Trộm vía là gì? Vì sao phải nói “trộm vía” để khen trẻ nhỏ?
Chẳng có từ điển nào định nghĩa, cũng không ai dạy ai, thế nhưng mỗi khi khen một đứa bé nào đó, chúng ta đều kèm theo đằng trước câu nói với cụm từ “trộm vía”. Vậy bạn có thực sự hiểu trộm vía là gì không? Hàm ý của cụm từ này là gì mà người lớn lại hay dùng đến vậy? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Trộm vía là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, cụm từ “trộm vía” hay “chôm vía” được rất nhiều người lớn sử dụng để khen một đứa trẻ. Chẳng hạn như “trộm vía, em bé chóng nhớn quá”, “trộm vía, em bé không khóc”,… Vậy bạn có hiểu được ý nghĩa của những câu nói đó không? trộm vía nghĩa là gì?
Từ trộm vía được sử dụng nhiều hơn ở miền bắc. Đây là cụm từ dùng để diễn tả sự đáng yêu, khỏe mạnh khi nói tới trẻ nhỏ.
Bên cạnh tục lệ đặt tên cho con xấu để xua đuổi ma quỷ, thời xa xưa còn có thường kêu “trộm vía” để khen những đứa bé. Tính từ này mang đậm văn hóa tâm linh, thể hiện hồn sắc con người Việt Nam nói riêng và người dân Á Đông nói chung.
Thực tế, từ trộm vía không có khái niệm cụ thể. Nhưng theo dân gian, con người gồm có tất cả bảy vía. Trẻ sẽ bị ốm đau, bệnh tật nếu như một trong bảy vía bị đụng chạm. Thông thường, trẻ mới sinh ra, vía còn rất yếu và cần được giữ gìn. Việc đặt từ “trộm vía” lên trước mỗi câu khen được coi như một lời xin phép với bề trên để tránh trường hợp người nói vía dữ nất át vía của trẻ.
Bên cạnh đó, theo quan niệm từ xưa, nếu tên đẹp sẽ dễ bị ma quỷ trêu và bắt thì việc khen một em bé nào xinh đẹp, chóng lớn một cách trực tiếp cũng được mọi người kiêng kị. Vì vậy, người lớn thường thêm từ trộm vía ở đằng trước để tránh lời nói thành điểm gở, cũng như đánh lạc hướng của ma quỷ là “phải vía”.
Chắc chắn đến đây bạn đã hiểu được phần nào trộm vía nghĩa là gì rồi đúng không? Vì vậy, khi tới thăm nhà một ai đó có trẻ nhỏ, bạn tuyệt đối không nên khen trực tiếp “bé lớn quá”, “bé đáng yêu quá”,… Nói như vậy bố mẹ bé sẽ không thích đâu. Hãy khen trẻ một cách tế nhị để tránh sự mất lòng từ phía gia đình.
Tại sao người ta lại nói “trộm vía” mà không phải trộm cái gì khác?
Theo quan niệm của người xưa, vía thể hiện năng lượng tinh thần, có nó con người mới khỏe mạnh. Nếu khi khen trẻ em mà thiếu từ “trộm vía” ở đằng trước thì câu nói đó sẽ phản tác dụng. Tức là nếu nói: “Em bé chóng lớn thế” thì về sau bé sẽ không lớn nữa.
Sở dĩ người lớn thường nói trộm vía chứ không phải là trộm hình, trộm bóng, trộm phách hay trộm hồn. Vậy tại sao người lớn thường nói trộm vía, chứ không phải trộm cái gì khác, chẳng hạn như trộm hồn, trộm bóng, trộm hình, trộm phách,…?
Lý giải điều này là do, con người có 2 giới, mỗi giới sẽ có vía khác nhau. Trong tiếng Hán cổ, từ “hồn” và “vía” là cách đọc của từ “hồn phách”. Phần hồn thể hiện sự linh thiêng của con người, còn phần khách nói lên khí chất. Trong cổ ngữ chuyển âm sang tiếng Việt, “phách” có nghĩa là “vía”. Đến đây, chúng ta không chỉ hiểu trộm vía là gì, mà còn biết được tại sao lại là trộm vía chứ không phải trộm hồn. Bên cạnh đó, cách nói trộm hồn là được dùng cho người đã mất.
Cách dùng từ trộm vía ở các vùng miền
Không chỉ người miền bắc, người miền trung hay miền nam cũng có cách khen ngợi trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ở mỗi vùng sẽ có cách kêu khác nhau.
Người miền bắc thường dùng kèm từ “trộm vía” với các câu sau”
- Trộm vía bé bụ bẫm quá
- Trộm vía bé háu ăn quá
- Trộm vía bé ngoan quá
- Trộm vía bé kháu khỉnh quá
- …
Khác với người miền bắc, người miền trung và miền nam không sử dụng từ “trộm vía”, họ thường khen một đứa trẻ bằng những câu nói ngược. Chẳng hạn như:
- Bé nhìn “ghét” dễ sợ
- Bé có tướng ngủ “xấu” quá
- Bé da “đen” quá
- …
Hàm ý những câu nói đều mang ý nghĩa là khen đứa trẻ đó, đáng yêu, bụ bẫm, ngoan hiền,…
Thực tế cho thấy, cụm từ “trộm vía” hiện nay được nhiều người dùng như một thói quen. Tuy chưa có khoa học nào chứng minh điều đó có xảy ra hay không nếu như khen trẻ thiếu từ “trộm vía”, nhưng “có kiêng có lành”. Vì thế đây vẫn là quan niệm tín ngưỡng được người dân Việt Nam tôn thờ.
Trên đây là bài viết giải đáp “trộm vía là gì”. Hy vọng qua đây bạn đã hiểu được ý nghĩa của cụm từ này là áp dụng vào trong thực tế để không phải mất lòng ai.