Tri thức hiện hữu (Explicit knowledge) và tri thức tiềm ẩn (Tacit knowledge) là gì? | TIGO Software Solutions
Nội Dung Chính
Tri thức hiện hữu (Explicit knowledge) và tri thức tiềm ẩn (Tacit knowledge)
Định nghĩa
Tri thức hiện hữu trong tiếng Anh là Explicit knowledge. Tri thức hiện hữu là các tri thức được hệ thống hóa trong các văn bản, tài liệu, hoặc các báo cáo, chúng có thể được chuyển tải trong những ngôn ngữ chính thức và có hệ thống.
Tri thức tiềm ẩn trong tiếng Anh là Tacit knowledge. Tri thức tiềm ẩn là là những tri thức không và rất khó được hệ thống hóa trong các văn bản, tài liệu, các tri thức này là cá nhân, gắn liền với bối cảnh và công việc cụ thể.
Các thuật ngữ liên quan
Tri thức (Knowledge) là thông tin được cấu trúc hóa, kiểm nghiệm và có thể sử dụng được vào mục đích cụ thể tạo ra giá trị.
Có ba biểu hiện của tri thức là: tri thức tiềm năng, tri thức hiện hữu và tri thức tiềm ẩn.
Mối quan hệ giữa tri thức hiện hữu và tri thức tiềm ẩn
– Phân tích quá trình chuyển đổi các tri thức tiềm ẩn (mang tính chủ quan) thành các tri thức hiện hữu được hệ thống hóa (mang tính khách quan), Nonaka và Tekeuchi đã nhận dạng bốn quá trình có quan hệ qua lại lẫn nhau theo đó tri thức được luân chuyển trong tổ chức và chuyển hóa thành những dạng khác nhau:
1. Xã hội hóa: Quá trình chia sẻ những kinh nghiệm và tạo ra tri thức tiềm ẩn
2. Sự hoàn thiện: Quá trình nối kết các tri thức tiềm ẩn thành các khái niệm rõ ràng
3. Kết hợp: Quá trình phân loại và hội nhập thành các tri thức hiện hữu
4. Sự tiếp thu: Quá trình biến các tri thức hiện hữu thành tri thức tiềm ẩn
Phân biệt tri thức hiện hữu và tri thức tiềm ẩn
Tiêu thức
Tri thức hiện hữu
(Hồ sơ hóa)
Tri thức tiềm ẩn
(Bí quyết gắn liền với con người)
Đặc tính
– Dễ dàng được hệ thống hóa
– Có thể lưu trữ
– Có thể chuyển giao, truyền đạt
– Được diễn đạt và chia sẻ một cách dễ dàng
– Mang tính cá nhân
– Mang tính bối cảnh cụ thể
– Khó khăn trong việc chính thức hóa
– Rất khó khăn tiếp nhận, truyền đạt và chia sẻ
Nguồn
– Các tài liệu chỉ dẫn hoạt động
– Các chính sách và thủ tục của tổ chức
– Các báo cáo và cơ sở dữ liệu
– Các quá trình kinh doanh và truyền đạt phi chính thức.
– Các kinh nghiệm cá nhân
– Sự thấu hiểu mang tính lịch sử
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)
Nguồn: vietnambiz