Trẻ em bị ngã bầm tím bôi gì? Các loại thuốc hỗ trợ làm giảm bầm tím do ngã ở trẻ
Nuôi con không phải là một việc dễ và không phải lúc nào cũng thuận lợi. Đặc biệt là các bé còn nhỏ nên hay chạy nhảy nô đùa, ở độ tuổi biết đi biết chạy trở đi nên các va chạm té ngã là không thể tránh khỏi. Những tai nạn đó sẽ để lại những vết bầm trên cơ thể bé. Vậy phải làm sao để chữa các vết bầm tím trên cơ thể bé, trẻ em bị ngã bầm tím bôi gì? Tham khảo các loại thuốc bôi hỗ trợ làm giảm vết bầm tím sau đây.
Thành thạo 2.000+ từ & 6.000 câu tiếng anh Phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng anh Giỏi Toán – tiếng Anh theo phương pháp hiện đại Phát triển EQ & khả năng tiếng Việt
10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã giỏi tiếng Anh như người bản xứ & phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua các app của Monkey
Nội Dung Chính
Nguyên nhân hình thành các vết bầm tím do bị ngã ở trẻ em
Những vết bầm tím này xuất hiện giống như những chấn thương mô nhỏ xảy ra sau khi các mạch máu bị tổn thương khi va chạm với một chất cứng nào đó. Điều đó sẽ trở nên thường xuyên mỗi khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời hay chạy nhảy, nô đùa,… những vết bầm tím đó thường không có gì đáng lo ngại và tự lành rất nhanh nên bố mẹ có thể yên tâm.
-
Hầu hết tất cả các trẻ mới bắt đầu tập bò và tập đi thi thoảng sẽ xuất hiện những vết bầm tím trên người như vậy tại các vị trí khác nhau như ở cánh tay, ở chân và thậm chí cả vùng mặt của bé. Đối với trẻ lớn hơn, đặc biệt ở những trẻ hiếu động thì có thể có những chấn thương nhỏ thường xảy ra khi trẻ bị va đập vào đồ vật, hay khi nhào lộn,…
-
Trẻ lớn có thể thích tụ tập chơi theo nhóm nhỏ từ 2-5 bé hoặc khi ở các trung tâm trông giữ, trẻ chơi chung với nhiều bạn trẻ cùng nhóm tuổi hoặc nhỏ hơn, lớn hơn. Những vết bầm tím có thể xuất hiện do vô tình bị đồ chơi quăng quật hoặc những va đập khi trẻ nô đùa với nhau va vào thành bàn, ghế trong lớp học. Những vết bầm đó thì trở nên quen thuộc, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ nhận thấy rằng có quá nhiều vết bầm xuất hiện trên các bộ phận của trẻ thì cần được lưu ý. Đó là những dấu hiệu của những điều xấu như trẻ đã bị bắt nạt trong đám đông, trẻ va chạm với nhau dẫn tới đánh nhau… cần được ngăn chặn.
Dù nguyên nhân dẫn tới các vết bầm tím là gì đi nữa thì các vết này sẽ bắt đầu khi các mạch máu nhỏ trong mô mềm gần bề mặt da sẽ bị va đập và vỡ ra. Khi máu thấm vào da, những tổn thương đó sẽ gây vết xanh đen quen thuộc. Sau đó, khi cơ thể bé phá vỡ máu và tái hấp thu thì các vết bầm thường chuyển sang màu xanh vàng. Những vết bầm tím sẽ rõ ràng hơn trên người trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì da của trẻ lúc này rất mỏng và nhạy cảm hơn. Đối với những trẻ có nước da trắng hơn thì các vết bầm tím xuất hiện nhiều hơn, rõ ràng hơn.
Trẻ bị ngã bầm tím bôi gì? Mẹo dân gian giúp làm giảm bầm tím cho trẻ
Vậy để vết thương nhanh chóng phục hồi thì bố mẹ phải làm gì. Sau đây là những vị thuốc cực kỳ hiệu quả mà bố mẹ có thể tham khảo để giúp bé nhanh hết hơn.
Chườm đá
Đây là một trong những cách được rất nhiều người áp dụng và thành công. Hơi lạnh từ viên đá sẽ giúp ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và dây thần kinh ở vị trí bầm tím. Do đó cảm giác đau đớn ở trẻ sẽ mất đi đồng thời làm giảm bớt sự xung huyết tại chỗ bầm tím.
Để thực hiện, mẹ hãy cho đá vào một chiếc khăn rồi chườm lên vết bầm tím khoảng 20 phút. Mẹ lưu ý không chườm trực tiếp lên vết thương vì có thể khiến làn da mỏng manh của bé bị bỏng lạnh.
Chườm ấm
Đây là phương pháp làm giảm vết bầm tốt nhưng chỉ nên dùng với những người khoẻ mạnh và không bị hạ thân nhiệt. Nếu trẻ em thì bố mẹ có thể sử dụng cách này để giảm vết sưng. Những vết bầm tím này xuất hiện là do hiện tượng máu bị tụ lại. Vậy nên nếu đặt khăn ấm lên vết bầm thì sẽ khiến cho máu lưu thông dễ dàng hơn và từ đó làm tan vết máu bầm.
Mẹ có thể thực hiện bằng cách sử dụng túi chườm, chai nước ấm hay là đèn sưởi để làm ấm vùng da bị bầm tím ở mức độ vừa phải. Mẹ có thể lặp lại 2 đến 3 giờ để có kết quả tốt hơn.
Lăn trứng gà
Đây là một trong những phương pháp trị vết bầm trong dân gian được rất nhiều người áp dụng. Mỗi khi có vết thương bầm hoặc sưng tấy người ta lại luộc trứng gà lên rồi lăn qua lăn lại ở chỗ bị sưng. Cách này giúp giảm đau và làm vết sưng biến mất nhanh chóng.
Mẹ hãy luộc một vài quả trứng gà và sau đó lột vỏ, lăn trứng còn nóng cho đến khi nguội thì thay quả trứng khác, bố mẹ hãy thực hiện mỗi ngày lăn vài lần và duy trì liên tục trong vài ngày để cải thiện vết bầm.
Nha đam + Ngò tây
Hỗn hợp nước nha đam và ngò tây có tác dụng kháng sinh và kháng sinh cực tốt, giúp giảm bớt nguy cơ sưng viêm của vết thương nên chúng thường được sử dụng để đắp lên chỗ bầm tím và chỗ vết thương sưng viêm.
Cách làm rất đơn giản, mẹ dùng nha đam đã gọt vỏ, rửa sạch mủ và ngò tây đã rửa sạch cho vào máy xay và xay nhuyễn. Sau đó mẹ dùng hỗn hợp này đắp lên da bị bầm tím khoảng 3 lần/ngày là vết thương sẽ dần hết.
Dầu gió
Nếu như mật gấu khá đắt đỏ thì dầu gió là lựa chọn tuyệt vời vì giá cả vừa túi tiền lại cực kỳ hiệu quả trong việc làm giảm đau và giảm sưng ở chỗ bầm tím. So với mật gấu thì dầu gió có độ kích ứng nhẹ hơn, chỉ cảm thấy hơi nóng khi bôi vào vết thương đó. Tuy nhiên mẹ chỉ nên bôi dầu gió vào thời điểm sau khi bé bị ngã 1 đến 2 ngày vì thời điểm đầu bôi dầu gió có thể khiến bé bị chảy máu thêm.
Mẹ dùng một lượng dầu gió vừa đủ và xoa bóp nhẹ nhàng lên vết bầm tím trên da để cải thiện vết bầm tím cũng như khiến bé dễ chịu hơn.
Tỏi
Tỏi được biết đến với công dụng và các lợi ích tốt cho sức khỏe. Trong tỏi rất giàu chất chống oxy sẽ giúp kích thích lưu thông các mạch máu và làm giảm vết bầm hiệu quả. Mẹ có thể dùng nước ép tỏi rồi thoa lên vết bầm trên da để mau tan máu bầm.
Hành tây
Bên cạnh tỏi ra thì hành tây cũng là một thực phẩm cực tốt, trong hành tây giàu alliinase. Chất này là chất là chất khiến bạn bị cay mắt mỗi khi cắt hành, nhưng lại có tác dụng kích thích lưu thông máu tuyệt vời.
Mẹ có thể cắt một vài lát hành tây rồi đặt lên vết bầm tím, hành tây sẽ giúp cải thiện các vết bầm nhanh chóng.
Xem thêm: Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngã chảy máu răng
Giấm táo
Giấm táo không chỉ được dùng làm gia vị trong chế biến các món ăn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe và tính kháng viêm khá tốt nên có tác dụng tốt để làm tan máu bầm.
Mẹ nên dùng giấm táo thấm vào một chiếc bông, rồi thoa lên vết bầm tím và xoa bóp nhẹ nhàng, nên thực hiện khoảng 3 lần 1 ngày để thấy sự cải thiện rõ rệt.
Khoai tây
Trong củ khoai tây chứa một loại enzyme có tên là catalase, đây là một loại enzyme giúp hỗ trợ phục hồi tế bào nhanh chóng. Chính vì vậy, bố mẹ có thể dùng khoai tây để làm tan vết bầm và vết sưng trên vết thương bị ngã của trẻ.
Mẹ hãy cắt nửa củ khoai tây rồi dùng mặt cắt đặt trực tiếp lên vết bầm trong ít nhất 5 phút để giảm đau và giảm viêm. Duy trì thực hiện 3 đến 4 lần 1 ngày đến khi vết bầm được giảm bớt.
Muối
Muối trước nay luôn được biết đến là một loại gia vị có tính kháng khuẩn cao nên có nhiều lợi ích với sức khỏe. Bố mẹ sử dụng muối khi thoa lên vết bầm sẽ giúp giảm viêm tấy, hấp thụ dịch nội bào.
Mẹ hãy hòa tan vài muỗng muối hòa vào 1 cốc nước ấm nóng, rồi dùng bông thấm nước muối, vắt bớt nước đi và thoa lên vùng da bị bầm tím của bé, thực hiện vài lần mỗi ngày để có hiệu quả.
Nghệ
Củ nghệ tươi lâu nay luôn được biết đến là một loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất cực kỳ hiệu quả trong việc làm tan vết bầm, giúp da không để lại sẹo.
Để làm giảm vết bằng bằng nghệ, bố mẹ hãy đem củ gừng đi rửa sạch, gọt bỏ vỏ và giã nhuyễn. Sau đó thêm vào một ít phèn chua và trộn đều. Mẹ dùng hỗn hợp này thấm lên vết bầm mỗi ngày sẽ thấy tình trạng vết bầm suy giảm.
Những loại thuốc giúp làm tan bầm tím do bị ngã cho trẻ
Ngoài những mẹo dân gian ra thì thuốc bôi cũng là một trong những yếu tố khiến cho vết thương của bé nhanh lành hơn. Bố mẹ hãy tham khảo một số loại thuốc dưới đây:
Dermafirm B Cream
Công dụng: Kem có tác dụng làm bền thành mạch, nhanh chóng làm lành vết thương, giảm thâm tím và giảm đỏ da và thâm quầng da. Cung cấp dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của bé và tăng mật độ biểu bì, giúp da săn chắc và khỏe mạnh hơn.
Cách sử dụng đơn giản: Mẹ hãy thoa lên vết thương của bé 2 lần 1 ngày trên vết thương đã được làm sạch để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Kem bôi Kobayashi
Công dụng: Đây là loại thuốc làm giảm bầm tím cho trẻ có nguồn gốc từ Nhật Bản, là sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng nên bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Thuốc có tác dụng điều trị chảy máu bên trong và có thể khắc phục tình trạng chảy máu khó lưu thông do da bị va đập. Từ gió giúp máu tụ tan nhanh và cho làn da hết bầm tím.
Cách sử dụng đơn giản: Thoa một lớp kem nhỏ lên vết bầm, hiệu quả thấy rõ nhất là sau 72 giờ. Những vết thương lớn hơn thì cần có thời gian lâu hơn để làm da phục hồi.
Kem bôi Hirudoid
Công dụng: Thuốc có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, có khả năng điều trị vết bầm tím do vỡ mao mạch máu dưới da, chữa lành cho vết thâm sẹo bằng cách đẩy nhanh quá trình tái tạo và phục hồi da. Ngoài ra, kem cải thiện khả năng giữ ẩm cho da bằng cách tăng hàm lượng axit hyaluronic, tăng tốc độ hấp thụ các vết thâm giúp da trở lại trạng thái bình thường.
Cách sử dụng rất đơn giản: Thoa thuốc ít nhất 1 đến 2 lần một ngày, tối đa 4 ngày 1 tuần lên vùng da thâm tím. Mát xa nhẹ nhàng để thuốc thấm điều. Lưu ý thuốc chỉ dùng cho bé lớn hơn 5 tuổi.
Kem bôi mật gấu Zhyvokost
Công dụng: Thuốc có chiết xuất từ lâu được biết đến với tác dụng làm tan máu tụ, giảm đau do va đập bầm tím, kháng viêm và còn sát trùng, giúp phục hồi cho vết thương bị bầm tím. Thành phần hoa phi yến có trong thuốc có thể chống viêm, giảm đau, tăng khả năng phục hồi lại vết thương và vết loét.
Cách sử dụng đơn giản: Thoa 1 lượng kem nhỏ vào vết đau hoặc vết bầm và mát xa nhẹ nhàng. Sử dụng 2 đến 3 lần 1 ngày và thời gian tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương.
Thuốc tan máu bầm Arnigel
Công dụng: Thuốc có xuất sức từ Pháp, được dùng để điều trị vết bềm tím cho bé khi vui chơi không may bị té ngã, trị vết thương do va đập. Ngoài ra giúp giảm đau, giảm sưng tấy và tan máu bầm nhanh chóng. Chỉ cần bôi một lớp mỏng là sẽ giúp bé bớt đau ngay.
Cách sử dụng rất đơn giản: Thoa thuốc lên vết bầm càng sớm càng tốt, mát xa nhẹ nhàng cho gel thấm và sử dụng 1 đến 2 lần 1 ngày.
Kem thoa tan máu bầm Skigen International Bruise Md
Công dụng: Sản phẩm này có hiệu quả nhanh trong việc khắc phục các vết bầm tụ máu, làm dịu vùng bị bầm và làm mát các vùng xung quanh vết bầm của bé. Giúp mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho bé. Bố mẹ yên tâm sản phẩm đã được kiểm định chặt chẽ và chứng nhận về chất lượng cũng như độ an toàn khi sử dụng với trẻ nhỏ.
Cách sử dụng đơn giản: Thoa kem lên vùng da bị tụ máu và mát xa nhẹ nhàng để kem thẩm thấu vào vết thương.
Thuốc bôi tan vết bầm tím Postopix Cream
Công dụng: Postopix Cream là giải pháp kịp thời khi trẻ bị thương, xuất hiện những vết bầm tím. Nhờ có đặc tính chống viêm và giảm tụ máu, thuốc sẽ giảm sưng, tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy quá trình tái tạo mô. Từ đó tăng tốc độ hấp thụ chất giảm vết bầm giúp làn da trở lại bình thường
Cách sử dụng đơn giản: Thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị ảnh hưởng và thoa nhẹ nhàng để kem thấm vào da. Sử dụng 1 ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối cho đến khi hết bầm.
Kem bôi tan bầm tím và giảm sưng Oronine
Công dụng: Oronine là thuốc tan máu bầm cho trẻ em chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên an toàn và lành tính. Kem giúp làm tan nhanh các vết bầm tím, máu tụ dưới da do va đập, tai nạn,… Kem Oronine mang lại hiệu quả cao đối với các vết bầm tím lâu tan tại vùng mặt, bắp chân, mông hay cánh tay. Hơn nữa thuốc còn được dùng để làm dịu các vết thương đang trong tình trạng sưng tấy như nổi mụn nhọt, bỏng nhẹ, trầy xước…
Cách sử dụng đơn giản: Thoa thuốc lên vùng da sưng tấy đã được làm sạch. Lưu ý không để kem dính lên mắt bé.
Những lưu ý khi chọn mua và sử dụng thuốc bôi tan máu bầm cho trẻ
Để thuốc phát huy công dụng tốt nhất và vết thương phục hồi nhanh nhất thì bố mẹ hãy lưu ý một số điều sau đây:
-
Sử dụng đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tuân theo chỉ định của bác sĩ
-
Làm sạch vùng da bị sưng tấy, bầm tím trước khi thoa thuốc và vệ sinh tay sạch sẽ để tránh lây lan vi khuẩn
-
Chỉ thoa một lớp mỏng đủ bao phủ vết máu bầm, không nên bôi quá dày vừa lãng phí, vừa không làm tăng hiệu quả khi da không hấp thụ hết sản phẩm
-
Với loại thuốc tan máu bầm cho bé không sử dụng được cho vùng mắt cần tránh để thuốc dính vào mắt gây nguy hiểm
-
Mua thuốc ở những cửa hàng thuốc tây uy tín để tránh mua phải hàng giả hàng nhái. Ảnh hưởng đến vết thương của bé.
Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện
Nếu vết ngã bầm tím của bé là do ngã từ trên ghế dài xuống hay bất cứ tai nạn thương tích nào thì bố mẹ hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn và để họ có thể kiểm tra vết thương một cách rõ ràng hơn. Ngoài ra khi thấy một số dấu hiệu dưới đây, bố mẹ có thể nhanh đưa bé tới các cơ sở thăm khám để được kiểm tra:
-
Vết bầm tím không mờ đi sau 14 ngày: Sau khi bố mẹ đã sử dụng các phương pháp chườm lạnh, chườm đậu, ngô,… trong thời gian 48 tiếng nhưng vết bầm vẫn không có dấu hiệu mờ đi thì bố mẹ hãy đưa bé đi bệnh viện để được xử lý kịp thời.
-
Bé bị va chạm ở vùng đầu và có những vết bầm tím au tai hoặc là các dấu hiệu của chấn thương sọ não. Những chấn thương vùng đầu là một trong những chấn thương nguy hiểm mà các bậc phụ huynh không nên chủ quan. Nếu trẻ có những dấu hiệu như quấy khóc, buồn nôn, ngủ li bì sau tai nạn thì bố mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở ý tế ở gần ngay.
-
Cảm giác đau của trẻ ngày càng nhiều hơn sau 24 giờ.
-
Có những vết bầm trên các khớp lớn như khớp gối, mắt cá tay nhân, khuỷu tay,… các khớp dụng dụng nhiều, khó cử động.
-
Có vết cắt hoặc trầy xước và có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như chảy mủ, sốt hoặc đau, sưng tấy,…
-
Rất thường nếu vết bầm tím của trẻ lớn do chấn thương ở vùng lưng dưới thì bố mẹ nên nói chuyện với các bác sĩ và có thể cho trẻ xét nghiệm nước tiểu, máu vì đây có thể là dấu hiệu của bé khi thận hoặc các cơ quan khác của trẻ đang bị thương.
Bài viết trên đây đã tổng hợp đầy đủ những thông tin về trẻ em bị ngã bầm tím bôi gì. Hy vọng với những kiến thức mà Monkey chia sẻ, bố mẹ sẽ biết cách xử lý tình huống khi gặp phải tai nạn này trong cuộc sống. Đừng quên theo dõi Monkey để được biết thêm nhiều thông tin bổ ích về nuôi dạy trẻ.