Tri thức là gì mà đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân và cả xã hội?
Từ xưa đến nay, tri thức luôn là vấn đề xã hội được nhiều người quan tâm. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tri thức và vai trò của nó trong từng lĩnh vực của cuộc sống. Vì vậy, muốn làm chủ tri thức thì trước hết bạn phải hiểu rõ về chúng.
Nội Dung Chính
1. Tri thức là gì?
1.1 Định nghĩa về tri thức
Tri thức là tất cả những kiến thức, kỹ năng, sự hiểu biết về một điều gì đó… mà một người có được thông qua quá trình học tập, trải nghiệm thực tế. Tri thức cũng có thể là sự hiểu biết có hệ thống về một đối tượng, sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội.
Một xã hội nếu muốn trở nên văn minh, tốt đẹp thì phải có nhiều người có tri thức đóng góp và cống hiến.
1.2 Tri thức tiếng Anh là gì?
Để diễn đạt tri thức trong tiếng Anh, bạn có thể dùng từ “Knowledge”.
2. Phân loại tri thức
Tri thức hiện có thể được phân chia thành 2 dạng chính là tri thức hiện và tri thức ẩn.
2.1 Tri thức hiện
Tri thức hiện là những kiến thức được giải thích và mã hóa dưới dạng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu… được lưu trữ trong sách vở, giáo trình, hình ảnh, video, các sản phẩm chương trình máy tính hay các phương tiện khác. Loại tri thức này được thể hiện ra bên ngoài nên rất dễ truyền đạt cho nhiều người bằng hình thức giáo dục.
2.2 Tri thức ẩn
Tri thức ẩn hay tri thức kinh nghiệm là những điều phải thu nhận thông qua trải nghiệm thực tế và được lưu trữ trong bộ não con người. Loại tri thức này rất khó để truyền tải từ người này sang người khác mà phải tự mình trải nghiệm và tập luyện.
Ví dụ: Trong việc chơi các nhạc cụ, điển hình như sáo trúc. Bạn có thể học được cách thổi ra đúng nốt đúng giai điệu nhưng âm thanh khó mượt mà và truyền cảm. Những người nghệ sĩ có thể cảm nhận được từng âm thanh phát ra và thổi một bài nhạc hoàn chỉnh, nghe rất êm tai và hay. Đây là một dạng tri thức ẩn nằm trong mỗi nghệ sĩ. Tri thức này không thể mã hóa thành dạng văn bản, không thể chuyển giao mà người học chỉ có thể tự mình luyện tập.
2.3 Tri thức hiện và tri thức ẩn không tách rời nhau
Tri thức hiện và tri thức ẩn khác nhau về cách tích lũy cũng như lưu trữ nhưng chúng thường bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Trong nhiều trường hợp, nhờ có tri thức ẩn mà người học sẽ dễ dàng tiếp cận hay tiếp thu tri thức hiện.
Ví dụ: Một số công việc, môn học,… bạn phải tiếp thu các kiến thức lý thuyết cơ bản thì mới thực hành được. Trong bơi lội, đối với những người không có năng khiếu, việc tự học bơi là điều khá khó khăn. Do đó, bạn phải học bài bản, học từng bước từ cách thở dưới nước, cách nổi trên mặt nước, cách đạp chân, vung tay,… thì mới có thể bơi được.
Nếu kết hợp kiến thức hiện này với kiến thức ẩn, tức là kinh nghiệm của người thầy dạy bơi truyền cho học sinh thì tốc độ học bơi sẽ được đẩy nhanh hơn, khả năng thành công cũng cao hơn. Đương nhiên, tùy vào kỹ năng tiếp thu cũng như năng khiếu của mỗi người mà họ có thể biết bơi nhanh hay chậm. Trên thực tế, có rất nhiều người học bơi trong thời gian dài nhưng vẫn không thể bơi được.
Chính vì vậy, con người cần cố gắng chuyển tri thức ẩn thành tri thức hiện để nghiên cứu và chia sẻ kiến thức với người khác.
3. Vai trò của tri thức
Tri thức đang ngày càng trở nên quan trọng với đời sống con người. Tri thức tác động trực tiếp đến các lĩnh vực của xã hội như kinh tế, chính trị, giáo dục,… Vai trò của tri thức trong đời sống, xã hội bao gồm:
3.1 Tri thức là nền tảng của sự thành công
Con người có tri thức sẽ dễ dàng hoàn thành tốt được những mục tiêu, ước mơ của bản thân. Việc liên tục trau dồi kiến thức, luôn rèn luyện, học hỏi các kỹ năng giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống. Một xã hội có nhiều người thành công sẽ không ngừng phát triển và cuộc sống mỗi người cũng trở nên tốt đẹp hơn.
3.2 Tri thức giúp bạn làm chủ cuộc sống
Con người có tri thức sẽ nhận thức tốt mọi vấn đề và làm chủ được bản thân. Họ biết bản thân mình cần làm gì, biết xã hội cần gì để không ngừng trau dồi, học hỏi để phục vụ những nhu cầu đó. Tri thức cũng góp phần trong việc thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong một xã hội đang không ngừng phát triển và lớn mạnh.
3.3 Tri thức tạo dựng lối sống văn minh
Tri thức giúp con người nhận thức và sống theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. Có tri thức thì mọi người sẽ ý thức hơn trong việc gìn giữ và phát huy những văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
3.4 Xu hướng toàn cầu hóa
Càng có tri thức, con người trên thế giới càng dễ hội nhập. Tri thức giúp con người trên toàn thế giới có được tiếng nói chung. Tri thức còn là công cụ để giải quyết những bất đồng, khó khăn của xã hội.
4. Làm thế nào để trở thành con người có tri thức?
Để có được tri thức, mỗi con người cần học hỏi và rèn luyện mỗi ngày. Bởi tri thức là vô hạn, nếu bạn không cố gắng, nỗ lực phát triển bản thân thì dễ thụt lùi và bị xã hội loại bỏ. Tri thức là nền tảng giúp bạn có công việc tốt. Ngoài ra, nhờ có tri thức mà chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện.
4.1 Không ngừng học hỏi
Không ai có khả năng bồi đắp kiến thức cho người khác. Vậy nên, để trở thành người có tri thức chúng ta phải chủ động học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi… Học trong sách vở, học trong thực tế, học đi đôi với hành. Bằng cách tích lũy không ngừng, rèn luyện bản thân liên tục, bạn không chỉ thu nạp được thêm tri thức mà còn được mở mang nhiều điều, có thêm động lực và hưởng những thành quả do chính mình tạo ra.
4.2 Hiểu thiếu sót của bản thân
Bằng cách xác định năng lực của bản thân, trau dồi, rèn luyện những kiến thức còn thiếu sót, bạn sẽ trở nên hoàn thiện hơn. Người có tri thức không chỉ phát huy được điểm mạnh mà còn có khả năng hiểu rõ và khắc phục khuyết điểm.
4.3 Biết đặt mục tiêu, biết phấn đấu
Việc đặt mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn biết mình đang làm gì, kết quả cần đạt là gì. Từ đó, bạn mới có thể hành động và hoàn thành công việc mà không cần ai hối thúc. Nếu không xác định mục tiêu, bạn sẽ hoang mang, lãng phí thời gian mà không làm được việc gì có ích. Vì thế, ngay bây giờ, bạn phải đạt mục tiêu cụ thể, tìm hiểu, khám phá bản thân để biết mình muốn làm gì, là ai trong xã hội này. Bạn phải đấu tranh, dám theo đuổi đam mê để đạt được kết quả như mong muốn. Đây chính là quá trình thu nhận và làm đầy “bể” tri thức của bản thân.
4.4 Coi trọng sức khỏe, tinh thần
Sức khỏe và tinh thần tốt là những yếu tố hết sức quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát triển tri thức của mỗi người. Khi sức khỏe luôn trong tư thế sẵn sàng, tinh thần luôn ổn định và hưng phấn, bạn mới có khả năng hoàn thành mục tiêu của mình. Cho nên, muốn trở thành người có tri thức thì bạn phải là người biết quý trọng bản thân.
5. Những câu nói hay về tri thức
Vai trò của tri thức đã được khẳng định rất nhiều trong cả sách vở lẫn hiện thực cuộc sống. Những vĩ nhân, người nổi tiếng cũng có rất nhiều câu nói hay bàn về chủ đề này.
1. If a man empties his purse into his head, no one can take it from him. (Benjamin Franklin)
Tạm dịch: Nếu một người đàn ông đổ hết ví vào đầu của mình thì không ai có thể cướp được nó khỏi anh ta.
2. The only source of knowledge is experience. (Albert Einstein)
Tạm dịch: Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm.
3. If we do not plant knowledge when young, it will give us no shade when we are old. (Chesterfield)
Tạm dịch: Nếu chúng ta không gieo trồng tri thức khi còn trẻ, nó sẽ không cho chúng ta bóng râm khi chúng ta về già.
4. Information is not knowledge. (Albert Einstein)
Tạm dịch: Thông tin không phải là kiến thức.
5. Sorrow is knowledge, those that know the most must mourn the deepest, the tree of knowledge is not the tree of life. (Lord Byron)
Tạm dịch: Đau khổ là tri thức, những người hiểu biết nhiều nhất bi thương nhiều nhất, cây tri thức không phải cây sự sống.
6. All this worldly wisdom was once the unamiable heresy of some wise man. (Henry David Thoreau)
Tạm dịch: Tất cả những hiểu biết vĩ đại trên thế giới này đều từng bị hắt hủi.
7. A loving heart is the beginning of all knowledge. (Thomas Carlyle)
Tạm dịch: Trái tim yêu thương là khởi nguồn của mọi tri thức.
8. Zeal without knowledge is fire without light. (Thomas Fuller)
Tạm dịch: Nhiệt huyết thiếu đi tri thức chỉ là ngọn lửa thiếu đi ánh sáng.
9. An investment in knowledge pays the best interest. (Benjamin Franklin)
Tạm dịch: Đầu tư vào tri thức mang lại lợi nhuận cao nhất.
10. Knowledge is the eye of desire and can become the pilot of the soul. (Will Durant)
Tạm dịch: Tri thức là con mắt của sự đam mê và có thể trở thành hoa tiêu của tâm hồn.
Trên đây là những chia sẻ về tri thức là gì và vai trò của tri thức đối với mỗi cá nhân hay cả cộng đồng, xã hội. Việc rèn luyện và trau dồi tri thức với con người vô cùng quan trọng, cần thiết. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn thu được những kiến thức hữu ích.
Nguồn ảnh: Internet