Trình bày đôi nét về sự ra đời của xã hội học?
Xã hội học ra đời gắn liền với những điều kiện khách quan và chủ quan trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, những điều kiện và căn cứ đó được biểu hiện cụ thể qua những cơ sở khoa học và thực tiễn
Nội Dung Chính
1. Cuộc cách mạng công nghiệp
Thế kỷ XVIII, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu ngày càng trở lên phức tạp. Các cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ đưa đến những đảo lộn về trật tự xã hội. Chính những biến động về kinh tế, chính trị ở Châu Âu vào thế ký XVIII và XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức xã hội.
Các cuộc cách mạng thương mại và công nghệ cuối thế kỷ XVIII bắt đầu ở Anh, sau đó lan qua châu Âu và Bắc Mỹ đã làm lay chuyển tận gốc trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước đó. Quá trình công nghiệp hóa đã đưa đến những thay đổi trong các lĩnh vực kinh tế của các xã hội Châu Âu, các cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật dẫn tới phương tiện sản xuất máy móc, thiết bị, công cụ lao động không ngừng được cải tiến phát triển làm cho hình thái kinh tế xã hội kiểu phong kiến bị sụp đổ từng mảng trước sức mạnh bành trướng của thương mại và công nghiệp. Từ năm 1765 khi James Watt sáng tạo và phát triển máy hơi nước đưa vào sàn xuất đã xuất hiện những hình thức năng lượng mới và làm gia tăng sản lượng lên hàng trăm lần so với trước đó. Dân cư từ các vùng nông thôn di chuyển đến đô thị dẫn tớỉ các nhà máy mọc lên đưa đến hiện tượng tích tụ dân cư tại đô thị, lao động thủ công trong gia đình giảm, trở lên lỗi thời. Lao động từ lĩnh vực riêng của gia đình trở thành lĩnh vực chung của nhiều người. Khi chuyển sang nền kinh tế công nghiệp các loại sản phẩm được chế biến và sản xuất đại trà để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Neu như trong nền kinh tế thủ công, nông nghiệp một cá nhân làm tù khâu đầu đến khâu cuối cùng của sản phẩm thì ờ nền kinh tế công nghiệp, trong các công xưởng, nhà máy xí nghiệp người lao động chỉ làm đi làm lại một khâu nhỏ trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm. Chính sự chuyên môn hóa lao động làm cho sản lượng tăng lên nhưng cũng làm giảm mức độ kỹ năng của người lao động. Khi tham gia lao động trong các nhà máy xí nghiệp, người lao động được trả lương.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi đời sống, kinh tế, văn hóa, con người đã chuyển từ lối sống chủ yếu dựa vào tự nhiên, thủ công, nông thôn sang lối sống công nghiệp, chuyên môn hóa, thành thị. Tình trạng lao động dôi dư do quá trình cơ giới hóa, đất đai nông nghiệp chuyển sang trồng cây công nghiệp phục vụ cho nền công nghiệp.
Tuy nhiên, kèm theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xã hội là những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc căng thẳng, quan hệ xẫ hội ngày càng trở lên phức tạp hơn. Xã hội luôn trong tình trạng biến động không ngừng, tình trạng thất nghiệp của công nhân, các tệ nạn phát triển như: người lang thang, người vô gia cư, nạn đói nghèo, trộm cắp, các tệ nạn xã hội, bệnh tật… Sự biến đổi của xã hội kéo theo những thay đổi về hệ thống các giá trị chuẩn mực truyền thống. Các giá trị cnuẩn mực truyền thống bị thay đổi, cá nhân bị kéo vào hoạt động kinh tế với lối sống cạnh tranh thu lợi nhuận bất chấp các thủ đoạn. Với hàng loạt các xáo trộn biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội này đã nảy sinh nhu cầu thực tiễn lả phải tìm ra các giải pháp lập lại trật tự, ổn định xã hội và giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách mới phát sinh. (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2017, tr.25-26)
Tóm lại: Do sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến gây những xáo trộn và biến đổi trong đời sổng kinh tế – xã hội của các tầng lớp, giai cấp và các nhóm xã hội, kéo theo những tệ nạn xã hội xuất hiện, trở thành mối quan tâm, lo lang lớn của xã hội, trong đó nạn thất nghiệp, nghèo khổ và suy thoái về đạo đức,… Chính sự thay đổi về kinh tế, xã hội đã kéo theo sự thay đổi trong cách thức tổ chức gia đình. Loại gia đình truyền thống nhiều thế hệ, đa thê trong xã hội nông nghiệp không còn phù hợp đã biến đổi thành gia đình hạt nhân hai thế hệ là đặc trưng cho xã hội công nghiệp. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn phải lập lại trật tự, ổn định xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ cuộc sống đang biến động đó.
2. Các cuộc cách mạng chính trị
Chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm đã bắt đầu bị tan rã bởi các cuộc cách mạng xã hội do giai cấp tư sản lãnh đạo. Chính sự biến đổi về chính trị – xã hội góp phần làm thay đổi căn bản thể chể chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội ở Châu Âu thế kỷ XVIII, mở đầu là cuộc Cách mạng Tư sản Pháp năm 1789, cuộc cách mạng này không chỉ mở đầu cho thời kỳ tan rã chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ mà còn thay thế trật tự cũ đó bằng một trật tự chính trị xã hội mới là nhà nước tư sản. Sau cuộc cách mạng tư sản Pháp là các cuộc cách mạng ở Anh, Đức, Italia và các nước khác.
Đặc điểm chung của những thay đổi to lớn trong đời sống chính trị lúc bấy giờ ở Châu Âu, quyền lực chính trị và sở hữu tư liệu sản xuất đã chuyển vào tay giai cấp tư sản và một thiểu số người nắm giữ tư liệu sản xuất, giai cấp phong kiến không còn giữ được vị trí độc tôn của mình trong xã hội nữa. Chính sự biển đổi chính trị xã hội này đã góp phần củng cố và phát triển chủ nghĩa tư bản. Điều này thể hiện ở việc hình thành những điều kiện có lợi cho tự do buôn bán, tự do sản xuất, tự do ngôn luận tư sản và đặc biệt là tự do bóc lột sức lao động công nhân.
Với bản chất bóc lột không thay đổi, xã hội tư bản tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa giai cấp công nhân vô sản và giai cấp tư sản đã lên tới đỉnh điểm làm bùng nổ cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới là Công xã Pari năm 1871 và sau này là cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại năm 1917. Chính cuộc cách mạng này đã làm thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng mới, lý tường xã hội chủ nghĩa trong các tầng lóp tiến bộ trong xã hội.
Những biến động về chính trị xã hội qua các cuộc cách mạng đã sản sinh ra những quan điểm mới về xã hội mà những thế lực bảo thủ không ngăn cản được. Ở Pháp, Đức, Áo các chế độ chính trị khác nối đuôi nhau xuất hiện. Đồng thời cũng xuất hiện các luồng tư tưởng khác nhau, từ Saint-Simon, A. Comte, E. Durkheim, đến K. Marx, F.Toẹnnies, M. Werber,… Các nhà tư tưởng xã hội này đã ra sức miêu tả, tim hiểu các quá trình, hiện tượng xã hội để phản ánh và giải thích đầy đù những biến động chính trị, xã hội đang diễn ra trong xã hội lúc bấy giờ và đều muốn đưa ra một khoa học xã hội (xã hội học) có nhiệm vụ chữa lành những vết thương do các khủng hoảng chính trị.
Tóm lại: Sự chuyển đổi từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, từ chế độ quản lý xã hội truyền thống sang chế độ quản lý xã hội hiện đại đã tạo ra những biến đổi to lớn trong tất các lĩnh vực của đời sống. Cùng với đó là sự phân hóa xã hội, sự phân chia giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc đã làm xuất hiện một cơ cấu xã hội phân tầng, bất bình đẳng, trong đó một thiểu số người nắm giữ tư liệu sản xuất, nắm quyền thống trị đa số người, mặt khác trong từng giai tầng xã hội cũng diễn ra những biến đổi to lớn. Quan hệ xã hội giữa con người với con người trong sản xuất, phân phối, tiêu dùng và sinh hoạt bị biến đổi sâu sắc.
3. Cuộc cách mạng của khoa học tự nhiên
Các cuộc cách mạng khoa học thế kỷ XVI, XVII, XVIII đã làm thay đổi căn bển thế giới quan và phương pháp luận nghiên cứu. Các khoa học tự nhiên như vật lý, hóa hóa, sinh học và những ứng dụng của các khoa học này trong các công nghệ phục vụ công nghiệp và y học. Trong số đó cần phải kể tới định luật vạn vật hấp dẫn, định luật bảo toàn năng lượng, học thuyết tế bào, học thuyết tiến hóa. Các phát hiện khoa học cho thấy thế giới là một thể thống nhất của các bộ phận có mối liên hệ phức tạp, vận động biến đổi không ngừng mà con người có thể nhận biết được theo các quy luật. Các khoa học tự nhiên đã đem đến các mô hình và phương pháp nghiên cứu hữu hiệu cho các khoa học xã hội. Bởi theo cách nhìn của khoa học tự nhiên thì xã hội hoàn toàn có thể được xem như là một cơ thể sống có cấu trúc gồm các cơ quan, bộ phận liên hệ hữu cơ với nhau, bởi vậy, con người hoàn toàn có thể quan sát các sự kiện xã hội để hiểu rõ thành phần cấu trúc và các quá trình của nó. Nhờ có các khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học đã phát hiện ra những “quy luật tự nhiên” để giải thích thế giới. Sự phát triển của khoa học tự nhiên dẫn đến những khái niệm mới, cơ sở cho các ngành khoa học xã hội mới trong đó có xã hội học.
Bên cạnh đó các khoa học xã hội như kinh tế học, triết học,., cũng phát triển mạnh mẽ và đạt tới đỉnh cao trong nhận thức về tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Một loạt các tiền đề, học thuyết của các nhà khoa học ra đời thời bấy giờ và đỉnh cao nhất của sự phát triển tư tưởng khoa học thế kỷ XIX là học thuyết Mac. Mac và Ăng ghen đã kế thừa các thành tựu khoa học nhất là ttiết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp để xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Các nhà tư tưởng, các nhà xã hội học tìm thấy ở khoa học tự nhiên mô hình, quan niệm về cách xây dựng lý thuyết và cách nghiên cứu quá trình, hiện tượng xã hội một cách khoa học. Đây là tiền đề quan trọng đề xã hội học ra đời và tồn tại độc lập. Người đầu tiên có công lớn, đặt nền móng cho khoa học xã hội học là Auguste Comte.
Tóm lại. Xã hội học ra đời đã làm thay đổi nhận thức, thay đổi thế giới quan và phương pháp luận của con người về sự biến đổi trong đời sống kinh tế, vãn hóa, chính trị xã hội.
4. Ý nghĩa sự ra đời của xã hội học
Xã hội học ra đời đã làm thay đổi nhận thức, thay đổi thế giới quan và phương pháp luận của con người về sự biến đổi trong đời sống kinh tế- xã hội. Với những tri thức mới do xã hội học đem lại, con người hoàn toàn có thể hiểu được, giải thích được các hiện tượng xã hội bằng các khái niệm, phạm trù và phương pháp nghiên cứu khoa học. Xã hội học đã trang bị cho con người nhận thức khoa học về các quy luật của sự phát triển, và tiến bộ xã hội, nhận diện xã hội một cách đúng đắn, lấy đó làm công cụ để giải quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ đời sống xã hội, góp phần vào việc kiến tạo những chính sách xã hội và để lập lại trật tự xã hội, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
5. Bối cảnh Kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn
Các cuộc cách mạng thương mại và công nghệ cuối thế kỷ XVIII đã làm lay chuyển tận gốc trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước đó. Hình thái kinh tế xã hội kiểu phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sự bành trướng của thương mại và công nghiệp. Sự tác động của tự do hóa thương mại, tự do hóa sản xuất và đặc biệt là tự do hóa lao động; hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống đã bị thay thế bằng cách tổ chức xã hội hiện đại. Do vậy, thị trường đã được mở rộng, hàng loạt nhà máy, xưởng và tập đoàn kinh tế đã ra đời thu hút nhiều lao động từ nông thôn ra thành thị làm thuê. Của cải, đất đai, tư bản không còn tập trung trong tay tầng lớp phong kiến mà rơi vào tay giai cấp tư sản.
Sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến gây những xáo trộn và biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội của các tầng lớp, giai cấp và các nhóm xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn phải lập lại trật tự, ổn định xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ cuộc sống đang biến động đó. Trong bối cảnh đó, Xã hội học đã ra đời để đáp ứng nhu cầu nhận thức các biến đổi xã hội và lập lại trật tự xã hội.