Trọn bộ kinh nghiệm “đi đẻ là suôn sẻ” từ A – Z cho mẹ bầu | TCI Hospital

Trọn bộ kinh nghiệm “đi đẻ là suôn sẻ” từ A – Z cho mẹ bầu

Càng gần đến ngày sinh, tâm lý mẹ bầu lại càng lo lắng. Không biết mình còn chuẩn bị thiếu gì không? Làm thế nào để biết mình sắp sinh? Đi sinh như thế nào?…Toàn bộ những thắc mắc và băn khoăn đó sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Để chuẩn bị cho ngày “vượt cạn” mà mẹ mong đợi bao ngày được thuận lợi, mẹ nên chuẩn bị trước cho mình những kiến thức cơ bản nhưng rất cần thiết.

1. Dự đoán thời điểm sinh

1.1. Dự sinh theo siêu âm có chính xác không?

Việc tính ngày dự sinh thường dựa trên chu kỳ kinh nguyệt của mẹ hơn là thời điểm thụ thai, vì rất khó để xác định chính xác ngày thụ thai. Do đó, ngay cả qua siêu âm thì việc tính tuổi thai nhi cũng chỉ mang tính tương đối dẫn tới ngày dự sinh cũng vậy, sẽ có những chênh lệch nhất định.

Tính ngày dự sinh chỉ mang tính chất tương đối

1.2. Cách tự tính ngày dự sinh

Tuy nhiên, mẹ cũng có thể tham khảo cách tính ngày dự sinh chính xác nhất như sau: lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối trừ đi 3 tháng, sau đó cộng thêm bảy ngày vào. Ví dụ như, nếu kỳ kinh cuối của người mẹ bắt đầu vào ngày 1/12, trừ đi 3 tháng trở về trước rồi cộng 7 ngày sẽ ra ngày dự sinh là 8/9.

Lưu ý là cách tính này cũng chỉ phù hợp với những mẹ có vòng kinh đều đặn từ 28 – 32 ngày. Dù vậy, mẹ hãy nhớ rằng, ngày dự kiến sinh cũng chỉ mang tính chất tương đối chứ không thể chính xác hoàn toàn.

1.3. Sinh con so hay con rạ bao nhiêu tuần?

Nhiều người lại còn “tỉ mỉ” hơn, muốn biết sinh con rạ ở tuần thứ bao nhiêu hay sinh con so bao nhiêu tuần?  Tuy nhiên các con số chỉ dừng lại ở mức “truyền miệng” chứ chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định được việc này. Do đó, điều mẹ nên làm là tập trung giữ gìn sức khỏe, tinh thần cho thai kỳ khỏe mạnh.

Cách tự tính ngày dự sinh chỉ áp dụng cho mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn

2. Bổ sung các loại vitamin và thực phẩm dưỡng chất cần thiết

2.1. Các loại vitamin cần thiết cho mẹ bầu

Vitamin tổng hợp hay còn gọi là thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, viên đa vi chất… giúp bổ sung dưỡng chất thiếu hụt cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc bổ hay vitamin nào. Dưới đây là những loại thuốc bổ và vitamin mẹ bầu nên bổ sung trong thai kỳ

  • Acid folic: Acid folic cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào và cần cho sự hình thành của tế bào máu.
  • Sắt: Sắt là thành phần cấu tạo không thể thiếu của máu, chất sắt để tạo ra hemoglobin, một phần của các tế bào máu đỏ giúp mang ôxy đến nuôi dưỡng thai nhi.
  • Canxi: Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng của trẻ sơ sinh.
  • Vitamin D: Mẹ cần được cung cấp đủ viamin D trong nếu không em bé sơ sinh sẽ bị thiếu hụt dưỡng chất này

2.2. Thực phẩm dưỡng chất

Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ nên bổ sung những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Rau củ, ngũ cốc nguyên hạt trái cây, rong biển…
  • Thực phẩm giàu chất sắt: Thịt gà, lòng đỏ trứng, rau dền, nho khô, thịt bò, các loại cá.
  • Thực phẩm giàu canxi: súp lơ xanh, các loại đậu, các loại sữa bò, sữa dê, sữa từ các loại hạt, yến mạch, hạnh nhân, hạt mè.
  • Thức ăn giàu vitamin C: cam, chanh, cà chua, dâu tây, đu đủ.
  • Những món giàu acid folic: cải bó xôi, rau dền, các loại đậu và hạt sẽ giúp bổ sung a-xít folic cho mẹ.
  • Thực phẩm chứa vitamin A: Rau cải bó xôi, cà rốt, khoai lang, gấc…

Vì những gì mẹ ăn trong tháng cuối này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi nên phải hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn.

3. Khám thai và các xét nghiệm quan trọng

3.1. Khám thai

Các chuyên gia khuyến cáo, trong suốt quãng thời gian mang thai mẹ bầu cần khám thai ít nhất 3 lần vào 3 mốc quan trọng: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên trung bình để khám thai đầy đủ bạn cần thực hiện khoảng 10 lần trong 1 thai kỳ.

Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, mẹ bầu tốt nhất nên khám vào những mốc sau:

  • Khám lần 1: thai 8 – 11 tuần
  • Khám lần 2: thai 12 – 15 tuần
  • Khám lần 3: thai 16 – 18 tuần
  • Khám lần 4: thai 22 – 24 tuần
  • Khám lần 5: thai 25 – 29 tuần
  • Khám lần 6: thai 30 – 32 tuần
  • Khám lần 7: thai 33 – 35 tuần
  • Khám lần 8: thai 36 – 37 tuần
  • Khám lần 9: thai 38 – 39 tuần
  • Khám lần 10: thai từ 40 tuần trở đi

3.2. Tiêm phòng cho mẹ bầu

Vaccines không chỉ bảo vệ mẹ mà còn có tác dụng với thai nhi, giúp tránh khỏi những bệnh nghiêm trọng. Mẹ cần biết được những vaccines được khuyến cáo tiêm phòng khi mang thai như: Cúm, uốn ván, bạch hầu, ho gà. Ngoài ra, một số mẹ bầu được khuyến cáo tiêm các mũi phòng: viêm gan A, viêm gan B, phế cầu, sốt vàng.

khi mang thai cần tiêm phòng những gì

3.3. Các xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
  • Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm Streptococus B
  • Xét nghiệm Toxoplasma (Toxoplasmosis)
  • Xét nghiệm Double Test và Triple Test
  • Xét nghiệm CMV

Hiện nay, trong gói thai sản trọn gói của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, những xét nghiệm này đã được đặt ở những mốc thăm khám quan trọng để mẹ bầu không bỏ sót bất kì xét nghiệm quan trọng nào.

Vì thế, mẹ chỉ cần đăng ký thai sản trọn gói thì tất cả việc khám thai, siêu âm thai, cách chăm sóc mẹ trong thai kỳ,…mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Thai sản trọn gói đang là giải pháp toàn diện cho những mẹ bầu thông minh. Các mẹ nên tham khảo các gói thai sản trọn gói tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc được thiết kế rất đầy đủ và tiện lợi.

4. Tham gia lớp học tiền sản

Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc có tổ chức các lớp tiền sản rất hữu ích cung cấp đầy đủ những kiến thức cần thiết và hữu ích trong việc chăm sóc trước, trong và sau sinh. Mẹ sẽ được tư vấn dinh dưỡng trong thai kỳ, tình dục an toàn khi mang thai, thai giáo, lịch khám thai định kỳ, nhận biết dấu hiệu chuyển dạ, học cách rặn đẻ, da áp da, dinh dưỡng sau sinh, vệ sinh cá nhân sau sinh, bệnh lý thường gặp ở trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, tâm lý phụ nữ sau sinh,…

4.1. Dinh dưỡng trong thai kỳ

Dinh dưỡng là phần rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu nên tìm hiểu chế độ dinh dưỡng khoa học và quan trọng là phải phù hợp với mình.

4.2. Tình dục an toàn khi mang thai

Tình dục an toàn khi mang thai mang lại nhiều lợi ích nhưng nhiều cặp vợ chồng lại kiêng khem không cần thiết. Ngược lại, cũng có những lưu ý bố mẹ cần chú ý trong quá trình quan hệ lúc mang thai mà không phải ai cũng biết.

4.3. Thai giáo

Thai giáo là phương pháp dạy con ngay từ khi còn trong bụng mẹ mang lại nhiều hiệu quả tích cực, giúp tăng cường trí não cho trẻ, kích thích các giác quan của con…

4.4. Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ thực sự

Một điều quan trọng tiếp theo mà mẹ bầu cần ghi nhớ đó là cách nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ và cách phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật và dấu hiệu chuyển dạ giả.

Bụng bầu tụt xuống, sa bụng chính là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sớm nhất.

Ngừng tăng cân hoặc thậm chí có khi tụt vài kg có thể là do lượng nước ối đang giảm xuống, chuẩn bị cho giai đoạn “vượt cạn”.

Sắp sinh có dấu hiệu gì? Khi sắp sinh, mẹ bầu sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn, đặc biệt nếu đây là lần đầu mẹ sinh con.

Dịch âm đạo tiết ra rất nhiều: Do ảnh hưởng của các hormone nội tiết nên càng gần đến ngày chuyển dạ, mẹ bầu thường thấy xuất hiện nhiều dịch nhầy đặc, có màu trắng đục, dính nhờn như lòng trắng trứng.

nhận biết dấu hiệu chuyển dạ

4.5. Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con

Theo kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu chuyển dạ của những mẹ bầu đi trước thì sẽ có những điều sau mẹ cần lưu ý:

Buồn đi vệ sinh: Do lúc này thai nhi đã ổn định ngôi thai, đầu đã vào xương chậu gây ra áp lực lên trực tràng khiến chị em có cảm giác buồn đi vệ sinh.

Ra máu cá: Một trong những dấu hiệu chuyển dạ chính xác nhất đó là mẹ bầu thấy đáy quần lót ẩm ướt hơn, do dịch nhầy âm đạo ra nhiều, có lẫn máu.

Cơn co thắt tử cung bắt đầu và có quy luật: Khi mẹ bầu có cảm giác đau mỏi vùng thắt lưng và những cơn đau kéo dài 5 phút, cứ 30 phút lặp lại một lần với mức độ tăng dần thì đây chính là cơn đau chuyển dạ thực sự.

Vỡ ối: Vỡ ối là dấu hiệu chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa đến thời điểm mẹ sinh.

Các cơn co thắt là dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất

4.6. Phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật và chuyển dạ giả

Khoảng vài tuần trước khi sinh, nhiều mẹ gặp phải những cơn co thắt giả diễn ra khiến mẹ lầm tưởng. Vì thế, mẹ hãy biết cách phân biệt đâu là dấu hiệu thật, đâu là dấu hiệu giả như sau: cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn. Những cơn co thắt giả diễn ra bất ngờ, không thường xuyên, khác nhau về độ dài và cường độ trong khi cơn co thắt thật sẽ đều đặn, với tần suất mỗi lần khoảng 5 – 7 phút.

  • Khi có dấu hiệu chuyển dạ nên làm gì?

Sau khi đã nhận thấy dấu hiệu chuyển dạ 24h, mẹ bầu nên biết cách xử trí phù hợp vừa giúp giảm đau vừa giúp tinh thần thoải mái hơn như sau: Làm quen với cơn đau chuyển dạ, thở đúng khi chuyển dạ, tư thế khi chuyển dạ, phát huy sức tưởng tượng, can thiệp y khoa…

cách thở và rặn đẻ khi vượt cạn

  • Đến ngày dự sinh vẫn chưa chuyển dạ phải làm gì?

Khi đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì, các mẹ bầu thường lo lắng và hoang mang. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, ngày dự sinh chỉ mang tính chất tương đối nên các mẹ hãy bình tĩnh nhé. Trong trường hợp quá ngày dự sinh khoảng 1 tuần trở lên, tốt nhất mẹ nên đến bệnh viện đã đăng ký sinh để thăm khám.

4.7. Học cách rặn đẻ

Khi tham gia các lớp học tiền sản, mẹ còn được học cách thở và rặn đẻ đúng và an toàn, giúp rút ngắn thời gian “vượt cạn”.

4.8. Dinh dưỡng sau sinh

Sau khi sinh, mẹ không nên kiêng khem quá nhiều mà phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe cũng như có sữa chất lượng để cho con phát triển khỏe mạnh.

4.9. Học cách chăm sóc bé yêu

Ngay cả những mẹ bầu đã có em bé trước đó cũng có thể chưa biết đúng những cách chăm sóc con từ việc: tắm cho con, cho con bú, thay bỉm cho con,…Khi tham gia các lớp tiền sản, mẹ sẽ được các điều dưỡng hay người có chuyên môn hướng dẫn và thực hành ngay, đảm bảo đúng các thao tác.

4.10. Tâm lý phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh rất dễ mắc bệnh trầm cảm. Do đó, mẹ cần biết cách phòng ngừa hoặc phát hiện và điều trị kịp thời bệnh này, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

5. Chi phí sinh con

Cuối cùng là về chi phí đi sinh. Thực tế, để trả lời được câu hỏi này còn phụ thuộc vào việc mẹ sinh con ở bệnh viện nào, sinh thường hay sinh mổ… Nhìn chung chi phí sinh mổ sẽ cao hơn sinh thường. Sinh mổ hết bao nhiêu tiền? Nếu mẹ đi đẻ có bảo hiểm y tế và tại bệnh viện mẹ sinh có thanh toán bảo hiểm y tế thì chi phí cũng tiết kiệm hơn khá nhiều.

Đi đẻ trái tuyến có được hưởng bảo hiểm không? Nếu mẹ đi sinh tại các bệnh viện công thì vẫn được hưởng bảo hiểm theo quy định hiện hành. Còn nếu mẹ sinh con tại các bệnh viện tư thì mẹ cần hỏi kỹ lại trước khi đăng ký để biết chính xác thông tin về vấn đề này.

Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc có áp dụng thanh toán bảo hiểm, bảo lãnh cho mẹ đi sinh, ở cả trường hợp sinh thường và sinh mổ. Ngoài ra, bệnh viện thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi cho mẹ nên chi phí đi sinh rất hấp dẫn so với những quyền lợi mẹ và bé nhận được trong gói sinh.

Bệnh viện Thu Cúc có áp dụng thanh toán bảo hiểm cho mẹ bầu

>> Bạn có thể xem chi tiết về lớp học tiền sản TẠI ĐÂY.

6. Danh sách đồ chuẩn bị đi sinh – đủ và đúng!

Một điều hết sức quan trọng tiếp theo để chuẩn bị cho ngày “vượt cạn” đó là chuẩn bị giỏ đồ đi sinh.

6.1. Khi đi sinh mang theo những gì?

Mẹ bầu nên tham khảo trước đi sinh cần đem theo những gì để tránh đem theo quá nhiều đồ lỉnh kỉnh, không cần thiết hoặc thiếu đồ dùng.

6.2. Số khám thai cùng các giấy tờ tùy nhân

Mẹ bầu nên mang theo những phiếu khám thai và hình ảnh siêu âm thai trong thai kỳ (sắp xếp theo tuần tự) để bác sĩ nắm được tình trạng của mẹ và bé. Mẹ cũng nên ghi nhớ số hồ sơ sinh hoặc mã số bệnh nhân của mình để nhân viên y tế có thể tra cứu dễ dàng hơn.

Ngoài sổ khám thai, các giấy tờ tùy thân khác mà mẹ bầu nhớ mang theo khi đi sinh bao gồm: Chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế, nếu bệnh viên sinh khác với bệnh viện trong sổ bảo hiểm y tế thì cần có giấy chuyển viện. Các giấy tờ này cần photo mỗi loại 2 bản và nộp cho bệnh viện làm thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí.

những thứ cần chuẩn bị khi đi sinh

6.3. Đồ dùng cho mẹ

Những đồ dùng cần thiết cho mẹ khi đi sinh sẽ là: vật dụng vệ sinh cá nhân, băng vệ sinh (dùng khi chuyển dạ), bỉm quần cho mẹ, bông gòn, quần áo (mặc lúc xuất viện vì thường các bệnh viện có trang phục dành cho mẹ lúc lưu viện).Thông thường, nếu mẹ sinh thường sẽ ở lại viện khoảng 1 – 2 ngày và 3 – 4 ngày đối với mẹ sinh mổ. Tùy vào tình hình mẹ sinh thường hay sinh mổ mà chuẩn bị lượng đồ dùng cho phù hợp.

6.4. Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé

Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé, mẹ cần mang theo bao gồm:bộ quần áo dài tay (để mặc cho bé khi bé được ra viện); mũ che thóp, mũ đội đầu; bao tay bao chân cho bé; khăn sữa; khăn quấn; chăn ủ cho bé; rơ lưỡi; băng rốn; bông y tế; nước muối sinh lý; cốc, thìa, bình sữa và sữa bột cho bé; quần đóng bỉm; tgiấy hoặc bỉm dành cho trẻ sơ sinh….

Mẹ và bé không phải chuẩn bị bất cứ đồ dùng gì khi đi sinh tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

6.5. Lưu ý chuẩn bị đồ đi sinh em bé theo mùa

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý nếu chuẩn bị đồ đi sinh mùa đông hoặc chuẩn bị đồ đi sinh mùa thu thì có thể có mưa phùn và thời tiết lạnh nên mang theo nhiều hơn những bộ đồ đông, chăn ủ cho mẹ và bé; còn lại thì giống chuẩn bị giỏ đồ đi sinh mùa hè

6.6. Lưu ý chuẩn bị đồ đi sinh ở bệnh viện

Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh đầy đủ mẹ có thể tham khảo như trên. Tuy nhiên, tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, mẹ sẽ không phải mang bất cứ đồ dùng gì cho mẹ và bé khi đi sinh (ngoài bộ quần áo mặc lúc xuất viện và giấy tờ cá nhân). Mẹ chỉ cần chuẩn bị tâm lý thật vui vẻ và thoải mái để chào đón con yêu.

Mẹ bầu thoải mái trước giờ sinh, không phải chuẩn bị gì khi đi sinh

7. Dịch vụ da áp da sau sinh

7.1. Da áp da là gì?

Tiếp xúc da áp da là phương pháp khoa học mà theo đó trẻ sơ sinh được đặt trần trực tiếp không mặc quần áo lên trên người hoặc bụng của mẹ. Mặt, ngực, bụng và chân của me bé sẽ áp sát vào người mẹ, không có khoảng trống và trên mình bé sẽ được đặp một tấm chăn ấm.

7.2.  ích của da áp da

  • Đối với mẹ

Giảm đau, giảm căng thẳng sau sinh

Giúp tử cung co hồi tốt, tránh băng huyết sau sinh, kéo dài thời gian vô kinh.

Giúp kích thích cơ thể mẹ giải phóng oxytocin, giúp mẹ cảm thấy thư giãn, bớt lo lắng và gắn kết với con yêu nhiều hơn.

Giúpmẹ cảm thấy hạnh phúc hơn, giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh, sữa về nhiều hơn, tử cung co thắt và làm giảm nguy cơ xuất huyết sau sinh.

  •  Đối với con

Ổn định thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở và đường huyết:

Giảm khóc

Bảo vệ bé khỏi tác hại của việc tách khỏi mẹ

Tạo điều kiện cho sự phát triển của não

Kích thích tiêu hóa và giúp bé tăng cân

Tăng cường hệ miễn dịch

Tăng tỷ lệ mẹ cho con bú và thời gian cho con bú

  • Đối với bố

Ngoài da áp da với mẹ, trẻ sơ sinh còn có thể da áp da với bố sau sinh cũng mang lại những lợi ích cho cả bố và con.

Bố sẽ cảm nhận rõ hơn tình cảm phụ tử thiêng liêng, cảm nhận được trách nhiệm của mình với con, với gia đình rõ ràng hơn.

7.3. Dịch vụ da áp da tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc có triển khai da áp da với cả mẹ và bố cho trẻ sau sinh. Đặc biệt, bố sẽ được áp da con trong phòng chuyên biệt, tiện nghi.

Trước khi áp da con, bố cũng được tắm sát khuẩn để đảm bảo vô trùng

Bố sẽ được hướng dẫn áp da con tận tình, có sự theo dõi của các điều dưỡng kinh nghiệm để quá trình áp da diễn ra an toàn.

dịch vụ da áp da tại Thu Cúc

>> Tham khảo: Dịch vụ da kề da sau sinh tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

8. Cách “gọi sữa” về nhanh sau sinh

  • Cho con bú ngay

Mẹ nên cho bé bú sớm sau sinh kể cả khi chưa có sữa vì lúc này động tác mút ti của bé sẽ kích thích các tuyến sữa tiết ra hơn.

  • Xoa bóp bầu ngực

Lúc mới sinh sữa chưa về, mẹ có thể dùng tay xoa bóp bầu ngực mỗi bên chừng 10 phút để thông được nhiều tia sữa

  • Cho trẻ bú đúng cách

Khi cho trẻ bú, mẹ nên nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn

  • Nên uống nhiều nước

Mẹ nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, chia đều khoảng 4 – 5 lần trong ngày để lượng sữa dồi dào.

  • Bổ sung các dưỡng chất

Những thực phẩm dành cho các bà đẻ là: cà rốt, củ cải, các loại rau có màu xanh đậm, các loại ngũ cốc (yến mạch, lúa mạch), các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng), các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều)…

Ngoài ra, mẹ nên uống các loại sữa như: sữa dành cho bà đẻ, sữa ông thọ (pha nóng), sữa hạt…để kích thích lượng sữa và tăng chất lượng sữa.

  • Dùng máy hút sữa

Máy hút sữa là “trợ thủ đắc lực” giúp các mẹ bị tắc tia sữa thời kỳ đầu vượt qua khó khăn này. Máy hút sữa còn kích thích gọi sữa về, giúp dòng sữa được lưu thông tốt hơn.

9. Chia sẻ kinh nghiệm đi đẻ của các mẹ

Dưới đây là một số kinh nghiệm đi sinh của các mẹ mà chị em nên tham khảo, có thể giúp ích cho lần “vượt cạn” của mình”

Kinh nghiệm đẻ mổ

  • Sinh mổ được bao nhiêu lần?

Hiện nay chưa có một kết luận chính thức nào về số lần tối đa được đẻ mổ. Tuy nhiên, các bác sĩ thường khuyên sản phụ chỉ nên đẻ mổ tối đa 3 lần để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

  • Kinh nghiệm sinh mổ không đau

Sinh mổ giúp mẹ tránh được những cơn đau nhờ thủ thuật gây tê tủy sống, tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng sau sinh mổ, mẹ vẫn phải chịu những cơn đau, thậm chí gấp nhiều lần cơn đau đẻ. Tuy nhiên, các mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm sinh mổ không đau bằng cách đăng ký giảm đau ngoài màng cứng sau sinh, có tác dụng giảm đau 48 – 72 giờ sau sinh (thời gian đau nhất của đa số các mẹ). Do đó, mẹ cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này nhé.

Mẹ bầu thoải mái đi sinh tại bệnh viện Thu Cúc

Kinh nghiệm sinh thường

Theo kinh nghiệm đi sinh lần đầu của mẹ Thùy D. (Hà Nội), khi thấy các dấu hiệu chuyển dạ, mẹ nên đến bệnh viện ngay để đề phòng vỡ ối có thể xảy ra. Mẹ không nên la hét khi có những cơn đau vì rất dễ mất sức. Trong phòng đẻ, mẹ nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ và ekip đỡ đẻ cho mình để quá trình đẻ diễn ra nhanh chóng, an toàn.

Còn Chị Hoài P. (Hà Nam) chia sẻ sau khi tìm hiểu rất kỹ về các bệnh viện khác nhau và được nghe tư vấn, chị quyết định lựa chọn bệnh viện ĐKQT Thu Cúc bởi những ưu điểm và quyền lợi rất nhiều, trong khi mức chi phí lại vô cùng hợp lý. Chị đã rất hài lòng với lần sinh con thứ 2 tại đây, đặc biệt là chị ấn tượng với bộ ảnh vượt cạn được bệnh viện tặng rất ý nghĩa và hiếm có.

10. Sinh con tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc: hướng tới chất lượng Quốc tế, chi phí hợp lý

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc triển khai các gói thai sản trọn gói mang lại giải pháp toàn diện cho các mẹ bầu.

Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành trong nước và Quốc tế chuyên môn cao; đội ngũ điều dưỡng chăm sóc tận tình, nhẹ nhàng như người thân; hệ thống trang thiết bị y tế thế hệ mới nhất.

Các mẹ sẽ được lên lịch khám thai sẵn theo các mốc khám quan trọng và cần thiết; được bác sĩ đồng hành và sẵn sàng trả lời tất cả các thắc mắc trong quá trình mang thai.

Có đầy đủ dịch vụ tầm soát và sàng lọc cho bé sơ sinh

Lưu trữ máu cuống rốn tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Có tổng đài tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ các mẹ những kiến thức thai sản. Mẹ cũng có thể đặt lịch đến khám thông qua tổng đài để không mất thời gian đợi chờ

Mẹ và người thân được tham gia lớp tiền sản miễn phí – nơi có rất nhiều kiến thức bổ ích: tư vấn chế độ dinh dưỡng cho mẹ cho thai kỳ khỏe mạnh, thực hành cách thở và rặn đẻ đúng cách; cách chăm sóc mẹ và bé…

Gia đình không phải chuẩn bị bất cứ đồ dùng gì cho mẹ và bé khi đi sinh.

Ngoài việc áp da với mẹ, bé còn đươc thực hiện áp da với bố trong phòng áp da chuyên biệt đảm bảo vô trùng

Hệ thống cơ sở vật chất, phòng lưu viện đẹp tiên nghi như khách sạn

Phòng lưu viện đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn

Mẹ còn được hướng dẫn cách cho con bú, tư vấn cách giúp mẹ có sữa về cho con nhanh… và cách chăm sóc trẻ sơ sinh.

Bữa ăn cho mẹ do chính các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu lên thực đơn phong phú, đa dạng và được phục vụ tận phòng

Đặc biệt, gia đình sẽ được tặng bộ ảnh và video vượt cạn ghi lại những khoảnh khắc thiêng liêng nhất.

Lưu giữ hành trình “vượt cạn” ý nghĩa cho mẹ và gia đình

Thêm vào đó, dựa trên nền tảng có hệ thống Clinics làm đẹp, mẹ sẽ được tư vấn làm đẹp trước và sau sinh với các dịch vụ như : massage bầu, massage thọn gọn sau sinh..

Với tất cả những quyền lợi như trên nhưng mức chi phí sinh con tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc rất hợp lý. Các mẹ có thể tham khảo bảng giá sinh đẻ hiện hành tại đây.

Trên đây là trọn bộ kinh nghiệm đi đẻ từ A – Z cho mẹ bầu. Hy vọng là những thông tin này giúp ích được các mẹ sẵn sàng, “tự tin” đón con yêu chào đời. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp. Chúc các mẹ “mẹ tròn, con vuông”.

Tin liên quan

  • Kinh nghiệm sinh con ở các bệnh viện tại Hà Nội
  • [TỔNG HỢP] Từ A đến Z về kinh nghiệm mổ lấy thai lần 2
  • Kinh nghiệm sinh mổ không đau

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc