Trình quản lý quảng cáo là gì? Hướng dẫn cách sử dụng từ A – Z
Trình quản lý quảng cáo (Ad Manager) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp trong bối cảnh bùng nổi tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) ngày nay. Đặc biệt là trong kinh doanh, trình quản lý quảng cáo là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong quản lý, đưa ra các quyết định chiến lược có tầm nhìn đúng đắn. Vậy trình quảng cáo là gì? Các marketer cần lưu ý những gì khi sử dụng trình quản lý quảng cáo? Để biết câu trả lời, bạn hãy cùng LPTech.asia tìm hiểu những thông tin chi tiết dưới đây.
Nội Dung Chính
Trình quản lý quảng cáo hay Ad Manager là gì?
Trình quản lý quảng cáo (Ad Manager) là nơi để chọn mục tiêu, xây dựng chiến dịch và quản lý tài sản quảng cáo trực tiếp trên các nền tảng kỹ thuật số như Facebook, Google, Tik Tok, Zalo,…Đây được xem là kênh hỗ trợ bán hàng tốt nhất cũng như tiếp thị sản phẩm, truyền thông thương hiệu đến tập khách hàng rộng lớn.
Trong trình quản lý quảng cáo, bạn có thể tạo và chạy quảng cáo, nhắm mục tiêu quảng cáo đến những đối tượng quan tâm, đặt ngân sách, xem quảng cáo của bạn đang hoạt động như thế nào và nắm được thông tin tóm tắt thanh toán, lịch sử thanh toán và phương thức thanh toán.
Các tính năng và cài đặt chính có sẵn trong trình quản lý quảng cáo bao gồm:
-
Mục tiêu tiếp thị:
Đây là các phương pháp tiếp cận thương hiệu và phản hồi trực tiếp khác nhau mà nhà quảng cáo có thể thực hiện. -
Cấu trúc và lập kế hoạch chiến dịch:
Gồm các cấp Chiến dịch, Nhóm quảng cáo và quảng cáo cho phép bạn đặt mục tiêu, mục tiêu và quảng cáo phù hợp.
-
Tạo và Quản lý quảng cáo:
Đây là phần cho phép bạn tạo quảng cáo.. -
Quản lý tài sản:
Là không gian chứa pixel, đối tượng, danh mục sản phẩm, v.v. của bạn.
-
Báo cáo quảng cáo:
Cho phép bạn phân tích hiệu suất của tất cả các chiến dịch.
-
Lập hóa đơn và phương thức thanh toán:
Tại đây, bạn có thể thêm các phương thức thanh toán mới, tải xuống hóa đơn và đặt giới hạn chi tiêu.
Trong Trình quản lý quảng cáo, bạn có thể xem báo cáo về các chiến dịch mới nhất của mình. Nó còn cho phép người dùng được chọn chia nhỏ báo cáo thành các cấp độ khác nhau. Tiếp đó, bạn chọn để tạo một chiến dịch mới, nơi bạn thực hiện quy trình tạo để bắt đầu với việc chọn mục tiêu tiếp thị. Sau khi chọn mục tiêu cho chiến dịch, bạn sẽ được đưa đến cấp nhóm quảng cáo để chọn nhắm mục tiêu của mình.
Tiếp theo, bạn chọn những vị trí bạn muốn quảng cáo hiển thị, đặt giá thầu và khoản phí cần thiết để bỏ ra cho chiến dịch. Sau đó, bạn có thể chọn loại định dạng, quảng cáo và lời kêu gọi hành động.
Để sử dụng tốt nhất các chiến dịch của bạn trong Trình quản lý quảng cáo, hãy ghi nhớ những điểm sau:
-
Đảm bảo các
mục tiêu
bạn chọn trong “Trình quản lý quảng cáo” phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp bạn.
-
Luôn
cấu trúc chiến dịch và nhóm quảng cáo
của bạn cho đối tượng bạn chọn và kết quả mong muốn. Nếu bạn đang tiếp cận khách hàng mới, hãy đảm bảo loại trừ khách hàng hiện tại trong việc nhắm mục tiêu.
-
Sự thành công của chiến dịch bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chất lượng của quảng cáo và mức độ phù hợp của nó với đối tượng mục tiêu. Chính vì vậy việc đảm bảo một
nội dung chất lượng, hình ảnh và video nổi bật, cuốn hút
sẽ vô cùng quan trọng.
Một số Ad Manager phổ biến hiện nay
Cùng tham khảo một số trình quảng cáo phổ biến được nhiều người sử dụng nhất hiện nay dưới đây:
Trình quản lý quảng cáo của Facebook – Facebook Ads Manager
Theo Meta, trình quản lý quảng cáo Facebook (Facebook Ads Manager) là điểm khởi đầu để chạy quảng cáo trên hệ sinh thái Platform của Meta như Facebook, Instagram, Messenger hoặc Audience Network.
Facebook Ads Manager là công cụ đa năng để tạo quảng cáo, quản lý thời gian và vị trí chạy quảng cáo, đồng thời theo dõi hiệu quả quảng cáo so với mục tiêu marketing đã đề ra.
Bên cạnh đó, khi dùng ứng dụng Trình quản lý quảng cáo (Ads Manager app) dành cho nền tảng iOS và Android, bạn có thể theo dõi các chiến dịch mọi lúc mọi nơi. Cho dù bạn ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể tạo, chỉnh sửa, theo dõi hiệu quả các chiến dịch quảng cáo cũng như quản lý ngân sách và lên lịch quảng cáo vô cùng đơn giản và thuận tiện.
Tại giao diện chính của trình quản lý quảng cáo Facebook, bạn sẽ lựa chọn mục tiêu tương ứng cho chiến dịch Marketing muốn hướng tới. Nếu bạn muốn chạy quảng cáo nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu (Brand identity)có thể chọn nhóm mục tiêu về Nhận thức, còn nếu mục tiêu quảng cáo của bạn với mong muốn đẩy mạnh tương tác bài viết hay tăng tỷ lệ chuyển đổi… bạn sẽ lựa chọn một trong những mục tiêu tương ứng trong phần cân nhắc hoặc chuyển đổi.
Sau khi lựa chọn xong mục tiêu quảng cáo, phần quan trọng nhất trong việc tối ưu hiệu suất quảng cáo nằm ở phần nhóm quảng cáo và quảng cáo.
Tại nhóm quảng cáo, điều đầu tiên bạn cần làm là đặt tên nhóm quảng cáo và tùy chỉnh các thông tin sao cho phù hợp với đối tượng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến trong chiến dịch Marketing của mình (giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý, sở thích…).
Việc xác định đối tượng càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu sẽ tối ưu chi phí quảng cáo cũng như nâng cao tỷ lệ chuyển đổi mục tiêu. Tiếp theo là lên ngân sách quảng cáo và lịch quảng cáo.
Sau khi đã thiết lập nhóm quảng cáo, bước vô cùng quan trọng đó là tạo quảng cáo truyền tải thông điệp, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến với người tiêu dùng. Tại đây bạn có thể tải lên ảnh, video hoặc bản trình chiếu và kèm nội dung quảng cáo cũng như thêm nút kêu gọi hành động CTA cho bài viết…
Trình quản lý quảng cáo của Google – Google Ad Manager
Với trình quản lý quảng cáo của Google, các nhà quảng cáo có thể chọn các mục tiêu cụ thể như thúc đẩy số lượng cuộc gọi điện thoại hoặc tăng lượt bán hàng, lượt truy cập vào trang web. Bên cạnh đó, các nhà quảng cáo có thể tùy chỉnh ngân sách và phương thức nhắm mục tiêu, bắt đầu hoặc tạm dừng quảng cáo bất cứ lúc nào.
Các hình thức quảng cáo của Google hiện nay, bao gồm:
- Quảng cáo tìm kiếm
- Quảng cáo hiển thị (Google Display)
- Quảng cáo mua sắm (Google Shopping)
- Quảng cáo Video
- Quảng cáo thông minh
Cũng giống với trình quản lý quảng cáo của Facebook, bạn để có thể tiến hành khởi chạy các chiến dịch quảng cáo của Google với các thao tác trên 3 phần chính là chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo.
Sau khi đã lựa chọn xong mục tiêu ở phần chiến dịch, phần tốn nhiều thời gian và công sức nhất vẫn là nhóm quảng cáo và quảng cáo. Giả sử bạn lựa chọn loại chiến dịch tìm kiếm, tại phần thiết lập nhóm quảng cáo, bạn cần tối ưu thêm phần từ khóa (keywords) làm sao mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch. Bạn có thể chọn các chiến lược từ khóa khác nhau gồm có đối sánh từ khóa chính xác, đối sánh rộng và đối sáng cụm từ…
Đối với phần mẫu quảng cáo từ khóa trên Google sẽ gồm: 3 tiêu đề, mỗi tiêu đề giới hạn 30 ký tự và 2 phần mô tả giới hạn 90 ký tự. Do đó, bạn cần trình bày ngắn gọn, đủ ý và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng. Phần tiêu đề quảng cáo cần xuất hiện các từ khóa chính và hạn chế lạm dụng những ký tự đặc biệt.
Trình quản lý quảng cáo của TikTok – TikTok Ads Manager
So với Facebook ads Manager và Google Ads Manager, trình quản lý TikTok Ads – TikTok Ads Manager đơn giản và dễ sử dụng hơn.
Sau khi đăng ký và tạo trình quản lý quảng cáo Tiktok xong, để thiết lập hay khởi chạy một chiến dịch quảng cáo TikTok, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn mục tiêu
Tuỳ vào từng mục tiêu hay chiến lược khác nhau, các nhà quảng cáo (Advertiser) có thể lựa chọn các mục tiêu chiến dịch cụ thể khác nhau như: Xây dựng nhận thức về thương hiệu, tăng lưu lượng truy cập vào website, thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến,….
Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu (Target Audience)
Hiện TikTok cung cấp một số tùy chọn nhắm đối tượng mục tiêu như:
- Nhắm mục tiêu theo địa điểm
- Nhắm mục tiêu theo hành vi hoặc sở thích
- Nhắm mục tiêu vào các nhóm đối tượng tùy chỉnh
- Nhắm mục tiêu vào nhóm đối tượng tương tự (Lookalike)
- Nhắm mục tiêu các nhóm đối tượng tích hợp (Audience Integrations)
Bước 3: Thiết lập ngân sách
Với phần thiết lập ngân sách quảng cáo Tik Tok, bạn có thể sử dụng tùy chọn ngân sách theo ngày hoặc trọn đời tuỳ theo nhu cầu của mình.
Bước 4: Xây dựng và thiết kế mẫu quảng cáo
Tik Tok Ads Manager hiện đang cung cấp 2 định dạng nội dung quảng cáo chính đó là video hoặc hình ảnh và với mỗi nhóm quảng cáo. Để quảng cáo Tik Tok thực sự thu hút thì việc sáng tạo nội dung bắt trend, độc đáo và mới lạ sẽ thu hút người dùng hơn.
Bước 5: Xuất quảng cáo và chờ duyệt
Sau khi đã hoàn thành các bước khởi tạo trên, bạn bấm chọn xuất bản quảng cáo và chờ hệ thống kiểm duyệt nội dung quảng cáo của Tik Tok.
Cũng giống như tài khoản doanh nghiệp (Business Manager) trong Facebook và tài khoản người quản lý (Manager Accounts) trong Google, nền tảng Tik Tok cũng cung cấp trình quản lý doanh nghiệp riêng. Tại đây, các nhà quảng cáo có thể cài đặt và quản lý tài sản quảng cáo của doanh nghiệp bao gồm đối tác, người dùng và cả các tài khoản khác của các nhà quảng cáo.
>> Xem thêm: TikTok shop là gì? Cách mở gian hàng Tiktok Shop nhanh chóng
Trình quản lý quảng cáo của LinkedIn – LinkedIn Campaign Manager
Giống như các nền tảng mạng xã hội khác, số lượng người dùng LinkedIn tăng lên một cách nhanh chóng. Tính đến năm 2022 thì số người sử dụng Linkedin lên đến gần 900 triệu.
Thông thường, người sử dụng LinkedIn có xu hướng liên quan tới các công việc việc văn phòng, professional worker, các công ty và doanh nghiệp, các đơn vị tuyển dụng. Vì vậy mà đối tượng mà họ muốn hướng đến trên Linkedin hoàn toàn khác biệt so với Facebook hay Tik Tok. Chính vì vậy, LinkedIn được đánh giá là một trong những nền tảng quảng cáo lớn nhất toàn cầu đặc biệt đối với lĩnh vực B2B.
Ngoài các mục tiêu chiến dịch như tăng nhận diện thương hiệu, tăng lượng khách hàng truy cập website, tăng view video,… LinkedIn Campaign Manager hỗ trợ các nhà quảng cáo trong việc tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên nộp CV.
Tiếp đó, bạn có thể thiết lập hàng loạt các tính năng khác như định dạng quảng cáo, nơi hiển thị quảng cáo, ngân sách hoặc đo lường chuyển đổi.
Một số lưu ý cần nắm được khi sử dụng trình quản lý quảng cáo
Sau đây là một số lưu ý các Advertiser hoặc Marketer cần nắm khi sử dụng trình quản lý quảng cáo để đạt mục tiêu Marketing tốt nhất, cụ thể:
Xây dựng cấu trúc tài khoản quảng cáo
Các nhà quảng cáo hãy bắt đầu từ việc xây dựng các tài khoản doanh nghiệp, sau đó mới đến thiết lập các tài khoản quảng cáo con. Và nếu doanh nghiệp của bạn lớn và có nhiều sản phẩm/thương hiệu, việc chuẩn bị nhiều tài khoản quảng cáo sẽ mang lại nhiều lợi ích về sau.
Thiết kế nội dung sáng tạo
Thị trường quảng cáo trực tuyến ngày càng cạnh tranh gay gắt. Do vậy muốn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nổi bật và thu hút người dùng thì việc sáng tạo nội dung cả về câu chữ và hình ảnh là vô cùng quan trọng.
Thay đổi mẫu quảng cáo phù hợp, linh hoạt
Việc thay đổi mẫu quảng cáo giúp bạn tìm ra được những mẫu nào hoạt động tốt, ít chi phí, mẫu quảng cáo hoạt động kém không thu hút người dùng. Đồng thời nó cũng giúp bạn tạo mới sản phẩm, dịch vụ của mình, không gây ra sự nhàm chán đối với khách hàng.
Xây dựng tầm nhìn dài hạn
Bạn phải hiểu rõ mục tiêu quảng cáo để làm gì và phục vụ cho mục đích nào. Bạn muốn tăng like hay muốn nâng cao nhận diện thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ? Do vậy, xác định một tầm nhìn dài hạn sẽ giúp bạn sẽ hiểu rằng những chiến dịch mình đang thực hiện là để đầu tư cho thành công trong tương lai thay vì những chán nản muốn đạt được kết quả ngay tức thì.
Những trình quản lý quảng cáo khác ở Việt Nam
Bên cạnh các trình quản lý quảng cáo được sử dụng toàn cầu như Facebook, Google, Tik Tok, LinkedIn,… tại Việt Nam, hai trình quản lý quảng cáo được nhiều người sử dụng đó là Zalo Ads và Cốc Cốc Ads.
Để tìm hiểu rõ hơn các nền tảng này hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết dưới đây:
Trình quản lý quảng cáo của Zalo – Zalo Ads
So sánh giữa Zalo Ads và những hình thức quảng cáo khác, hình thức Zalo Ads ít phổ biến hơn mặc dù lượng người sử dụng Zalo tại Việt Nam chiếm phần lớn. Để thiết lập trình quản lý quảng cáo zalo, bạn cần tạo cho mình một tài khoản Zalo Official Account (gọi tắt là Zalo OA) để quản lý và theo dõi chiến dịch.
Zalo Ads cũng cho phép các nhà quảng cáo chọn các mục tiêu cho chiến dịch phổ biến như tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng lượt truy cập website, tăng mức độ tương tác …
Trình quản lý quảng cáo của Cốc Cốc – Cốc Cốc Ads
Cốc Cốc Ads là nền tảng quảng cáo chạy trên hệ sinh thái của trình duyệt Cốc Cốc và được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Trình quản lý quảng cáo của Cốc Cốc hiện cung cấp cho các nhà quảng cáo nhiều định dạng khác nhau như:
- Quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo tab banner (hiển thị ngay trên trang chủ của trình duyệt Cốc Cốc)
- Quảng cáo icon (hiển thị các icon của thương hiệu trên trang chủ của trình duyệt)
- Quảng cáo mua sắm.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về các trình quản lý quảng cáo phổ biến hiện nay cũng như hướng dẫn sử dụng cơ bản. Hy vọng qua những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu và lựa chọn được nền tảng quảng cáo phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Đừng quên theo dõi LPTech.asia để cập nhật thường xuyên các thông tin bổ ích về Marketing và các lĩnh vực liên quan khác nhé!