Triệu chứng vàng da: tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bạn cảm thấy hoang mang và lo lắng khi phát hiện một số vùng da trên cơ thể chuyển màu vàng khác thường. Các chuyên gia gan mật cảnh báo, rất có thể đây là hiện tượng vàng da bệnh lý, cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến gan, mật… Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả ngay dưới đây.


Vàng da là triệu chứng của bệnh gì?

Vàng da bệnh lý là tình trạng da mặt, da tay, kết mạc mắt hay da toàn thân có màu vàng, gây ra bởi lượng bilirubin toàn phần trong máu cao và mức độ vàng da phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu. Bilirubin được tạo ra từ các hồng cầu già bị vỡ trong máu và được thay thế bởi các hồng cầu mới. Những tế bào hồng cầu này được gan xử lý và chất thải sẽ đưa ra ngoài cơ thể chủ yếu qua phân và một lượng nhỏ trong nước tiểu

.

Cụ thể, khi lưu chuyển trong máu, các tế bào hồng cầu qua gan bị chuyển hóa thành bilirubin, men gan sẽ làm biến đổi cấu trúc của bilirubin để tạo nên dạng hòa tan trong nước. Các tế bào gan phân phối bilirubin vào các ống mật nhỏ khiến bilirubin trở thành một phần của dịch mật, mạng lưới ống dẫn mật lại hợp với thành ống mật chủ để đổ vào tá tràng. Cuối cùng, bilirubin sẽ có trong phân và làm cho phân có màu vàng nâu. Tuy nhiên, nếu gan gặp vấn đề (viêm gan, xơ gan) sẽ không thể xử lý hết các tế bào hồng cầu này, bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể lâu ngày và gây ra hiện tượng vàng da, vàng mắt

 

vàng da bệnh gì

 

Vàng da triệu chứng cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến gan mật

 

Vàng da không phải là bệnh lý, mà là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Vàng da bệnh lý có thể nhiều nhóm nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu được chia làm 4 nhóm bệnh: bệnh liên quan đến tế bào gan , hồng cầu, ống mật chủ, do tác động của một số thuốc. Cụ thể:

  •  Vàng da liên quan đến tế bào gan

Đây là nhóm bệnh chính gây ra tình trạng vàng da bệnh lý ở người trưởng thành, nguyên nhân do tế bào gan bị tổn thương khiến lượng bilirubin không được đào thải và kết quả là ứ đọng trong máu. Một số nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan gồm:

 

– Viêm gan cấp do virus, rượu bia, thuốc điều trị bệnh, bệnh tự miễn khiến tế bào gan bị hủy hoại.

 

– Xơ gan là quá trình tổn thương gan lan tỏa không phục hồi, đặc trưng bởi các mô sẹo thay thế mô gan lành, khiến tế bào gan bị hoại tử.

 

– Ung thư gan gồm ung thư nguyên phát (khối u xuất hiện tại gan) và ung thư thứ phát (khối u xuất phát từ những cơ quan khác rồi di chuyển đến gan).

  •  Vàng da liên quan đến hồng cầu

Điều này xảy ra khi bilirubin được sản xuất quá mức bình thường do bệnh lý như hồng cầu hình liềm, sốt rét, tụ máu ở mô, hội chứng tăng urê máu tán huyết… Các tế bào gan không kịp chuyển hóa lượng lớn bilirubin và dẫn tới sự tồn đọng bilirubin trong máu gây vàng da.

  •  Vàng da liên quan đến ống mật chủ

Mỗi ngày, gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật, được cô đặc và dự trữ trong túi mật. Dịch mật từ các ống dẫn mật nhỏ trong gan đổ về ống mật và cuối cùng đổ ra ruột để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, trong trường hợp ống mật chủ bị hẹp hoặc nghẽn, mật có chứa bilirubin sẽ tràn vào máu và gây vàng da. Tình trạng này thường được gọi là vàng da tắc mật.

 

Một số bệnh lý liên quan đến ống mật chủ thường gặp như: sỏi mật, viêm tụy cấp, hẹp đường dẫn mật, ung thư đầu tụy, ung thư túi mật…

 

vàng da

 

Ngoài vàng da, những người mắc bệnh liên quan đến gan mật còn bị vàng niêm mạc mắt.

  •  Vàng da liên quan đến một số loại thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây trở ngại trong quá trình chuyển hóa trong tế bào gan và bài tiết đường mật dẫn tới tắc mật gây vàng da. Hầu hết các trường hợp này da sẽ trở lại bình thường trong vòng một tuần, một số ít trường hợp có thể mất đến vài tháng.

 

Ngoài ra, hiện tượng vàng da còn xảy ra ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên trường hợp này có thể tự thuyên giảm và biến mất sau vài ngày. Thực tế, nồng độ bilirubin trong máu ở hầu hết các trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên sau sinh đều tăng do bilirubin hình thành nhanh hơn tốc độ xử lý của gan, dẫn đến tình trạng dư thừa bilirubin và một nửa số trẻ sơ sinh bị vàng da. Nhưng đó là chứng vàng da sinh lý tự hết, không nguy hại đến sức khỏe.

 

Xem thêm

  • >> Vàng da có phải là bị viêm gan không?

Làm gì khi bị vàng da?

Khi phát hiện dấu hiệu vàng da bệnh lý, người bệnh không được chủ quan mà nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Thông thường, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây vàng da cần dựa vào cả tiền sử, khám thực thể, lâm sàng và đặc biệt là bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ bilirubin, ngoài ra tùy mỗi trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:

 

  •  Xét nghiệm viêm gan siêu vi
  •  Xét nghiệm công thức gan
  •  Siêu âm bụng
  •  Chụp CT bụng
  •  Nội soi chụp mật tụy ngược dòng
  •  Chụp mật qua da xuyên gan
  •  Sinh thiết gan

Cách chữa vàng da hiệu quả

Sau khi có kết quả xét nghiệm chính xác, tùy từng nguyên nhân và tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc), nhưng một số trường hợp phải can thiệp bằng ngoại khoa (phẫu thuật) mới có thể giải quyết được căn nguyên gây vàng da như sỏi mật, u mật, tụy… Tuy nhiên, dù điều trị bằng phương pháp nào, người bệnh cũng cần kiên trì thực hiện theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ thì mới mong nhanh chóng đẩy lùi tình trạng vàng da.

Phòng ngừa tình trạng vàng da hiệu quả

Vàng da do rất nhiều nguyên nhân gây nên nhưng chủ yếu do các bệnh lý về gan mật . Do đó, cách phòng ngừa vàng da và các bệnh lý nguy hiểm ở gan hiệu quả, chính là chủ động chăm sóc, bảo vệ lá gan và nâng cao sức khỏe từ hôm nay.

  • Đầu tiên cần xây dựng một lối sống lành mạnh, lựa chọn thực phẩm sạch, duy trì cân nặng hợp lý, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, duy trì tập luyện thể thao ít nhất 30 phút/ngày (5 lần/tuần). Chủ động tiêm phòng vacxin viêm gan. Kiểm tra sức khỏe định kỳ và sức khỏe gan 6 tháng 1 lần.  
  • Cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Hạn chế bia rượu, hạn chế thức ăn chế biến sẵn, chiên rán, thức ăn nhiều muối đường. Đặc biệt cần bổ sung nhiều chất xơ hòa tan, chất béo có lợi, thực phẩm giàu Omega-3 như dầu oliu, cá hồi, yến mạch, hạnh nhân, đậu lăng và các loại rau xanh đậm.

phòng bệnh

 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là biện pháp giúp phòng ngừa các bệnh lý về gan được các chuyên gia khuyến khích

 

Các chuyên gia gan mật đưa ra lời khuyên, để phòng ngừa tình trạng vàng da cũng như các bệnh lý ở gan cần có giải pháp khoa học chăm sóc và bảo vệ gan từ bên trong bằng cách chủ động bổ sung tinh chất thiên nhiên giúp phòng ngừa và giải độc cho gan. Bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện và chiết xuất thành công hai tinh chất thiên nhiên là S. Marianum và Wasabia có khả năng hỗ trợ cải thiện các bệnh về gan, giúp tăng khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (thực phẩm nhiễm độc, rượu bia, thuốc, virus, vi khuẩn…).

 

Các nghiên cứu thực nghiệm tại Nhật Bản và Đức cho thấy, S. Marianum giúp giảm nồng độ men gan và bilirubin trong máu giảm đến 50% sau 2 tuần sử dụng, đồng thời bộ đôi tinh chất Wasabia và S. Marianum giúp hỗ trợ kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer (đại thực bào thường trú ở gan – tác nhân chính tham gia vào hầu hết các cơ chế sinh bệnh ở gan) giúp hạn chế hình thành các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… Từ đó, giúp cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, đặc biệt 2 tinh chất này còn làm kích hoạt yếu tố Nrf2 – loại protein bảo vệ cơ thể gấp 3 lần, thúc đẩy quá trình khử độc trong gan, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại, hạn chế tình trạng vàng da cũng như các bệnh lý khác về gan từ gốc nhờ đó cải thiện tình trạng vàng da, giảm tình trạng mẩn ngứa, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe.

 

Tố Y