Trĩ chảy máu và cách chữa bệnh trĩ chảy máu

Triệu chứng chảy máu trĩ có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ với lượng ít, hoặc chảy thành tia, thành dòng khi triệu chứng bệnh trĩ ở giai đoạn nặng. Vậy cách xử lý khi bệnh trĩ chảy máu như thế nào cho đúng cách giúp cầm máu nhanh?

1. Định nghĩa bệnh trĩ chảy máu

Bệnh trĩ là bệnh thường gặp nhất ở trực tràng hậu môn. Bệnh trĩ do hình thành những cục thịt mềm tại ống hậu môn, viền hậu môn. Những cục thịt có thể sờ thấy được hoặc có thể không.

Bệnh trĩ chảy máu và cách chữa bệnh trĩ chảy máu Bệnh trĩ chảy máu và cách chữa bệnh trĩ chảy máu
Bệnh trĩ chảy máu và cách chữa bệnh trĩ chảy máu (Ảnh: Internet)

Cục thịt này chính là búi trĩ. Búi trĩ chính là những đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn chịu những áp lực lớn từ ổ bụng nên bị căng giãn quá mức. Kích thước búi trĩ có thể tăng lên theo tiến triển nặng nề của bệnh trĩ. Búi trĩ có thể sưng tấy, bội nhiễm và lở loét nếu bị tắc nghẹt và sa xuống quá nhiều.

2. Nguyên nhân bệnh trĩ chảy máu:

  • Táo bón thường xuyên
  • Chế độ ăn uống mất cân bằng, ăn thức ăn nhanh
  • Ngồi nhiều, ít vận động, làm việc nặng nhọc
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh
  • Độ tuổi

3. Triệu chứng của bệnh trĩ chảy máu:

Chảy máu:

tình trạng chảy máu theo mức độ bệnh: ban đầu khi mới bị trĩ, chúng ta phát hiện máu ở giấy vệ sinh, hoặc nhìn vào phân thấy máu dính vào thỏi phân rắn, càng về sau khi bệnh tiến triển máu chảy thành giọt, thành tia mỗi khi đi đại tiện. Cuối cùng khối búi trĩ sa thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Sa búi trĩ

xuất hiện muộn hơn so với chảy máu, ban đầu sau khi đi đại tiện người bệnh thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt lại vào được, càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Bên cạnh triệu chứng điển hình của bệnh trĩ: chảy máu và sa búi trĩ, người bệnh còn có các triệu chứng: đau khi đi đại tiện, ngứa và ẩm ướt dịch quanh lỗ hậu môn (búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch viêm da quanh hậu môn, khiến bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ngứa, ẩm ướt hậu môn)

Xử trí ban đầu khi bị trĩ chảy máu:

+ Ngâm hậu môn trong nước muối ấm: Lấy 1 lượng muối vừa đủ pha với nước ấm, dùng để ngâm hậu môn trong khoảng từ 10-15 phút, sau đó dùng bông sạch thấm khô vùng hậu môn, và băng vùng hậu môn bị tổn thương lại.

Nước muối ấm giúp sát khuẩn, thu nhỏ các tĩnh mạch ở hậu môn rất hiệu quả.

+ Chườm đá lạnh: Lấy 1 chiếc khăn sạch, rồi cho vào đó 1 cục đá sau đó chườm nhẹ lên vùng hậu môn trong vài phút, giải pháp này giúp cầm máu nhanh.

Khi bị trĩ chảy máu xảy ra thường xuyên, bạn có thể tham khảo áp dụng ngay bài thuốc dân gian sau nhé:

Bài thuốc 1: Thành phần: lá sen, cỏ mực, ngải cứu mỗi thứ 30-40g đem rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước đem uống, phần bã đắp trực tiếp lên hậu môn giúp cầm máu.

Bài thuốc 2: Thành phần: lá huyết dụ 40g, cỏ mực 20g, lá cây sống đời 20g. Rửa sạch rồi đem sắc uống: 2 lần/ngày trước ăn.

Bài thuốc 3; Thành phần: cỏ mực 20g, củ sen khô 20g, lá trắc bá 16g. Rửa sạch, sao khô, sắc lấy nước uống:2 lần/ngày trước ăn

Theo tây y, đối với từng mức độ bệnh khác nhau mà dùng thuốc điều trị cho phù hợp.

+ Nếu bị trĩ nhẹ: Dùng thuốc dạng uống, đặt hậu môn, bôi có công dụng: sát khuẩn, kháng viêm, chống phù nề, cầm máu…Tuy nhiên dùng thuốc nào, hàm lượng bao nhiêu cần dùng theo sự hướng dẫn của các dược sỹ, bác sỹ.

+ Nếu bị trĩ nặng: Cần phải đến bệnh viện, có sự can thiệp của các phương pháp ngoại khoa, để loại bỏ tình trạng này.

5. Một số lời khuyên hữu ích khi bị trĩ chảy máu:

Với bệnh trĩ, thuốc chỉ giúp làm giảm triệu chứng tức thời: thuốc giúp giảm đau, giảm chảy máu, giảm viêm nhiễm…tuy nhiên để chữa khỏi bệnh chế độ ăn uống, làm việc của người bệnh quyết định chính. Vì chế độ ăn uống làm việc không khoa học chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh.

  • Chế độ dinh dưỡng: bổ sung chất xơ như rau, củ quả trong các bữa ăn. Ngoài ra người bị trĩ chảy máu nên dùng các sản phẩm chứa chất xơ hòa tan ví dụ: inulin, optibac xanh lá cây, natfiber, ích nhi… giúp làm mềm xốp phân, tăng kích thước khối phân, giảm táo bón. Chính việc giảm táo bón giúp cải thiện bệnh từ gốc.
  • Tăng cường vận động, hạn chế ngồi lâu tại chỗ, lưu ý: tránh đứng nhiều, ngồi xổm.
  • Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đều đặn đúng giờ, vệ sinh hậu môn bằng nước ấm hàng ngày.

Một số lưu ý trên người bệnh cần tuân thủ, nếu đã thử những cách cầm máu trên mà không cải thiện, lượng máu vẫn chảy ra nhiều, kèm theo hoa mắt chóng mặt, sốc … thì cần cấp cứu ngay để tránh hậu quả đáng tiếc.

DS Nguyễn Thị Ngọc Vui

Theo Nội khoa Việt Nam