Trẻ bị viêm amidan: Triệu chứng và cách điều trị dứt điểm bố mẹ cần biết
Nội Dung Chính
Trẻ bị viêm amidan: Triệu chứng và cách điều trị dứt điểm bố mẹ cần biết
Viêm amidan là một trong những bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị viêm amidan, bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hay vào mùa lạnh. Để có thể phát hiện sớm và điều trị dứt điểm, ngừa tái phát bệnh cho trẻ, bố mẹ hãy tham khảo ngay những kiến thức hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh viêm amidan là gì?
Amidan là một bộ phận nằm ở phía sau của cổ họng, nơi giao giữa đường thở và đường tiêu hóa, có chức năng bảo vệ cơ thể. Amidan sẽ tiết ra các kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn, virus khi chúng xâm nhập vào đường thở và gây hại cho sức khỏe.
Sự khác nhau giữa amidan bình thường và amidan bị viêm
Những nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ nhỏ
Do yếu tố thời tiết
Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, do đó khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là chuyển từ nóng sang lạnh, trẻ thường không kịp thích ứng, hệ hô hấp của trẻ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn. Và khi đó, amidan hoàn toàn có thể bị vi khuẩn tấn công gây tổn thương, sưng tấy.
Do cấu trúc của amidan
Amidan nằm ở vị trí giao giữa đường thở và đường tiêu hóa, do đó rất dễ tiết xúc với các yếu tố gây bệnh. Mặt khác, amidan vốn có cấu trúc khe hốc nên trong quá trình ăn uống thức ăn rất dễ mắc lại, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn (Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A), Hemophilus Influenza…), virus (Enterovirus, Adenoviruses, Epstein-barr, Parainfluenza,…) gây bệnh phát triển.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ không đúng cách
Vệ sinh răng miệng cho trẻ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ và sau mỗi bữa ăn là điều cần thiết. Bố mẹ nhớ nhé, không vệ sinh sạch sẽ vùng họng cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ.
Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm amidan
Triệu chứng viêm amidan thường khá giống với triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp khác, dễ khiến bố mẹ bị nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai cách. Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng sau, bố mẹ hãy nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị viêm amidan:
- Trẻ sốt cao có thể lên tới 39 – 40°C, người mệt mỏi, uể oải, thường xuyên quấy khóc.
Trẻ sốt cao có thể lên tới 39 – 40°C
- Amidan sưng to, niêm mạc họng tấy đỏ, phù nề, đôi khi kèm theo các chấm mủ, gây đau đớn.
- Trẻ có thể bị nổi hạch ở cạnh hàm.
- Do amidan phì đại bất thường, gây cản trở đường hô hấp nên có thể khiến trẻ khó thở hoặc thở bằng cả miệng, hơi thở gấp, thở khò khè,…
- Trẻ nuốt vướng, nuốt đau, bỏ ăn, lười ăn.
- Xuất hiện những cơn ho, có thể là ho khan hoặc ho có đờm. Ho nhiều khiến trẻ bị khàn giọng, thậm chí mất giọng.
- Hơi thở của trẻ có mùi hôi, miệng khô.
Viêm amidan ở trẻ có nguy hiểm không?
Bố mẹ lưu ý nhé, trẻ nhỏ bị viêm amidan nếu không được chữa trị kịp thời, dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ, đặc biệt nếu để lâu ngày sẽ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khôn lường:
- Viêm amidan nếu để lâu không điều trị sẽ biến chứng thành viêm xơ teo – nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về tai – mũi – họng.
- Nếu trẻ bị viêm amidan do liên cầu khuẩn B tan huyết nhóm A gây nên thì vô cùng nguy hiểm. Đó là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về viêm cơ tim, viêm khớp cấp, viêm cầu thận. Lúc này cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan.
Nếu bố mẹ lơ là, viêm amidan có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ
Có nên cắt amidan cho trẻ không?
Câu hỏi trên là băn khoăn chung của nhiều ông bố, bà mẹ. Câu trả lời là “không nên” bố mẹ nhé!
- Amidan chính là một tổ chức miễn dịch bảo vệ cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Do đó nếu trẻ phát triển bình thường, amidan trắng hồng và không bị viêm mãn tính, tái phát thường xuyên thì không nên cắt amidan cho trẻ.
- Nhiều bố mẹ đang lầm tưởng cắt amidan trẻ sẽ lớn nhanh hơn. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.
- Chỉ nên cắt amidan khi mức độ bệnh mãn tính tái phát nhiều lần với mức độ ngày càng nghiêm trọng hoặc trong trường hợp bệnh có nguy cơ cao biến chứng sang những bệnh lý nguy hiểm khác.
- Việc chỉ định tiến hành cắt amidan phải được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng và trẻ cần được khám lâm sàng kỹ lưỡng trước khi quyết định phẫu thuật cắt amidan.
Cách điều trị viêm amidan ở trẻ nhỏ
Việc điều trị giúp làm giảm các dấu hiệu, triệu chứng viêm amidan ở trẻ đồng thời cũng có thể làm giảm số lần trẻ bị tái phát bệnh.
Thông thường, trẻ thường được kê đơn điều trị viêm amidan bằng các loại thuốc sau:
- Acetaminophen giúp làm giảm đau và hạ sốt.
- Thuốc chống viêm không steroid như ibuproden giúp giảm sưng, đau và sốt.
- Thuốc kháng sinh giúp điều trị nhiễm khuẩn.
Bố mẹ lưu ý khi sử dụng thuốc để điều trị viêm amidan ở trẻ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh việc bố mẹ tự “bắt bệnh”, “bốc thuốc kê đơn” cho trẻ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong và sau điều trị là điều cần thiết bố mẹ chớ bỏ qua:
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp kích thích vị giác của trẻ trong những ngày trẻ bị ốm, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, bố mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ các thành phần vitamin, khoáng chất và các axit amin thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cốm NutriBaby Plus chính là sự lựa chọn ưu việt trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược Hoàng kỳ, Diếp cá với nhóm chất Kẽm, Thymomodulin, Lysine, Taurin, NutriBaby Plus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp như chảy nước mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho rát họng, hay ốm vặt,… Với “trợ thủ” đắc lực NutriBaby Plus, bố mẹ sẽ yên tâm hơn rất nhiều về sức đề kháng của trẻ, nhất là mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
Cốm NutriBaby Plus giúp giảm các triệu chứng viêm họng, viêm amidan, ho rát họng,…
- Khuyến khích bé ăn uống bằng cách chế biến những món lỏng, mềm, dễ nuốt (cháo, súp,…).
- Cho trẻ uống đủ nước để tránh mất nước. Nên cho trẻ uống nước ấm để bảo vệ vùng họng.
- Với trẻ đang bú mẹ, nên cho trẻ bú nhiều cữ hơn trong ngày. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp các kháng thể tự nhiên giúp trẻ nâng cao sức đề kháng tốt nhất, nhất là khi trẻ bị ốm.
- Không cho trẻ ăn các đồ ăn lạnh như kem, sữa chua, trái cây… vừa lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh; các đồ ăn cay nóng có ớt, hành, tỏi, tiêu,…; các đồ ăn khô, cứng,…
- Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường sức đề kháng.
- Khi trẻ có biểu hiện sốt, bố mẹ hãy dùng cặp nhiệt độ để kiểm tra thân nhiệt của trẻ. Nếu trẻ sốt dưới 38°C thì chỉ cần dùng khăn ấm chườm trán để hạ nhiệt. Với trường hợp trẻ sốt trên 38°C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Khi trẻ bị sốt, cần theo dõi thường xuyên thân nhiệt của trẻ
- Cho bé súc miệng bằng nước muối ấm, đặc biệt là sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ vừa giúp vệ sinh sạch sẽ vùng họng vừa giúp làm dịu những cơn đau khó chịu. Với trẻ lớn, bố mẹ chú ý đừng quên cho trẻ đánh răng đều đặn ngày 2 lần sáng – tối.
- Chú ý cho trẻ nằm ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ. Vào mùa đông, cần giữ ấm cổ và lòng bàn tay chân, ngực cho trẻ. Vào mùa hè, khi cho trẻ nằm phòng điều hòa, nhiệt độ phòng phù hợp với trẻ là 25 – 28°C, tránh để hướng gió điều hòa thổi trực tiếp về phía trẻ.
Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm NutriBaby Plus hoặc tình trạng bệnh của trẻ, bố mẹ có thể liên hệ qua số tổng đài 18001006 (miễn cước gọi) hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.
Xem thêm:
>>> Con còi dí, viêm amidan lai rai quanh năm bỗng dứt ốm chỉ với mẹo “nhỏ nhưng có võ” của mẹ
>>> Cách chăm sóc và điều trị viêm họng cấp cho trẻ tại nhà
>>> Chuyên gia mách mẹ cách chữa viêm mũi cho trẻ đúng cách, an toàn và hiệu quả
>>> Trẻ ăn không hấp thu: Hiểu nguyên nhân và điều trị “trúng đích”