Triết Học Kitô Giáo Của Thánh Augustine

VẤN NẠN CHÍNH YẾU 

Từ thời trẻ, thánh Augustine đã trãi nghiệm sự xáo trộn nội tâm sâu xa khiến thánh nhân dấn cả cuộc đời đi tìm sự khôn ngoan đích thực và sự bình an nội tâm. Vì thế, câu hỏi nền tảng luôn lập đi lập lại đối với thánh nhân bấy giờ là
 – Làm sao có được sự khôn ngoan đích thực và sự bình an nội tâm.
– Tại sao cái ác luôn luôn tồn tại trên thế gian này?
 Trên hành trình tìm kiếm này, thánh nhân thấy rằng những tư tưởng Kitô giáo và những kiến thức giáo lý mà ông học từ nhỏ không làm ông thỏa mãn. Vì thế, ông đến với giáo phái Manichaeans vì ngỡ tưởng rằng nơi đây thánh nhân sẽ tìm thấy lời giải đáp cho những thắc mắc của mình. Nhưng giáo phái này chỉ làm cho thánh nhân thất vọng. Sau đó ông quay sang các nhà triết học hoài nghi, nhưng một lần nữa thánh nhân lại thất vọng bởi họ cho rằng con người không hoàn toàn sở hữu được chân lý.
Rồi tình cờ, thánh nhân đọc được tác phẩm “Enneads” của Plotinus. Chính thuyết Plato mới này có những điều gây ấn tượng mạnh đối với ông và đã cung cấp cho ông những điều ông tìm kiếm. Tuy nhiên, vấn đề đạo đức của ông vẫn chưa được giải quyết bởi ông quan niệm rằng sức mạnh đạo đức phải cân xứng với sự hiểu biết tri thức. Vì thế, ông tiếp tục hành trình tìm kiếm. Và sau cùng, ông đã tìm ra được lời giải đáp cho vấn đề đó nhờ những bài giảng của thánh Ambrose.
Trải qua hành trình dài tìm kiếm chân lý, ông kết luận rằng thế giới vật chất hay thay đổi không thể cung cấp cho con nguời tri thức đích thực hay an bình nội tâm, thánh nhân khẳng định rằng chỉ có Thiên Chúa là nguồn bình an đích thực và là chân lý vĩnh cửu. Như thế, có thể nói rằng vấn nạn chính yếu của thánh nhân là làm thế nào để trí khôn con người vươn tới Thiên Chúa?
Để trả lời cho vấn nạn này, thánh nhân đã gạn đục khơi trong những tư tưởng của các triết gia thời trước ngài như Plato, Aristotle, Plotinus ; đồng thời kết hợp những tư tưởng đó với Đức tin (chân lý mạc khải của kinh thánh).

Đầu tiên ngài cho rằng hành trình truy tìm chân lý vĩnh hằng là sự lần mò, trong đó có nhiều ký hiệu để hướng dẫn về với Thiên Chúa. Và để thấy những ký hiệu đó thì cần có ánh sáng để soi dẫn giống như việc chúng ta không thể thấy được sự vật nếu sự vật ấy không chìm ngập trong ánh sáng. Vì vậy, ngài kết luận rằng trí khôn con người cần có sự soi sáng để có thể “thấy” những ký hiệu đó. Điều kiện để phân biệt được đâu là ký hiệu đúng đâu là ký hiệu sai là chúng ta tin vào Mạc khải. Chính Mạc khải giúp chúng ta vươn lên trên lý trí, giúp ta tin vào ký hiệu (Kinh Thánh) và thẩm quyền của đối tượng vĩnh cửu là Thiên Chúa. Sau khi đã chấp nhận những ký hiệu, chúng ta hãy đi giải mã những ký hiệu đó với chìa khóa “yêu”.  Và theo thánh nhân tình yêu này phải có trật tự: Trước hết là Thiên Chúa, thứ đến là chính mình – tha nhân, sau cùng là sự vật.
Và khi đã giải mã đuợc những ký hiệu đó, con người sẽ vươn lên tới Chúa là nguồn của hiện hữu và chân lý và là thực tại vĩnh cửu duy nhất.

II. CÁC SUY DIỄN TỪ TIỀN ĐỀ ĐẾN KẾT LUẬN
1. Tiền đề của triết học Augustines
 Plato cho rằng thế giới là kết quả của việc Thượng Đế phối hợp các hình thức và các khoảng chứa vốn tồn tại độc lập. Còn Plotínus cho thế giới là sự mở rộng của chính Thiên Chúa, nhưng Augustine khẳng định: Thế giới được tạo dựng bởi Thiên Chúa từ hư vô, đây là nguồn chân lý vĩnh cửu, tất yếu và con người có thể nhận thức được nguồn chân lý tối cao này, Augustines không đồng ý với cách thức nhận thức là sự nhớ lại của hồn của như triết học của Plato, hay nhân thức mô thể và các nguyên nhân như Aristotle, ông cho là con người có thể nhận thức từ Thiên Chúa, mà chân lý này trước tiên phải được mạc khải từ chính Thiên Chúa vĩnh cửu.
 2. Cách suy diễn của Thánh Augustines
a. Thiên Chúa là thực tại tối cao, tạo ra thế giới khả giác.
 Thiên Chúa tạo ra thế giới, nên Thiên Chúa là nguôn chân lý cao nhất tất yếu và vĩnh cửu, nhưng Thiên Chúa không đồng nhất với thế giới mà siêu việt, vượt ra ngoài thế giới.

Augustine không mấy quan tâm tới những suy nghĩ tư biện về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Ông quan tâm tới bản chất và cách hiện hữu của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Chân Lý nên phần nào Thiên Chúa ở trong con người. Nhưng vì Thiên Chúa là vĩnh cửu nên nên người cũng siêu vượt con người. Vũ trụ chúng ta là phản ánh cái hiện hữu và hoạt động của Thiên Chúa. Tất cả sự hiện hữu của sự vật đều đến từ Chúa vì Ngài là nguồn mạch mọi sự hiện hữu. Thiên Chúa không ở trong không gian và thời gian, là cái hiện hữu thuần túy cao nhất, là chân lý tuyệt đối và thực tại vĩnh cửu. Bản chất của Thiên Chúa là tồn tại, mà tồn tại là hành động và hành động là tư duy, còn hiện hữu vĩnh cửu là toàn tri.
 b. Con người có khả năng nhận thức được Thiên Chúa, thực tại vĩnh cửu.
 Thiên Chúa là Chân Lý nên phần nào Thiên Chúa ở trong con người. Nhưng vì Thiên Chúa là vĩnh cửu nên nên người cũng siêu vượt con người. Vậy phải có cách để con người nhận thức Thiên Chúa. Augustine đã đi từ những tư tưởng của các triết gia trước ngài như Plato, Aristotle, Plotinus… rồi kết hợp những tư tưởng đó với Đức tin (chân lý mạc khải của Kinh Thánh). Đầu tiên ngài cho rằng hành trình truy tìm chân lý vĩnh hằng là sự lần mò, trong đócó nhiều ký hiệu để hướng dẫn về với Thiên Chúa. Và để thấy những ký hiệu đó thì cần có ánh sáng để soi dẫn giống như việc chúng ta không thể thấy được sự vật nếu sự vật ấy không chìm ngập trong ánh sáng. Vì vậy, Ngài kết luận rằng trí khôn con người cần có sự soi sáng để có thể “thấy” những ký hiệu đó nơi các tạo vật. Điều kiện để phân biệt được đâu là ký hiệu đúng chúng ta phải tin vào Mạc khải. Chính Mạc khải giúp chúng ta vươn lên trên lý trí, giúp ta tin vào những dấu hiệu (Kinh Thánh) và tin vào thẩm quyền của đối tượng vĩnh cửu là Thiên Chúa.                                      
 c. Sự dữ là sự vắng mặt của hữu thề.
 Giải thích tại sao có sự dữ.
1/ Bản chất của sự dữ:
– Tất cả mọi sự được tạo thành nguyên thủy là tốt đẹp, tất cả do Thiên Chúa tạo ra mới có, do sự dữ không phải là tốt lành nên sự dữ không đựơc tạo thành.
– Tốt lành là có hữu thể, vì sự dữ không được Thiên Chúa tạo ra nên không có hữu thể, tự nó không có hữu thể hay nói cách khác sự dữ là sự vắng mặt hay khuyến khuyết của  hữu thể, nó chỉ là ký sinh trùng ăn bám vào những thứ khác của hữu thể.
2/ Sự dữ xuất hiện như thế nào?
– Sự dữ xuất hiện từ sự lạm dụng tự do của con người (lạm dụng tự do mà Chúa ban cho).
3/ Sự dữ diễn ra hoặc bày tỏ như thế nào?
– Sự dữ diễn ra theo hai cách:
+ Tội lỗi (do con người sinh ra): đó là tội luân lý. Do con người lạm dụng tự do.

+ Sự dữ tự nhiên (do tự nhiên hay thiên nhiên). Xuất phát do mức độ hoàn hảo khác nhau trong vũ trụ.
 3. Kết luận của Thánh Augustines
 Thiên Chúa là đấng tạo dựng thế giới và là thực tại tối cao con người cần hướng đến. Chỉ một mình Thiên Chúa là hằng hữu. Mọi vật là sản phẩm của hành vi tự do của Thiên Chúa. Mỗi tạo vật thể hiện một nét đẹp riêng của Thiên Chúa, vì vậy trong mỗi sự vật đều ẩn tàng sự hiện diện của Chúa, đó là những dấu chỉ, là những ký hiệu để con người nhận biết Thiên Chúa. Con người có thể nhận thức được nguồn chân lý vĩnh cửu này thông qua sự mạc khải, nguồn ánh sáng của Thiên Chúa, đây là sự soi sáng phán đoán của chúng ta, nhờ đó chúng ta có thể nhận ra rắng những ý niệm nào chứa đựng chân lý tất yếu và vĩnh cửu.

III. KẾT LUẬN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Đạo đức học của Augustino đối với cá nhân
Đạo đức học của Augustino là tìm tiêu chuẩn để sống tốt.
Hạnh phúc của Augustino là gì? Nếu như Aristotle cho rằng người ta được hạnh phúc khi họ hoàn thành chức năng của mình bằng sự trung dung, thì Agustine cho rằng hạnh phúc đòi người ta vượt lên khỏi tự nhiên để đạt tới siêu nhiên. Agustine viết: “lạy Chúa, Chúa đã dựng chúng con nên cho Chúa, vì thế tâm hồn chúng con sẽ không được nghỉ ngơi cho tới khi nó tìm được sự nghỉ ngơi trong Ngài”. Như vậy Thiên Chúa là nguồi chân lý vĩnh cửu, nguồi thực tại tối cao tạo dựng nên con người với mục đích lôi cuốn con  người trở về với nguồn hạnh phúc vĩnh cửu, đó chính là Thiên Chúa.
 1. Tiêu chuẩn sống tốt là tình yêu có trật tự
– Thiên Chúa
– Con người – tha nhân
– Sự vật
Như vậy, tội bị gây ra bởi sự lẫn lộn giữa các trật tự này, chẳng hạn chúng ta đặt cái tôi lên trên Thiên Chúa thì đó là tội kiêu ngạo, còn đặt tha nhân cao nhất là tội thần thánh hóa, còn đặt sự vật lên trên Thiên Chúa là tội thờ ngẫu tượng.
 2. Tiêu chuẩn sống tốt đặt ra với điều kiện là con người được tạo dựng có tự do
Qua lăng kính của Thiên Chúa:
Như vậy thưởng hoặc phạt không thuộc về Thiên Chúa mà thuộc về sự tự do của ta và có giá trị cao hơn không tự do. Do nó ảnh hưởng đến vận mệnh của con người cả đời này và đời sau. Vậy Thiên Chúa tạo dựng con người có tự do tốt hơn không là không có tự do.
 B. Đạo đức học của Augustino đối với chính trị và xã hội
Ông đặt ra vấn đề con người sống trong xã hội lẫn lộn giữa những người tin và không tin, vì thế quan điểm đạo đức học chia xã hội loài người thành hai thành đô:
Thành đô Thiên Chúa và thành đô trần thế. 

Thành đô Thiên Chúa

Thành đô trần thế

– Sống theo ý chí Thiên Chúa
 
– Những người mộ đạo, nhân từ, để cao tình yêu lý chí và sức mạnh tinh thần.

– Yêu kính Chúa, quên thân mình.

– Sống hôm nay, kỳ vọng vào ngày mai.
– Sự đồng cảm giữa các thành viên

– Sống theo chuẩn mực con người.

– Những kẻ ích kỷ, đề cao tiện nghi và lạc thú vật chất.
 
– Yêu bản thân quên cả Chúa.
 
– Sống hôm nay biết hôm nay.
 
– Thù địch và đối kỵ giữa các thành viên.

       
 Chính vì có hai loại thành đô mà có hai loại công dân:
– Những người sống theo tình yêu có trật tự
– Những người không sống theo tình yêu có trật tự
—> Như vậy không thể phán đoán họ dựa vào hình thức bên ngoài
Ưu điểm của đạo đức chính trị của Augustino là không độc đoán như Platon, chúng ta phải học cả từ nơi người tốt và người xấu. Đạo đức học Augustino thì kiên nhẫn, bao dung hơn đạo đức học của Platon. Phán đoán con người bằng tâm chứ không phải bằng hoạt động bên ngoài.
 1. Ảnh hưởng đạo đức của Augustino đối với thời xưa
 Giải quyết vấn đề Donatis (bắt đạo) trong thời bắt đạo một số giám mục đã nộp Kinh thánh và vì thế bị coi là những giám mục chối đạo; các giám mục không chịu nộp Kinh thánh thì xuống hầm trú ẩn và sau một thời gian được giảng đạo một cách tự do thì xảy là các giám mục không nộp Kinh thánh coi các giám mục nộp Kinh thánh là những kẻ chối đạo. Vậy khi các giám mục bị coi là chối đạo ban các Bí tích có thành hay không, đó vấn đề mà Augustino đã giải quyết thành công dựa vào dụ ngôn cỏ lung trong Tin Mừng Mát-thêu. Qua đó chúng ta thấy Augustino là người rất nhân từ và có thái độ kiên nhẫn, thông cảm đối với người tội lỗi vì bản thân ông cũng đã một thời tội lỗi.
 Vấn đề tội tổ tông là điểm son của Augustino. Con người muốn trở về với bản thân mình chứ không muốn hướng đến Thiên Chúa. Điểm đặc biệt là ông đã giải quyết vấn đề rửa tội cho con người ngay từ khi mới sinh ra chứ không phải để lớn lên như thói quen thời bấy giờ.
 2. Ảnh hưởng đạo đức của Augustino đối với thời nay
 Giáo Hội vẫn lấy tinh thần của thánh Augustino để áp dụng trong việc rửa tội cho các trẻ em mới sinh ra.
 Công đồng Vaticano II giải thích tội tổ tông theo hai khía cạnh:
+ Con người tốt lành nhưng thích đi ngược lại sự tốt lành, kết nối mọi người có chung một nguồn gốc.
+ Tội tổ tông không phải đến từ máu huyết, nhưng mà từ môi trường, bối cảnh sinh sống đã có tội nên dễ bị tiêm nhiễm tội.
  Hai vương quốc: Augustino chia xã hội loài người thành hai thành đô, hai vương quốc: vương quốc điều ác là nhà nước trần thế, và vương quốc Thượng đế trên trái đất là Nhà thờ, là Giáo hội. ông khuyên con người ta hãy từ bỏ của cải mà yêu mến Chúa với tất cả tấm lòng. Cuộc sống trần thế chỉ là tạm bợ, con người chỉ là khách bộ hành chốc lát trên trái đất, hạnh phúc ở thế giới bên kia mới là vĩnh cửu.
 IV. NHẬN ĐỊNH
Tri thức luận của Augustines chủ yếu dựa vào bản tính của con người, giống như tư tưởng của Plato giải thích về bản tính con người là sự kết hợp giữa hồn và xác. Linh hồn là một bản thể tham dự với lý tình có khả năng chi phối hoạt động của thể xác, Nhưng khác với Plato, thánh Augustine tin rằng con người là một tạo vật từ Thiên Chúa, được tạo ra với mục đích là trở về với Thiên Chúa là nguồn chân lý và hạnh phúc vĩnh cửu, trong con người phần nào đó đã có Thiên Chúa, nên trong con người có khả năng nhận thức được chân lý tuyệt đối là Thiên Chúa.
 Linh hồn (trí khôn) con người nhận thức qua 4 mức độ sau:
– Đối tượng của cảm giác.
– Cơ quan thể xác cảm giác lệ thuộc.
– Hoạt động trí khôn tạo ra hình ảnh hình ảnh của đối tượng.
– Đối tượng phi vật chất để trí không phán đoán.
Như vậy chúng ta có 2 đối tượng khác nhau của quá trình nhận thức:
1. Đối tượng của giác quan (vật chất hiện hữu).
– Đối tượng của giác quan đó là những vật chất hiện hữu. Giác quan tạo ra những tri thức, nhưng ở bậc thấp nhất của nhận thức, vì chúng ít chắc chắn do chủ yếu 2 nguyên nhân sau:

+ Các đối tượng giác quan hay thay đổi.
+ Các giác quan của chúng ta hay thay đổi.
2. Đối tượng của trí khôn (Các chân lý vĩnh cửu).
Đối tượng trí khôn là những đối tượng phi vật chất tạo ra những nhận thức chắc chắn khi trí khôn chiêm ngưỡng những chân lý vĩnh cửu, không lệ thuộc các giác quan, đó chính là chân lý phổ quát, chân lý vĩnh cửu. Theo Augustines cấp độ tri thức cao nhất là nhận thức về Thiên Chúa.
Như vậy, con đường đi đến nhận thức về Thiên Chúa, chân lý vĩnh cửu có 2 bước:
– Từ bên ngoài bước vào trong
– Và từ dưới thấp hướng lên trên cao.
 * Điều kiện để trí khôn nhân biết được chân lý vĩnh cửu và tất yếu: thì trí khôn con người cần có một thứ ánh sáng để nhận biết những chân lý vĩnh cửu. Augustines đã phát triển học thuyết ánh sáng. Thiên Chúa chính là nguồn ánh sáng này, nó là sự phán đoán của chúng ta nhờ đó chúng ta có thể nhận ra những ý niệm nào là chân lý, là tất yếu và vĩnh cửu. Như vậy linh hồn được tạo bởi Thiên Chúa nên Thiên Chúa soi sáng để linh hồn từng bước trở về với Thiên Chúa ngay trong thân xác con người.
Theo augustines, trong thế giới khả giác chúng ta không thể nhận thấy các sự vật vật lý (vật chất) nếu không có ánh sáng mặt trời, thì trong thế giới khả tri chúng ta cũng không thể “nhận thấy” những đối tượng duy lý (phi vật chất) nếu không có sự soi sáng của Thiên Chúa.
 * Phương thức để con người nhận biết đâu là chân lý: để đạt đến chân lý cuối cùng là Thiên Chúa, con người phải “Tin” chấp nhận thẩm quyền của các đối tượng ký hiệu (dấu tích, ngôn ngữ) và chìa khóa để giài các ký hiệu này là “tinh yêu”, một tình yêu có trật tự theo những mức độ ưu tiên: Thiên Chúa, bản thân – tha nhân, sinh vật, vật chất.
 * Thiên Chúa là nguôn chân lý cao nhất tất yếu và vĩnh cửu.
– Con người là tạo vật hữu hạn, có trí khôn khác khao để đạt trí khôn vượt quá khả năng của thế giới hữu hạn.
– Hoạt động của trí khôn giúp ta nhận ra có một đấng vĩnh cửu soi sáng trí khôn chúng ta.
– Đối tượng tri thức là vĩnh cửu cao hơn trí khôn con người.
– Đối tượng đó không phải là sản phẩm của trí khôn con người, nó cao hơn trí khôn  và bất di bất dịch, nguồi chân lý vĩnh cửu này chính là Thiên Chúa.
Như vậy: Thiên Chúa là nguồn hiện hữu và chân lý, và là thực tại vĩnh cửu duy nhất, vì Thiên Chúa là chân lý nên phần nào Thiên Chúa có trong con người chúng ta. Do đó người nào biết nhiều về Thiên Chúa thì cũng hiểu biết sâu xa về bản chất thế giới, bản chất đích thực và số phận đích thực của con người.
 * Bình Luận Lý Luận của Augustines

– Augustines tiếp nhận triết học của Plato và các triết gia theo khuynh hướng Plato mới (Plotinus về học thuyết sự lan tỏa) để tạo thành một hệ thống triết học Plato-Kito.
– Biến những kinh nghiệm của bản thân cùng với hệ thống triết học Plato, tìm con đường đi đến Thiên Chúa, nguồn chân lý vĩnh cửu.
– Đóng góp của Thánh Augustines là tìm ra tội tổ tông của con người, và ẩn sủng của Thiên Chúa giúp con người đi đến chân lý vĩnh cửu.
– Tìm ra bản chất của sự dữ, và chứng minh Thiên Chúa có trước và không phải là nguyên nhân của sự dữ.

Nguồn:http://catechesis.net/index.php/triet-hoc/triet-tay/tu-tuong-triet-hoc/878-triet-hoc-kito-giao-cua-thanh-augustine