Trĩ chảy máu có nguy hiểm hay không? Phương pháp điều trị thế nào?
Tuy nhiên, nếu không rõ nguyên nhân chảy máu hay nếu tình trạng không cải thiện trong vòng một tuần, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra. Cần lưu ý, việc tự chẩn đoán bệnh trĩ có thể không chính xác, do nhiều tình trạng sức khỏe khác như ung thư đại trực tràng và bệnh viêm ruột (IBD) cũng có các triệu chứng tương tự. Điều này có thể làm người bệnh nhầm lẫn, chủ quan, gây nguy hiểm.
Các biện pháp tại nhà
Bị trĩ chảy máu nên làm gì? Trường hợp đã được chẩn đoán mắc bệnh trĩ và bị ngứa hoặc đau, người bệnh nên nhẹ nhàng làm sạch khu vực hậu môn để giảm viêm bằng những cách như:
- Tắm kiểu ngồi (sitz bath): Đây là kiểu tắm ngâm vùng hậu môn trong nước ấm, người bệnh có thể thêm một ít muối Epsom vào nước ngâm.
- Sử dụng khăn ướt: Giấy vệ sinh có thể có bề mặt thô ráp, sần sùi gây khó chịu cho người mắc bệnh trĩ ngoại. Người bệnh có thể thay thế giấy vệ sinh bằng khăn ướt không hương liệu và không có chất kích ứng da.
- Chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh có bọc khăn và ngồi lên để giảm viêm, làm dịu khu vực hậu môn. Cần lưu ý không áp dụng biện pháp này quá 20 phút một lần.
- Tránh rặn hoặc đi đại tiện quá lâu do có thể tạo thêm áp lực lên búi trĩ.
- Sử dụng thêm thuốc không kê toa: Trĩ ra máu hay bị trĩ chảy máu nên làm gì? Bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc mỡ bôi trĩ ngoại ngoài da hoặc thuốc đặt hình viên đạn đối với trĩ nội. Các sản phẩm này không cần chỉ định từ bác sĩ nhưng chỉ sử dụng khi đã có chẩn đoán mắc bệnh trĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh nên bảo vệ hệ tiêu hóa để tránh táo bón, giảm nguy cơ kích thích búi trĩ dẫn đến tình trạng trĩ đi ngoài ra máu. Một số biện pháp có thể kể đến như:
- Uống thêm nước: Hãy tạo thói quen uống nhiều nước và thường xuyên nhằm tránh táo bón, đừng để khát mới bắt đầu uống.
- Ăn thêm thực phẩm giàu chất xơ: Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi.
- Dùng thuốc làm mềm phân: Trong trường hợp táo bón nặng, người bệnh có thể uống thuốc làm mềm phân không cần kê toa.
- Duy trì hoạt động thể chất hàng ngày: Người hoạt động thể chất thường xuyên có xu hướng ít mắc táo bón hơn.
Trĩ ra máu hay bị trĩ chảy máu nên làm gì? Lời khuyên là nếu tình trạng đi ngoài ra máu vẫn còn hoặc bạn cảm thấy khó chịu hơn sau một tuần điều trị tại nhà, hãy đến bệnh viện kiểm tra thêm.
Điều trị y khoa
Nếu đã thử các biện pháp tại nhà nhưng tình trạng không thuyên giảm, người bệnh trĩ chảy máu vẫn có thể được điều trị y khoa như phẫu thuật. Hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật điều trị bệnh trĩ được thực hiện tại phòng khám và không cần phải gây mê toàn thân, chẳng hạn như:
- Thắt gốc búi trĩ (đối với trĩ nội): Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sử dụng một dải cao su nhỏ thắt vào đáy búi trĩ. Thủ thuật này hạn chế lưu lượng máu làm cho búi trĩ teo nhỏ lại và tự rơi ra.
- Tiêm xơ búi trĩ: Bác sĩ tiến hành tiêm dung dịch thuốc vào búi trĩ để làm xơ cứng chúng. Phương pháp này thường không đau và và có kết quả tương tự như thắt gốc bằng dây cao su.
- Đốt trĩ bằng tia laser: Phương pháp này làm cho búi trĩ nội mất đi nguồn cung cấp máu, từ từ tiêu biến.
- Liệu pháp điện cao tần: Kỹ thuật này sử dụng dòng điện làm búi trĩ teo lại và rơi ra.
Nếu tình trạng trĩ chảy máu nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các biện pháp điều trị nâng cao hơn, chẳng hạn như can thiệp phẫu thuật rộng hơn. Đây cũng là phương pháp trong điều trị sa búi trĩ (tình trạng búi trĩ nội bắt đầu lòi ra khỏi hậu môn).
Búi trĩ chảy máu hay bị trĩ chảy máu nên làm gì? Thực tế là tùy theo mức độ và loại bệnh trĩ, bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp phù hợp nhất cho người bệnh.
Ngoài các kỹ thuật trên, những phương pháp dưới đây cần gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ và người bệnh có thể cần ở lại qua đêm trong bệnh viện:
- Cắt trĩ: Phẫu thuật loại bỏ trĩ này áp dụng cho trường hợp trĩ ngoại hoặc có mức độ bệnh phức tạp.
- Cắt trĩ bằng kẹp ghim: Bác sĩ phẫu thuật dùng ghim phẫu thuật treo lại búi trĩ bị sa vào trực tràng của người bệnh, thay đổi lưu lượng máu đến búi trĩ làm cho chúng teo đi. Người bệnh được gây mê toàn thân. Phẫu thuật này thường được thực hiện trong khoảng 30 phút và cần vài ngày để hồi phục.
- Thắt mạch búi trĩ: Đây là phương pháp khâu thắt mạch trĩ dưới sự hướng dẫn của siêu âm doppler có hoặc không có khâu treo niêm mạc trực tràng – hậu môn, đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước châu Âu trong điều trị bệnh trĩ. Kỹ thuật này mang lại nhiều lợi điểm như đơn giản, chắc chắn, ít gây tổn thương, ít đau sau phẫu thuật và thời gian nằm viện ngắn. Tuy nhiên, phương pháp có tỷ lệ tái phát cao. Để thực hiện thắt mạch, phẫu thuật viên sẽ đưa đầu dò siêu âm doppler vào qua đường hậu môn. Tín hiệu âm thanh từ đầu dò siêu âm cho phép định vị chính xác các tĩnh mạch búi trĩ.
Búi trĩ chảy máu: Khi nào bạn cần đến bệnh viện?
Nếu chưa chẩn đoán bệnh và thấy có máu (thường sau khi đi đại tiện), bạn nên sắp xếp đến bệnh viện kiểm tra vì chảy máu khi đi ngoài thường là dấu hiệu chung của nhiều bệnh.
Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân đi ngoài ra máu. Một kỹ thuật hỗ trợ là nội soi trực tràng trong khi an thần. Phương pháp này hỗ trợ kiểm tra để khoanh vùng những bệnh lý có thể gây ra triệu chứng chảy máu.
Ngoài ra, bạn cần thông báo cho bác sĩ những dấu hiệu khác nếu có, chẳng hạn như:
- Đi ngoài phân quá rắn hoặc lỏng, màu sắc phân thay đổi
- Thói quen đại tiện thay đổi (nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường)
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Đau hậu môn
- Sốt
- Chóng mặt, xay xẩm
- Đau bụng
- Buồn nôn hoặc nôn
Bệnh trĩ có thể gây chảy máu hậu môn nếu búi trĩ bị tổn thương. Thông thường, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, nếu thấy máu vẫn tiếp tục chảy sau khoảng một tuần thực hiện, người bệnh nên đến phòng khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và đánh giá tình trạng bệnh, từ đó có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp hơn.