Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên trái đất Việt Nam

Bạn đang làm bài tập với câu hỏi Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên trái đất Việt Nam .Mình sẽ cho bạn đáp án trả lời câu hỏi, đồng thời bạn cũng nhận thêm bài viết về tìm hiểu thêm về thời nguyên thủy ở Việt Nam

 

Đời sống vật chất:

– Luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất

– Sống trong hang động, mái đá, biết làm lều để ở.

– Biết trồng trọt, chăn nuôi.

Tổ chức xã hội:

– Sống thành từng nhóm, cùng huyết thống. Định cư lâu dài ở một nơi. tôn người mẹ lớn tuổi lên đứng đầu. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.

Đời sống tinh thần:

– Biết làm đồ trang sức, vẽ trang trí, có tục chôn cất người chết.

Đời sống vật chất:

– Luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất

– Sống trong hang động, mái đá, biết làm lều để ở.

– Biết trồng trọt, chăn nuôi.

Tổ chức xã hội:

– Sống thành từng nhóm, cùng huyết thống. Định cư lâu dài ở một nơi. tôn người mẹ lớn tuổi lên đứng đầu. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.

Đời sống tinh thần:

– Biết làm đồ trang sức, vẽ trang trí, có tục chôn cất người chết.

Chúc bạn học tốt

 

Câu hỏi: Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam.

– Đời sống vật chất của người nguyên thủy ở Việt Nam:

+ Công cụ lao động: chủ yếu sử dụng nguyên liệu đá để chế tác công cụ lao động; ngoài đá, con người còn sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác, như: xương thú,… Tới thời kì đá mới, kĩ thuật chế tác công cụ lao động của con người ngày càng phát triển; con người bước đầu biết chế tác đồ gốm.

+ Cách thức lao động: từ chỗ lấy săn bắt – hái lượm làm nguồn sống chính (cư dân văn hóa Ngườm – Sơn Vi…), con người đã từng bước chuyển sang sang trồng trọt và chăn nuôi gia súc (nền nông nghiệp sơ khai đã bắt đầu từ thời văn hóa Hòa Bình).

+ Địa bàn cư trú: từ chỗ cư trú trong các hang động, mái đá ngoài trời, ven bờ sông, suối (cư dân văn hóa Ngườm – Sơn Vi…), tới thời kì đá mới, con người đã quần tụ nhau lại thành các thị tộc, bộ lạc, định cư ở những địa bàn cư trú ổn định và ngày càng mở rộng.

– Đời sống tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng:

+ Hình thành những mầm mống của tôn giáo, tín ngưỡng.

+ Con người đã biết dùng đồ trang sức, như: vòng cổ và chuỗi hạt xương (bằng cách đem khoan lỗi rồi lấy dây xâu lại); vòng tay, hoa tai…

+ Con người biết chế tác các nhạc cụ từ xương thú hoặc đá

Tìm hiểu thêm về thời nguyên thủy ở Việt Nam để hiểu hơn về câu hỏi trên cùng Top Tài Liệu nhé!

1. Những dấu tích Người Tối cổ ở Việt Nam

– Dấu tích Người Tối Cổ ở VN có niên đại 30-43 vạn năm, công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa (núi Đọ- hình 29), Đồng Nai, Bình Phước.

– Người Tối cổ sống thành từng bày, săn bắt, hái lượm (rìu tay đá cũ Núi Đọ).

2. Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc

Văn hóa Sơn Vi

– Di tích văn hóa Ngườm (Võ Nhai – Thái Nguyên), Sơn vi (Lâm Thao – Phú Thọ): sống trong hang động, mái đá, ven sông suối từ Sơn La, Lai Châu đến Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, sống thành thị tộc.

–  Sử dụng công cụ đá ghè đẽo, săn bắt, hái lượm.

Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên trái đất Việt Nam

– Mỗi thị tộc gồm vài ba chục gia đình với vài ba thế hệ cùng chung huyết thống, sống quây quần với nhau trên cùng một địa vực. Một số thị tộc sống gần nhau, có họ hàng với nhau vì cùng chung một nguồn gốc tổ tiên xa xôi hợp lại thành bộ lạc. Các thị tộc trong một bộ lạc có quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và có quan hệ hôn nhân giữa con trai của thị tộc này với con gái của thị tộc kia trong cùng một bộ lạc. Mọi thành viên trong cùng thị tộc đều có phong tục, tập quán như nhau và đều được tự do, bình đẳng.

Văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn: văn hóa sơ kỳ đá mới ( 6.000-12.000 năm).

– Tiếp theo văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa Bình. Hòa Bình là địa điểm đầu tiên phát hiện được di chỉ văn hóa thuộc thời kỳ văn hóa đá mới trước gốm, có niên đại cách ngày nay khoảng 12.000 đến 10.000 năm. Cư dân Hòa Bình đã mở rộng địa bàn cư trú khắp vùng núi Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu…) vào đến các tỉnh miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên…).

–  Sống định cư  trong hang động, mái đá gần nguồn nước họp thành thị tộc, săn bắt, hái lượm, trồng rau củ, quả.

–  Người Hòa Bình ghè đẽo, mài lưỡi rìu, làm công cụ bằng xương, tre, gỗ, người Bắc Sơn biết mài rộng trên lưỡi rìu đá, làm đồ gốm.

– Cuộc sống vật chất được nâng cao.

–  Ở nhiều địa phương của nước ta đã tìm thấy những hóa thạch răng và nhiều công cụ đá của Người hiện đại ở các di tích văn hóa Ngườm, Sơn Vi,… (Cách đây 2 vạn năm).

–  Chủ nhân văn hóa Sơn Vi sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối trên địa bàn rộng từ Sơn La đến Quảng Trị.

Cách nay khoảng 5.000- 6.000 năm

– Sử dụng cưa, khoan đá, bàn xoay, công cụ lao động được cải tiến,năng xuất lao động tăng.

– Nông nghiệp trồng lúa dùng cuốc đá.

– Dân số gia tăng, tao đổi sản phẩm, đời sống vật chất được ổn định, đời sống tinh thần được nâng cao -> Cuộc cách mạng đá mới.

Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc của trái đất, ngay rìa phía Đông Nam lục địa châu Á. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền có hình chữ “S” cùng với gần 3.000 hòn đảo và quần đảo, diện tích tổng cộng 331.720 km2, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Đất nước Việt Nam như ngày nay được hình thành từ rất lâu trước khi con người xuất hiện, tuổi địa chất từ thời tiền Cambri cho đến Mesozoi (Trung sinh) muộn khoảng 570 – 65 triệu năm về trước. Những biến đổi khí hậu và môi trường trong những thời kỳ dài, đặc biệt ở kỷ thứ 3 và đầu kỷ thứ 4 (Kỷ Nhân sinh) cách ngày nay 1,6 – 0,7 triệu năm, đã là điều kiện thuận lợi cho con người có thể sinh sống được.

Những phát hiện khảo cổ học về răng người cổ ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), hang Hùm (Yên Bái), những công cụ thô sơ bằng đá có vết chế tác của người nguyên thủy ở núi Đọ, núi Nuông (Thanh Hóa), núi Đất (Đồng Nai)… chứng tỏ cách nay khoảng 500.000 năm, vào thời đại đá cũ, con người đã sinh sống nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Và bước sang thời đại đá mới, cách nay khoảng 10.000 năm, các công cụ đá mài, những mảnh gốm thô tìm được từ các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn… đã cho thấy cư dân cổ Việt Nam đang từ cuộc sống thu lượm chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp.

–  Cách nay khoảng 3.000-4.000 năm, kỹ thuật chế tác đá, làm đồ gốm ; sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ,nghề  nông trồng lúa nước.

–  Cư dân Phùng Nguyên,cư dân  Hoa Lộc – Thanh Hóa, sông Cả – Nghệ An:

+ Trồng lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ.

+ Công cụ bằng đá,làm đồ gốm bằng bàn xoay, dùng tre, gỗ, xương để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải, chăn nuôi.

+ Di chỉ: cục đồng, dây đồng, xỉ đồng, dùi đồng.

– Cư dân văn hóa Sa Huỳnh – Nam Trung Bộ  biết thuật luyện kim, nông nghiệp trồng lúa, cây trồng khác, chế tác và sử dụng đồ sắt, làm gốm, dệt vải, đồ trang sức ; thiêu xác chết.

– Cư dân  văn hóa Đồng Nai làm nghể nông trồng lúa nước, khai thác lâm sản, săn bắt, làm nghề thủ công, công cụ đá, đồng, thủy tinh.

– Thời  đại Kim khí, bước sang giai đoạn mới.

Giải bài 2 trang 21 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Cánh Diều – Bài 4: Xã hội nguyên thuỷ

Câu hỏi: Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam

Trả lời: Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam

+ Đời sống vật chất:

– Người nguyên thủy đã có những bước tiến trong chế tạo công cụ đá và sáng tạo thêm nhiều công cụ, vật dụng mới.

– Họ biết trồng trọt và chăn nuôi gia sức, quần tụ thành thị tộc, bộ lạc.

+ Đời sống tinh thần:

– Biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, vỏ điệp.

– Biết viết lên vách những hình mô tả cuộc sống.

    Chuyên mục:

  • Lớp 6
  • Lịch Sử và Địa Lí 6 Sách Cánh Diều

Lịch sử lớp 6

 

 

 

 

Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy là gì? Em có suy nghĩ gì về việc chôn công cụ sản xuất theo người chết?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

Những điểm mới trong đời sống tinh thần:

– Họ biết làm đẹp bằng việc làm đồ trang sức từ những vỏ ốc, vòng tay đá, hạt chuỗi bằng đất nung.

– Biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống của mình.

– Tình cảm gắn bó giữa những người cùng huyết thống trong chế độ thị tộc.

– Tục chôn cất người chết có chôn theo công cụ lao động.

Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội đã bắt đầu phân hóa giàu nghèo.

Xem tiếp…

Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long là gì?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

– Họ biết chế tạo công cụ, làm các loại rìu ngắn, rìu có vai, bôn, chày bằng nhiều loại đá khác nhau.

– Biết làm công cụ và đồ dùng bằng tre, gỗ, xương, sừng và biết làm đồ gốm.

Xem tiếp…

Theo em, sự xuất hiện của những đồ trang sức trong các di sản hình 26 (SGK, trang 28) có ý nghĩa gì?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

Sự xuất hiện của những đồ trang sức nói lên rằng người nguyên thủy đã biết làm đẹp cho mình. Ngoài cuộc sống vật chất họ đã nghĩ đến cuộc sống tinh thần.

Xem tiếp…

Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi.

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

Đây là những phát minh quan trọng của người nguyên thủy. Từ công cụ sản xuất đến việc phát minh ra trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa to lớn:

– Con người chủ động tạo ra lương thực, thực phẩm cần thiết, vượt qua thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên (hái lượm, săn bắt) để bước sang thời kì mới – chủ động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống.

– Là điều kiện cơ bản để định cư lâu dài.

Xem tiếp…

Những điểm mới về công cụ sản xuất của thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long là gì?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

– Từ công cụ ghè đẽo và công cụ bằng đá mài ( rìu, bôn).

– Làm đồ gốm.

– Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ.

Xem tiếp…

Page 1 of 2

  • 2
  • Trang sau
  • End