trong nội bộ, đẩy mạnh sự gắn kết mọi người trong công ty lại với nhau.
-
Có thể sử dụng như một công cụ quản lý nhân sự hữu hiệu.
-
Mạng doanh nghiệp có tính bảo mật cao, hạn chế các sự cố bị tấn công mạng.
3. Các mô hình thiết kế mạng doanh nghiệp
Phương pháp xây dựng mạng nội bộ cho công ty sẽ tùy theo quy mô của doanh nghiệp và mục đích sử dụng để được triển khai lắp đặt. Hệ thống mạng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chỉ cần đảm bảo các tính năng cơ bản. Nhưng với mạng doanh nghiệp của các công ty lớn thì mức độ bảo mật cùng các tính năng được tích hợp sẽ phức tạp, yêu cầu về sự phân quyền.
Hiện tại có 3 mô hình thiết kế mạng doanh nghiệp phổ biến hơn cả là:
3.1. Mô hình 1
Trong mô hình mạng doanh nghiệp này sẽ thiết kế tách biệt thành: vùng mạng Internet, vùng mạng nội bộ và vùng mạng DMZ. Để kiểm soát thông tin và hạn chế sự tấn công trái phép, một hệ thống tường lửa (firewall) sẽ được thiết lập giữa các vùng mạng.
3.2. Mô hình 2
Mô hình mạng công ty thứ 2 này được gia tăng mức độ bảo vệ hơn với 2 hệ thống tường lửa. Trong đó 1 hệ thống đặt ở giữa vùng mạng Internet và DMZ, 1 hệ thống đặt giữa vùng mạng nội bộ và mạng DMZ.
3.3. Mô hình 3
Đây là mô hình mạng doanh nghiệp có tính năng bảo vệ, quản lý chặt chẽ nhất. Tất cả hoạt động ở các vùng mạng đều sẽ được kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống tường lửa. Sẽ có 3 hệ thống tường lửa được bố trí là:
-
Tường lửa giữa vùng mạng Internet và mạng DMZ.
-
Tường lửa giữa vùng mạng DMZ và mạng nội bộ.
-
Tường lửa giữa vùng mạng nội bộ và mạng Internet.
Để có thiết kế mạng doanh nghiệp chuẩn, hoạt động ổn định và được cập nhật những tính năng cần thiết nhất cho công ty, bạn nên tìm kiếm các đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm lắp đặt hỗ trợ. Sau khi khảo sát, tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp, họ sẽ lên phương án tiến hành, bố trí cũng như sử dụng mô hình mạng chuẩn nhất trong từng trường hợp cụ thể.
4. Những yêu cầu khi xây dựng hệ thống mạng LAN doanh nghiệp
Khi lắp đặt mạng doanh nghiệp, những vấn đề quan trọng nhất cần lưu ý chính là:
-
Sắp xếp hệ thống thiết bị, bố trí cách đi dây mạng hợp lý, vừa đảm bảo thẩm mỹ mà vẫn phải đúng kỹ thuật, cung cấp đường truyền hoạt động ổn định.
-
Chú ý về cách lắp đặt phân quyền chia sẻ dữ liệu phù hợp với từng cấp độ thiết bị.
-
Xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ, có thể hỗ trợ chủ doanh nghiệp thực hiện từ xa.
-
Luôn luôn đặt yếu tố bảo mật lên hàng đầu, hạn chế tối đa tình trạng tấn công từ phía bên ngoài vào mạng nội bộ công ty.
-
Nên tính toán lắp đặt hệ thống mạng để tiện cho việc bảo trì, hoặc mở rộng về sau khi có nhu cầu.
5. Kết luận
Có thể thấy, mạng doanh nghiệp có vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng rất lớn. Thiết lập một hệ thống mạng chuyên nghiệp mang đến nhiều lợi ích lớn. Thì ngược lại, nếu không có cách đăng ký mạng doanh nghiệp phù hợp có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Là đơn vị cung cấp giải pháp lắp đặt, sửa chữa hệ thống mạng chuyên nghiệp, Hoàng Việt có thể hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp. Chúng tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm, thiết kế và xây dựng hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ, vừa và cả các doanh nghiệp lớn.
Quý khách khi cần được tư vấn thêm về giải pháp mạng doanh nghiệp cho đơn vị của mình, xin mời liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Công ty TNHH đầu tư TMDV Hoàng Việt
Trụ sở chính
Địa chỉ: Số 139 đường Thanh Bình, Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0971 835 658
Email: [email protected]
Cơ sở 2:
Địa chỉ: Phòng 606, Toà nhà CT5-DN3 , Mỹ Đình 2, Quận Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0963 114 132
Cơ sở 3:
Địa chỉ: Số 43 – Ngõ 68 – Đường Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0941 985 658