Trẻ bị rụng tóc vành khăn có phải là dấu hiệu đáng lo ngại?

Rụng tóc vành khăn ở trẻ là vấn đề luôn khiến các bậc phụ huynh lo lắng, đặc biệt đối với những bố mẹ trẻ mới sinh con đầu lòng chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con. Vậy nguyên nhân xảy ra tình trạng này là gì, rụng tóc vành khăn có nguy hiểm không và cách chữa trị dứt điểm như thế nào? Tất cả thắc mắc của bố mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ở trẻ

Theo nghiên cứu của Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (APP), hầu hết trẻ em đều xuất hiện tình trạng rụng tóc, đặc biệt là vị trí phía sau gáy tạo thành hình vành khăn. Người ta thường gọi là chứng rụng tóc vành khăn.

Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh hoặc các bé từ 3-12 tháng tuổi được coi là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên nếu trẻ gặp tình trạng rụng tóc vành khăn đi kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác, bố mẹ có thể cần phải đặc biệt lưu ý để có các biện pháp khắc phục kịp thời.

Nếu không chắc chắn về tình trạng rụng tóc vành khăn của trẻ, bố mẹ có thể tham gia vào cộng đồng Thông sữa – Kích sữa bằng tình yêu để được các chuyên gia giàu kinh nghiệm chẩn đoán hoàn toàn Miễn Phí cho bé nhé.

Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng rụng tóc vành khăn của trẻ:

1. Bé bị rụng tóc hình vành khăn do thiếu chất

Mặc dù tỷ lệ bé bị rụng tóc vành khăn do thiếu chất chỉ chiếm khoảng 15% nhưng bố mẹ không nên chủ quan. Bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo trẻ đang bị còi xương, suy dinh dưỡng và thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng như Vitamin D, Canxi, Kẽm,…

Với trường hợp này, mẹ phải tìm cách “bù đắp” hàm lượng vi chất thiết yếu cho con bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung canxi. Tuy nhiên, tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng thuốc mà cần sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm.

Nếu nồng độ canxi của bé bình thường, có thể tình trạng rụng tóc vành khăn của trẻ bắt nguồn từ những nguyên nhân tiếp theo dưới đây.

2. Tư thế nằm ngủ của trẻ làm tóc rụng hình vành khăn

Thông thường, bố mẹ sẽ cố định tư thế ngủ của con bằng cách chèn gối để tránh bị giật mình hay lăn, lật nguy hiểm. Điều này vô tình làm cho bé bị giữ nguyên một tư thế nhất định trong thời gian dài, phổ biến là nằm ngửa.

Khi da dầu của bé tiếp xúc quá lâu với mặt gối sẽ gây cọ xát, đồng thời gây bít tắc các nang tóc khiến tóc bị rụng và khó mọc hơn. Nếu bé rụng tóc hình vành khăn do nguyên nhân này thì bố mẹ có thể yên tâm, về sau khi bé lớn hơn và thay đổi tư thế nằm thường xuyên thì tóc sẽ dần mọc lại.

3. Trẻ bị rụng tóc vành khăn do nấm da đầu

Trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm, tình trạng nấm da, dị ứng là điều có thể xảy ra thường xuyên. Nếu trẻ bị nấm da đầu hoặc nhiễm trùng nấm men cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rụng tóc vành khăn. Trong trường hợp này rụng tóc sẽ đi kèm với vảy có màu xám, hoặc mẹ sẽ quan sát thây mụn mủ ở vùng da đầu bị nấm của bé.

Nếu bé bị rụng tóc vành khăn do nấm, mẹ không nên tự ý cho bé bôi hay uống thuốc mà không có chỉ định. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia bằng cách tham gia hội Thông sữa – Kích sữa bằng tình yêu để được thăm khám hoàn toàn Miễn Phí.

Trẻ bị rụng tóc vành khăn có nguy hiểm không?

Thực tế tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm, tuy nhiên có thể những trẻ bị rụng tóc vành khăn sẽ có thể trạng kém hơn so với những bé cùng lứa tuổi. Nếu rụng tóc vành khăn là biểu hiện của thiếu chất, thiếu canxi sẽ kéo theo các hoạt động như lẫy, bò, mọc răng sẽ chậm hơn bình thường.

Như đã đề cập ở trên, nếu rụng tóc vành khăn là biểu hiện của thiếu chất, đồng nghĩa với bé đang thiếu các dưỡng chất chủ yếu như canxi, đặc biệt là vitamin D. Lúc này bố mẹ cần thực hiện bổ sung cho con những chất dinh dưỡng cần thiết một cách phù hợp để quá trình phát triển của con không bị ảnh hưởng.

Những biểu hiện bất thường của trẻ rụng tóc vành khăn dẫn tới tình trạng chậm lớn, còi xương của trẻ mà bố mẹ cần đặc biệt chú ý như:

  • Thường quấy khóc không rõ nguyên nhân, nhất là buổi đêm.

  • Tối ngủ hay giật mình và đổ mồ hôi trộm nhiều.

  • Sờ vào phần đỉnh đầu thấy mềm, tốc độ phập phồng theo nhịp thở chậm.

  • Đầu bị bẹp bất thường.

  • Chậm mọc răng, chậm bò, chậm đi hơn bình thường.

  • Bị táo bón thường xuyên.

Cách chữa rụng tóc vành khăn ở trẻ hiệu quả nhất!

Điều đầu tiên bố mẹ cần làm khi tìm cách chữa rụng tóc vành khăn cho con là hiểu rõ nguyên nhân. Có thể tự quan sát hoặc thăm hỏi ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm để tăng độ chính xác, từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

Phát hiện tình trạng rụng tóc vành khăn do thiếu chất ở trẻ để sớm có những cách khắc phục kịp thời, đảm bảo cho sự phát triển bình thường của con, đặc biệt là những trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn.

Đối với những trẻ đang bú mẹ, trước hết mẹ cần đảm bảo bản thân có được một lượng sữa đủ với nhu cầu của con, là điều kiện cần trước khi điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao chất lượng sữa, cũng là bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho con.

Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng ít sữa, sữa loãng và không đủ dinh dưỡng dẫn tới con thiếu chất, rụng tóc vành khăn hãy tham gia nhóm Thông sữa – Kích sữa bằng tình yêu để được hướng dẫn Cách Kích sữa theo khoa học và nhận thực đơn dinh dưỡng Miễn Phí dành riêng cho những mẹ ít sữa, sữa không đủ dinh dưỡng có con bị rụng tóc vành khăn nhé.

Nếu bé đã lớn và bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy bổ sung các nhóm chất bằng các món ăn khác nhau cho con để con nhận được đủ dinh dưỡng cho sự phát triển, giảm tình trạng rụng tóc vành khăn, cũng như tình trạng còi xương, thiếu chất.

Tại cộng đồng Thông sữa – Kích sữa bằng tình yêu có các chuyên gia dinh dưỡng luôn sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp thực đơn ăn dặm Miễn Phí phù hợp với thể trạng của riêng từng bé, đặc biệt với những bé thiếu dinh dưỡng, còi xương.

Ngoài ra, muốn làm giảm tình trạng bé bị rụng tóc vành khăn mẹ hãy tập thói quen thay đổi tư thế nằm cho con thường xuyên. Đồng thời tắm nắng cũng là một trong những cách rất hiệu quả để con giảm rụng tóc qua việc hấp thụ vitamin D tự nhiên từ ánh mặt trời. 

Tuy nhiên mẹ cần lưu ý tắm nắng một cách hợp lý bởi giờ tắm nắng có sự khác nhau giữa các mùa, đặc biệt đối với các mẹ ở miền Bắc đang vào giai đoạn mùa đông này. Để nhận tài liệu hướng dẫn tắm nắng phù hợp cho bé, mẹ hãy tham gia hội Thông sữa – Kích sữa bằng tình yêu ngay tại đây.

Rụng tóc vành khăn thường là dấu hiệu sinh lý tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là “tiếng chuông” báo động bé đang bị còi xương, suy dinh dưỡng. Để đảm bảo sự phát triển của con, tốt nhất bố mẹ nên thăm hỏi ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành để tìm được phương pháp xử lý kịp thời, hiệu quả nhất.